Hóa So sánh m kim loại ban đầu với m chất rắn thu được sau phản ứng

thaonguyen25

Học sinh tiến bộ
Thành viên
22 Tháng ba 2013
2,641
52
259
24
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 10,72 g hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng với 500ml dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex]. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,84g chất rắn A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 12,8 g chất rắn.
Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol/l của dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex]

Bài này giáo viên của mình gợi ý là có 5 trường hợp, nhưng mình vẫn chịu không làm được. Các bạn giúp mình với, mình cảm ơn nhiều nhé!
 

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
22
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
Cho 10,72 g hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng với 500ml dung dịch
png.latex
. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,84g chất rắn A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 12,8 g chất rắn.
Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol/l của dung dịch
png.latex
a) Chứng minh B không phải hoàn toàn là Ag
Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe và Cu trong 10,72 gam hỗn hợp
Fe + 2AgNO3 ---> Fe(NO3)2 + 2Ag (1)
Cu + 2AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2Ag (2)
Giả sử Fe và Cu tan hết trong dd AgNO3. ---> số mol Ag = 2(a + b)
Theo đề khối lượng hỗn hợp kim loại : 56a + 64b = 10,72
Vì a, b > 0 nên 64(a + b) > 56a + 64b => 64 (a + b) > 10,72
 (a + b) > 0,1675 do đó 2(a + b) > 2. 0,1675
Khối lượng Ag = 108.2 (a + b) > 108. 2. 0,1675 = 36,18 (g) > 35,84 (g)
Như vậy Fe và Cu chưa tan hết => Trong B không phải chỉ có Ag
Vì tính khử của Fe > Cu nên Fe p/ư trước rồi mới đến Cu, sẽ có 2 trường hợp:
*TH 1: rắn B còn dư Fe và Cu còn nguyên (chưa p/ư)
Gọi x là số mol Fe tham gia p/ư với dd AgNO3 ở (1)
Cứ 1 mol Fe p/ư khối lượng rắn B tăng: 2.108 – 56 = 160 (g)
Vậy x mol Fe p/ư ------------------------ 160x (g) = 35,84 – 10,72 = 25,12 (g)
 x = 0,157 (mol) = số mol Fe(NO3)2.
Khi cho dd A + NaOH dư:
Fe(NO3)2 + 2NaOH ---> Fe(OH)2(rắn) + 2NaNO3
4Fe(OH)2 + O2 ---> 2Fe2O3 + 4H2O (viết gộp của 2 p/ư đó bạn)
=> Số mol Fe2O3 = ½ số mol Fe(OH)2 = ½ số mol Fe(NO3)2 = 0,0785 (mol)
=> Khối lượng rắn Fe2O3 = 0,0875. 160 = 12,56 (g) < 12,8 (g)
Vậy trong B sắt hết, Cu còn.
*TH 2: Trong rắn B còn Cu.
Theo câu a) số mol Fe là a (mol), số mol Cu là b (mol).
Gọi số mol Cu tham gia p/ư với AgNO3 ở (2) là y mol
Dung dịch A gồm: a mol Fe(NO3)2 và y mol Cu(NO3)2
Rắn B có: (2a + 2y) mol Ag và (b- y) mol Cu dư.
Sơ đồ hợp thức của dung dịch A…….
Fe(NO3)2 ---> Fe(OH)2 ----> ½ Fe2O3
a mol………...a mol ……….0,5 a mol
Cu(NO3)2 ---> Cu(OH)2 ----> CuO
y mol ………...y mol ……….y mol
Ta có hệ PT:
56a + 64b = 10,72 (khối lượng hỗn hợp Fe, Cu)
108(2a + 2y) + 64(b – y) = 35,84 ( khối lượng rắn B)
0,5a.160 + 80y = 12,8 (rắn sau khi nung kết tủa)
Giải hệ PT trên ta được: a = 0,1 ; b = 0,08 , y = 0,06
(vì đặt phép tính không tiện, bạn thế số rồi tính nhé)
=> %Fe = 52,2% ; %Cu = 47,8%
*Tính nồng độ mol dd AgNO3 ban đầu:
Ta có số mol AgNO3 = 2(a+ y) = 2(0,1 + 0,06) = 0,32 (mol)
=> CM (AgNO3) = 0,32 : 0,5 = 0,64M
 
Top Bottom