[sinh12]hic cho minh hoi voi! mình cần gấp trước chủ nhật này

H

hien_chip

Câu 1:xét 3 cặp gen phân li độc lập(Aa,Bb,Dd)quy định 3 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn.Phép lai AaBbDd x AabbDd sẽ cho số kiểu tổ hợp giao tử,số KG,số KH ở F1 lần lượt là?
A.32,27,8
B.32,18,8
C.32,18,16
D.64,27,8
Câu 2:1 cặp bố mẹ sinh 3 người con gồm 1 người có nhóm máu AB,1 người nhóm máu O.xác suất để cặp bố mẹ trên sinh 2 người con trong đó con trai có nhóm máu A,con gái có nhóm mau B là:
A.3,125
B.1,5625
C.0,25
D.0,375
Câu 3:1 cá thể mang 4 cặp gen phân li độc lập.Trong đó có 1 cặp dị hợp.KG of cá thể này có thể là 1 trong số bao nhiêu kiểu gen có thể có?
A.64
B.16
C.8
D.32
Câu 4.chiều xoắn của chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 2 là:
A.Đoạn thì cùng chiều,đoạn thì ngược chiều
B.Ngược chiều kim đồng hồ
C.1 nửa cùng chiều,1 nửa ngược chiều
D.cùng chiều kim đồng hồ
Câu 5:Nếu 1 đơn vị nhân đôi of SV nhân thực có 50 phân đoạn Ôkazaki thì số đoạn mồi cần cho việc nhân đôi chính đơn vị đó là:
A.49
B51
C.52
D.50

mình xin đưa ra kết quả.ai có thắc mắc về đap án câu nào thi hỏi nhá!để mọi người hiểu rõ hơn
 
Last edited by a moderator:
H

huy_zxz

POST đáp án sai rồi
1_B mình không hiểu nhân chia kiểu gì mà ra được 16 kiểu hình
2_C làm như anh khoai đúng rồi
3_D không phản đối
4_B ngược chiều kim đồng hồ
5_C
 
H

hien_chip

sok!hay!

Mình làm thế này nè!
câu1: (Aa x Aa)(Bb x bb)(Dd x Dd)
số kiểu tổ hợp giao tử: 4 2 4 =>32
số liểu gen : 3 2 3 =>18
số kiểu hình : 2 2 2 =>8
câu 2:P:IAIO x IBIO =>F1:1/4IAIB:1/4IAIO:1/4IBIO:1/4IOIO
bố mẹ trên sinh 2 người con trong đó có 1 trai nhóm máu A,1 gái có nhóm máu B(có thể xảy ra 2 trường hợp con trai là đầu hoặc con gái là đầu)do đó xác suất cần tìm là:
1C2.1/4.1/2.1/4.1/2=2.1/64=1/32.100%=3,125%A
câu 3:D
-Cặp gen dị hợp có thể là ở cặp 1,2,3,4
-3 cặp còn lại là đồng hợp thì có 2 khả năng(đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn)
=>số KG:1C4.2.2.2=32
cau 4:D
cùng chiều kim đồng hồ(do chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 2 xoắn theo kiểu:L-axitamin(xoắn trái) câu này dễ nhầm với chiều xoắn of ADN lắm này bà con nhỉ?tớ nghĩ anh lang chắc do nhâm chút xíu chỗ này
Ở ADN xoắn theo kiểu:D-đÊoXYrybo(C5H10O4) tức là xoắn phải ngược chiều kim đồng hồ)
câu 5:C.52
do ở sinh vật nhân chuẩn thì ADN có chiều dài rât dài nên nếu chỉ có 1 đơn vị tái bản(replicon)thì quá trình tự sao sẽ xảy ra rât chậm.Do đó trên 1 phân tử ADN có rất nhiều đơn vị tái bản sắp xếp nối yieeps nhau và trên mỗi 1 NST thì sự tái bản xảy ra ở nhiều miền khác nhau và không cùng 1 thời điểm(hơi dài dòng chút xíu)
Mỗi môt đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
Bawts đầu từ điểm khởi đầu of Replicon,enzim ADN polimeraza se cắt đứt các kiên kết hiddro of 2 chạc chữ Y theo 2 chiều ngược nhau............................
1 sợi được tổng hợp liên tục 1 sợi được tổng hợp gián đoạn tạo thành từng đoạn nhỏ gọi là okazaki.có chiều ngược với chiều di động of gen
Trước khi tổng hợp đoạn Okazaki phải có yếu tố mồi là 1 đoạn ẢN gồm khoảng 10 rNu..các rnu này có trình tự tương ứng các nu trên ADN.cÁc ARN mồi này nhằm tạo ra nhóm 3'-OH tự do làm chỗ bám cho các nu tự do.
Như vây trên mỗi chạc chư Y thì có (n+1)ARN mồi
=>trên 1 đơn vị tái bản (có 2 chạc chữ Y)CÓ:(2n+2) ARN mồi.
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

