Cả hai đám tang đều là những sự kiện (những tính huống) hết sức đặc sắc trong tác phẩm. Lẽ thường, đám tang phải thể hiện sự thương tiếc, tình gắn bó, nỗi đau mất mát... nghĩa là những tình người, đạo lý, đạo đức xã hội. Nhưng ở đây, chính tình huống đó là "liều thuốc thử", là nơi sự giả dối, ích kỉ của con người được bộc lộ rõ nhất, bản chất đạo đức giả bị bóc trần. Nó góp phần cất lên tiếng nói tố cáo sự băng hoại, xuống cấp của đạo đức xã hội, sự ích kỉ, nhẫn tâm và vô cảm, giả dối của con người.
Như bạn Thaodinh đã nói, 2 đám tang mang hai dáng vẻ hoàn toàn khác nhau: Về âm thanh, hình sắc, số người tham gia, không khí, các nghi thức....Một bên âm thầm, vắng vẻ, tẻ nhạt, lặng lẽ, giảm tối đa các nghi thức tốn kém không cần thiết. Một bên ồn ào, khoa trương, bày vẽ đủ trò nhố nhăng, đủ thức nghi thức. Hai đám tang cũng được viết dưới những thủ pháp nghệ thuật khác nhau: cùng miêu tả hiện thực nhưng Vũ trọng Phụng dùng bút pháp trào phúng tạo ra tiếng cười châm biếm sâu sắc.