Văn 11 so sánh nguyên tác và bản dịch của bài Chiều tối

Oralie

Học sinh
Thành viên
17 Tháng ba 2022
16
74
31
16
Thanh Hóa
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy:

Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.

Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô” cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý.

Câu thơ thứ ba trong bản dịch nghĩa là “Thiếu nữ xóm núi xay ngô” còn trong bản dịch thơ được dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ “tối” thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối.

Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác.

nx chung : tác giả dịch đã bám sát nội dung

câu 1 đủ nghĩa

câu 2 phần dịch nghĩa đã thiếu đi nghĩa của chữ “cô”, “mạn mạn”

cô : cô đơn, lẻ loi

mạn mạn: ung dung, tự tại, phong thái nhàn nhã

khi dịch nghĩa đã thiếu đi sự cô đơn nhưng có phần ung dung thư thái của đám mây. còn phần phiên âm vẫn mang ý nghĩa về việc đám mây đang lững thững trôi trong sự cô đơn lẻ loi. phần phiên âm đã tô đậm lên được nét đơn xơ, giản dị, đôi phần cô đơn nơi núi rừng

câu 3 phiên âm dùng thiếu nữ ; dịch nghĩa dùng cô em

phiên âm k có chữ tối; dịch nghĩa thêm chữ tối

phần phiên âm đã nhấn mạnh lên được hình ảnh 1 thiếu nữ trẻ mạnh khỏe, say ngô với nhịp chuyển liên hoàn

câu 4 lò than rực hồng thể hiện sự luân chuyển của thời gian từ tối đến sáng

Tất cả đã tạo thành bức tranh thiên nhiên giản dị đơn xơ cùng những ng dân tháo vát, khỏe mạnh. đồng thời cũng thấy đc sự bao dung từ tác giả. một ng tù mang tình yêu bao la k biên giới, với cách nhìn đầy trân trọng như yêu người VN
 
Top Bottom