POST đáp án sai rồi
1_B mình không hiểu nhân chia kiểu gì mà ra được 16 kiểu hình
đung thiệt sory cả nha ha thank bạn vì đã nhắc nhở
 
Y

youngyoung0

1,khi ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ bình thường, cô con gái bình thường vậy cô ấy sau khi lấy 1 người chồng bình thường sẽ sinh ra một cậu con trai bình thường mình tính ra là 37,5%(cho mọi th có cũng xác suất) thế mà bọn bạn lại cứ bảo 25% hic ai giỏi sinh tính hộ mình với
không thuộc phần này nhưng mình post lun 1 thể vài câu đc ko
2, cách li địa lí có vai trò j trong ht loài mới? ngoài cách li địa lí còn những cách nào để ht loài mới
3,nêu các nguồn biến dị của quần thể theo qn của đacuyn và theo thuyết th hiện đại
4,phân tích mối quan hệ giữa việc ht đặc điểm thích nghi của cá thể và của quần thể
5,tại sao đột biến , đb là đb gen đc xem là nguồn nguyên liệu chính của tiến hóa
giúp mình nhé đc câu nào hay câu ấy
xin phép " tự chế " cái đề trên như sau :
Khi ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ bình thường, cô con gái bình thường vậy cô ấy sau khi lấy 1 người chồng mắt bệnh sinh ra một đứa con gái bình thường

1. tính xác suất người con gái lấy chồng cho con trai mắc bệnh
2. xét khả năng xảy ra của người mẹ đó


( tự sứong 1 chút , có gì nhầm lẫn mong mọi người thông cảm )
 
Last edited by a moderator:
Y

youngyoung0

tiếp 1 câu nữa nhé !!!

tự chế 1 câu tiếp theo :
Lấy cây hạt vang từ kết quả F2 của Mendel cho lai phân tích thu được F3 gồm 1000 hạt xanh .
1 tính xác suất hạt vàng phân tích là dị dợp

2.kết luận gì về lai phân tích
mình nghĩ câu này rất hay , các bạn làm thử nhé !
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

giờ thì hiền đã hiểu rùi thank bac khoai lang đã chỉ ra chỗ nhầm lẫn.mình xin khăng định chắc chăn 100% đáp án là 37,5 %.vì sao ư?hãy xem lời giải of bác ý.(bao giở cũng rườm rà nhưng lại có lợi cho những ai chưa hiểu kĩ vấn để!)

------> Hic,nghe bạn nói câu này tự nhiên tui thấy...xúc...động...đất quá :D

------> Chính xác là tui muốn như zậy :) Theo tui bài giải khi đã post lên cần phải giải thật rõ ràng chi tiết.,lập luận phải chắc chắn (trừ TH post...nhầm :p ) .Vì làm zậy sẽ không chỉ giúp cho mọi người đều hiểu rõ tại sao lại chọn đáp án đó mà quan trọng hơn là giúp những bạn chưa nằm rõ vấn đề sẽ vẫn hiểu đc .Vì đây theo tui không phải là cuộc tranh tài giữa những người học sinh học mà là sự trao đổi thảo luận để giúp nhau cùng tiến bộ.Nếu bạn post lời giải mà chỉ mình bạn hiểu tại sao lại như zậy thì...đừng nên post,vì nó giống như bạn đang khoe tài,khoe kiến thức của bạn,trong khi điều đó chẳng giúp đc gì cho người khác (lưu ý từ "bạn" tui dùng ở đây là dùng chung cho tất cả chúng ta he :p).Mặt khác việc post lời giải chi tiết sẽ giúp bạn tự ôn lại kiến thức và rèn luyện khả năng diễn đạt của bạn :D (theo tui là zậy) ,nó còn giúp những bạn khác dễ phát hiện ra bạn sai ở chỗ nào để mà góp ý sửa lại cho bạn (nếu thật sự bạn sai) :).---->lợi người,lợi mình,tội gì không làm he :D.
 
