trả lời như bạn thì thôi xem đáp án sướng hơn. Mong bạn giải thích kĩ dùm!
Bạn bình tĩnh, thật ra hoan1793 sử dụng công thức.
[TEX]\frac{r.(r+1)}{2}[/TEX] với [TEX]r=r_1 . r_2 . .... r_n[/TEX], mỗi giá trị [TEX]r_i[/TEX] là số alen của mỗi gen cùng nằm trên 1 NST của cặp tương đồng.
Với cặp XX ta hoàn toàn có thể dùng công thức này.
Với cặp XY ta sẽ có [TEX]r . R[/TEX] (với R tương tự như giá trị r nhưng với các gen trên Y)
Nếu kiến thức tổ hợp xác suất bạn vững thì bạn có thể tự mò mẫm để chứng minh, hoặc dùng phép quy nạp, không thì viết thử những trường hợp giá trị [TEX]r_1, r_2 ... [/TEX] nhỏ.
Theo trên: r=10, R=7
XX: [TEX]\frac{10.(10+1)}{2} = 55[/TEX]
XY: [TEX]10.7 = 70[/TEX]
@linhtinh_vn: bạn cũng có cơ sở lập luận

, tuy nhiên bạn lại quên rằng có những trường hợp trùng nhau. Hãy thứ lấy ví dụ nhỏ hơn với gen A có 2 alen, gen D có 1 hoặc 2 alen rồi tự viết ra bạn sẽ thấy rõ được điều đó.