C

cukhoaithui

câu1: (Aa x Aa)(Bb x bb)(Dd x Dd)
số kiểu tổ hợp giao tử: 4 2 4 =>32
số liểu gen : 3 2 3 =>18
số kiểu hình : 2 2 2 =>8
----> cách giải tính số KG của bạn rất trực quan và dễ hiểu dễ ra kết quả :)



câu 2:p:IAIO x IBIO =>F1:1/4IAIB:1/4IAIO:1/4IBIO:1/4IOIO
bố mẹ trên sinh 2 người con trong đó có 1 trai nhóm máu A,1 gái có nhóm máu B(có thể xảy ra 2 trường hợp con trai là đầu hoặc con gái là đầu)do đó xác suất cần tìm là:
1C2.1/4.1/2.1/4.1/2=2.1/64=1/32.100%=3,125%A
------> Trước hết xin hỏi bạn là đáp án là do bạn tự giải rồi rút ra hay đã có đáp án chính xác kèm lời giải của người ra đề :D Tui hỏi để biết và để đở tốn thời gian "suy luận" :D
-----> Cách lập luận rằng có thể có 2 TH như bạn nói là điều thật sự tui chưa nghĩ đến :) Tuy nhiên tui thấy đề nguyên văn là "xác suất để cặp bố mẹ trên sinh 2 người con trong đó con trai có nhóm máu A,con gái có nhóm mau B",theo tui hiểu thì không đề cập đến vấn đề đứa con nào đc sinh trước hay sau . Hơn nữa tui thấy việc sinh con trai trước hay con gái trước không hề làm thay đổi kết quả xác suất xảy ra,ngoài ra trong tỷ lệ phân ly 1/8 (theo cách giải của tui) đã có kèm theo giới tính xác định của người có KH đó rồi(nghĩa là việc giới tính nào có KH nào đã đc tính đến trong tỷ lệ phân ly 1/8 cho mỗi KH kèm với giới tính rồ)i.Việc sinh con trai trước hay con gái trước tui nghĩ không thay đổi kết quả xác suất :)
P/S : nếu đó cũng là cách giải và đáp án của người ra đề (chăc là thầy hoặc cô của bạn he) thì tui xin hết ý kiến ---> sẽ suy nghĩ lại để cố gắng hiểu mình sai ở đâu trong cách suy nghĩ @-)


cau 4
cùng chiều kim đồng hồ(do chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 2 xoắn theo kiểu:L-axitamin(xoắn trái) câu này dễ nhầm với chiều xoắn of ADN lắm này bà con nhỉ?tớ nghĩ anh lang chắc do nhâm chút xíu chỗ này
Ở ADN xoắn theo kiểu-đÊoXYrybo(C5H10O4) tức là xoắn phải ngược chiều kim đồng hồ)
-----> thật sự câu này lần đầu tui mới gặp nên trước khi trả lời đã có tham khảo hình vẽ trong SGK 11 cũ,tuy nhiên theo cách vẽ trong hình thì tui chỉ...đoán là nó xoắn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ :D Sau khi search thêm trên google thì tui lại thấy đáp án xoắn cùng chiều kim đồng hồ cũng chưa hẳn đã đúng :( .Theo thông tin mà tui tìm đc thì thật sự cấu trúc bậc 2 của protein có nhiều kiểu xoắn (xoắn kiểu xoắn ốc hay còn gọi là xoắn a,xoắn kiểu nếp gấp hay còn gọi là xoắn b...),tui không tìm thấy ở đâu có chính xác là cấu trúc bậc 2 xoắn theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều :confused: Chỉ có 1 diễn đàn có cho câu hỏi tương tự và đáp án mod đưa ra là "xoắn từ trên xuống dưới chuỗi polipeptit" :( (xin nói thêm là trong câu đó cũng có 2 đáp án xoắn cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ) :confused:
-----> Vấn đề này tui không thật sự hiểu rõ nên xin hết ý kiến,bạn hiền nếu có đáp án từ nguồn tin cậy nào thì xin xác nhận lại chính xác dùm những kiểu xoắn mà tui đã nói ở trên.Thanks bạn :)
----> xin post câu hỏi kèm đáp án trên diễn đàn mà tui đã tìm đc
6.Chiều xoắn của chuỗipôlipeptit có cấu trúc bậc 2 là:
A.ngược chiều kim đồng hồ
B.cùng chiều kim đồng hồ
C.khi thì ngược chiều ,khi thì cùng chiều kim đồng hồ
D.theo chiều xoắn trôn ốc
E. xoắn từ trên xuống dưới chuỗi polipeptit (đáp án của mod)



câu 5:C.52
do ở sinh vật nhân chuẩn thì ADN có chiều dài rât dài nên nếu chỉ có 1 đơn vị tái bản(replicon)thì quá trình tự sao sẽ xảy ra rât chậm.Do đó trên 1 phân tử ADN có rất nhiều đơn vị tái bản sắp xếp nối yieeps nhau và trên mỗi 1 NST thì sự tái bản xảy ra ở nhiều miền khác nhau và không cùng 1 thời điểm(hơi dài dòng chút xíu)
Mỗi môt đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
Bawts đầu từ điểm khởi đầu of Replicon,enzim ADN polimeraza se cắt đứt các kiên kết hiddro of 2 chạc chữ Y theo 2 chiều ngược nhau............................
1 sợi được tổng hợp liên tục 1 sợi được tổng hợp gián đoạn tạo thành từng đoạn nhỏ gọi là okazaki.có chiều ngược với chiều di động of gen
Trước khi tổng hợp đoạn Okazaki phải có yếu tố mồi là 1 đoạn ẢN gồm khoảng 10 rNu..các rnu này có trình tự tương ứng các nu trên ADN.cÁc ARN mồi này nhằm tạo ra nhóm 3'-OH tự do làm chỗ bám cho các nu tự do.
Như vây trên mỗi chạc chư Y thì có (n+1)ARN mồi
=>trên 1 đơn vị tái bản (có 2 chạc chữ Y)CÓ2n+2) ARN mồi.
-----> Cám ơn bạn hien đã share những thông tin trên,mặc dủ tới giờ tui cũng chưa hoàn toàn hình dung ra đc qua trình mồi đó như thế nào :( Thôi thì đành hiểu phương pháp "đối phó" thôi zậy :D

P/S : hic,vừa post xong bên kia lại thây bên này có khách @@ nè,tui đâu có ám chỉ bất cứ 1 ai khi nói vấn đề "khoe kiến thức ..." đâu ^^ ,đừng nghĩ zậy tội cho tui he >_< .Tui hiểu rồi,đã nói là mọi người có quyền nêu ý kiến cá nhân rồi mả.Vô tư đi ^^.Nhưng bây giờ thì xin ...đc ngủ (má ơi,từ trưa hôm qua đến giờ không đc ngủ @@) .Bi bi @@
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

Cám ơn bạn hien đã share những thông tin trên,mặc dủ tới giờ tui cũng chưa hoàn toàn hình dung ra đc qua trình mồi đó như thế nào Thôi thì đành hiểu phương pháp "đối phó" thôi zậy
thì từ trước đến giơ hong phải là chúng ta phải chấp nhận nhiều lượng kiến thức mà Viet Nam mình chưa đủ điều kiện để thực hiện sao?sach viêt gì thì ta sẽ suy ngẫm và đồng ý chư còn có cách nào khác.Những thông tin trên là Hiền đi hỏi thầy cô,xem sách..............

vẽ trong SGK 11 cũ,tuy nhiên theo cách vẽ trong hình thì tui chỉ...đoán là nó xoắn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ Sau khi search thêm trên google thì tui lại thấy đáp án xoắn cùng chiều kim đồng hồ cũng chưa hẳn đã đúng .Theo thông tin mà tui tìm đc thì thật sự cấu trúc bậc 2 của protein có nhiều kiểu xoắn (xoắn kiểu xoắn ốc hay còn gọi là xoắn a,xoắn kiểu nếp gấp hay còn gọi là xoắn b...),tui không tìm thấy ở đâu có chính xác là cấu trúc bậc 2 xoắn theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều Chỉ có 1 diễn đàn có cho câu hỏi tương tự và đáp án mod đưa ra là "xoắn từ trên xuống dưới chuỗi polipeptit" (xin nói thêm là trong câu đó cũng có 2 đáp án xoắn cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ)
-----> Vấn đề này tui không thật sự hiểu rõ nên xin hết ý kiến,bạn hiền nếu có đáp án từ nguồn tin cậy nào thì xin xác nhận lại chính xác dùm những kiểu xoắn mà tui đã nói ở trên.Thanks bạn
----> xin post câu hỏi kèm đáp án trên diễn đàn mà tui đã tìm đc
6.Chiều xoắn của chuỗipôlipeptit có cấu trúc bậc 2 là:
A.ngược chiều kim đồng hồ
B.cùng chiều kim đồng hồ
C.khi thì ngược chiều ,khi thì cùng chiều kim đồng hồ
D.theo chiều xoắn trôn ốc
E. xoắn từ trên xuống dưới chuỗi polipeptit (đáp án của mod)

?)thế thì tại sao không chọn đáp án D.
mặt khác đáp án E.cũng chưa thoả đáng.nếu nói chuỗi polipeptit xoắn từ trên xuống dưới thì sao không nói xoắn từ dưới lên trên???????và phải xoắn theo chiều nào mới được chứ!(nói như thế là mún để cho người làm hiểu thế nào thì hiểu uh

đáp án vẫn là cùng chiều
còn câu 2 đồng ý với anh là nếu sinhcon trai đầu lòng hay con gái đầu lòng thì không ảnh hưởng j đên kêt quả anh đã tính ra(1,5625%)nhưng vì có thể xảy ra cả 2 trường hợp nên ta phải xet 2 th,rùi cộng lại
Đáp àn câu nì là chính xác!
(Hiền mới đầu cũng làm ra B và cố sức tranh luận với lũ bạn học nhóm cung,cuối cùng thua ê chề(híc))
tât cả những gi e noi trên không phải lả để khoe khoang kiến thức hay nhằm cho topic rôi(chăng được lợi lôc j ,mât thơi gian công sức lại chẳng được 1 câu cảm ơn)mà chỉ muốn tìm hiểu vấn đề 1 cách khách quan bổ sung kiến thức thêm cho mình và mong mọi người cũng suy nghĩ như e
 
H

hien_chip

xin phép " tự chế " cái đề trên như sau :
Khi ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ bình thường, cô con gái bình thường vậy cô ấy sau khi lấy 1 người chồng mắt bệnh sinh ra một đứa con gái bình thường

1. tính xác suất người con gái lấy chồng cho con trai mắc bệnh
2. xét khả năng xảy ra của người mẹ đó


( tự sứong 1 chút , có gì nhầm lẫn mong mọi người thông cảm )

1.Ông ngoại có KG:XmY.xét
đứa con trai mắc bệnh có KG:XmY(nhận Xm từ nẹ,nhận Y từ papa)
=>P có KG:XMXm x XmY =>F1:1/4XmY:1/4XMXm:1/4XmXm:1/4XMY
=>xác suất là 1/4=25%
2.người mẹ này chỉ có một kiểu gen(là XMXm)

Cảm ơn bạn vì đã đóng góp
 
H

hien_chip

tự chế 1 câu tiếp theo :
Lấy cây hạt vang từ kết quả F2 của Mendel cho lai phân tích thu được F3 gồm 1000 hạt xanh .
1 tính xác suất hạt vàng phân tích là dị dợp

2.kết luận gì về lai phân tích
mình nghĩ câu này rất hay , các bạn làm thử nhé !

Đáp án câu nì là :2/3 có đúng không?mình làm ra thế nhưng chưa chắc chắn lắm!bạn nào có đáp án chi tiêt post lên cho mình tham khảo với
 
Y

youngyoung0

1.Ông ngoại có KG:XmY.xét
đứa con trai mắc bệnh có KG:XmY(nhận Xm từ nẹ,nhận Y từ papa)
=>P có KG:XMXm x XmY =>F1:1/4XmY:1/4XMXm:1/4XmXm:1/4XMY
=>xác suất là 1/4=25%
2.người mẹ này chỉ có một kiểu gen(là XMXm)

Cảm ơn bạn vì đã đóng góp

ý của đề này là tính xác suất của cô gái có kiểu gen XMXm trong khi cô gái có thể có kiểu XMXM hoặc XMXm , cố gắng lên nha !!!!
Cách làm bài này cũng hòan tòan giống bài trên đó nhưng chỉ khác ở chổ là tính xác suất đề cô gái có kiểu XMXm ;););)
Qua đây mình xin góp 1 công thức tính xác suất của nhà toán học Bayes :

gọi B là biến cố xảy ra cùng với Ai (i=1.2.3.4.5...n)là biến cố hoàn chỉnh

Nhận dạng B giao Ai = khác rỗng
công thức nhân ta có : P(A1/B)*P(B)=P(B/A1 ) *P(A1)
theo Mendel :
Ai là biến cố tiền nghiệm : xảy ra trứoc thí nghiệm
B là biến cố hậu nghiệm : xảy ra sau thí nghiệm
( làm thử bạn nhé !!! ,hy vọng bạn có thể tìm ra điều thú vị về xác suất )
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

Tui sẽ cố gắng làm ra bài nì!
không thể chịu khuất phục dễ dàng như thế được!
 
Last edited by a moderator:
K

kuki3891

tỉ lệ sinh con trai bình thường là 50% rồi, lại còn bị bệnh nữa thì phải nhỏ hơn 50 % chứ

Chú thích thêm (đối với cách giải của mình):
để sinh cháu trai mắc bệnh thì mẹ bắt buộc phải có kiểu gen [TEX]X ^ A X ^ a[/TEX]
tỉ lệ để con gái có kiểu gen này là [TEX]\frac{2}{3}[/TEX]
Tỉ lệ giao tử [TEX]X ^ a[/TEX] từ con gái (F2) là [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]
tỉ lệ giao tử Y từ con rể (F2) là [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]
\Rightarrow tỉ lệ cháu trai mắc bệnh là

tỉ lệ con gái có kg X^A X^a là 1/2 thui, vì con gái bt chỉ có 2 kg mà
---> 1/2 nhân 1/2 nhân 1/2 = 1/8----> 1/2-1/8=37,5%:|
 
N

naninguyen

trả lời câu1:các vip làm sai và hiểu sai hết cả rồi bệnh máu khó đông là đột biến gen lặn nằm trong nhiẽm sắc thể giới tính X không có trên Y giả sử : M-máu bình thường ,m-quy dịnh máu khó đông
ở bài tập trên ông ngoại bị bệnh máu khó đông nên có kiểu gen là XMY
tuy con gái ông ngoại bình thường nhưng dị hợp về kiểu gen máu khó đông tức là XMXm vì nhận một XM từ bố và một Xm từ mẹ
khi người con gái này lấy trồng bình thường kiểu gen của trồng xẽ là XMY
vậy khi phát sinh giao tử người mẹ xẽ cho 2 giao tử XM,Xm còn người bố xẽ cho XM,Y
kẻ sơ đồ lai ta sẽ được 4 kiểu gen tương ứng với 4 người con như sau: XMXM,XMXm,XMY,XmY
theo đề bài toán trên chỉ tính tỉ lệ con trai sinh ra bị bệnh máu khó đông nên ta chỉ xét 2 kiểu gen XMY(bình thường) và XmY(bị bệnh) vậy từ đây ta có thể thấy tỉ lệ con trai mắc bệnh là 1/2 tức là 50% và không mắc bệnh là 50%
chú ý :nếu bài toán trên hỏi tỉ lệ người con không mắc bệnh ( không rõ gái trai ) thì mới là 75%(tỉ lệ con bị bệnh 1/4 =25%)


trả lời câu 5:đột biến gen là nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá vì trong cơ thể số lượng gen rất lớn lên đến hàng triệu đơn vị và gen cũng là thành phần cấu tạo nên nhiễm sắc thể (đột biến nhiễm sắc thể thực chất cũng là đột biến gen) từ đột biến gen trên ADN->ARN->aa->đột biến thể hiện tính trạng của cơ thể nếu là ở trang thái trội hoặc đồng hợp tử ở trạng thai lặn ngoài ra đột biến gen không gây ảnh hưởng lớn cho sinh vật như ở đột biến nhiễm sắc thể(gây chết< giẩm sức sống,o có khả năng sinh sản ....) vì vậy đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp(căn bản,đầu tiên) của quá trình tiến hoá
còn đột biến NST được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp(sau ,hệ quả của ĐB gen)
toi chỉ trả lời cho bạn về 2 câu 1$5 vì các câu này liên quan nhiều tới kiểm tra 1T,15' hoặc tốt nghiệp các câu còn lại bạn tự tìm hiểu


người viết :NGUYỄN HẢI HÀO LỚP 12a1 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÁN CÔNG TRẦN HƯNG ĐẠO - TAM DƯƠNG-VĨNH PHÚC tốt nghiệp 2008
mọi thắc mắc gửi về ymail:tienvankimnguyen@yahoo.com.vn:Mhappys::Mhappys::Mhappys:
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

trả lời câu1:các vip làm sai và hiểu sai hết cả rồi bệnh máu khó đông là đột biến gen lặn nằm trong nhiẽm sắc thể giới tính X không có trên Y giả sử : M-máu bình thường ,m-quy dịnh máu khó đông
ở bài tập trên ông ngoại bị bệnh máu khó đông nên có kiểu gen là XMY
tuy con gái ông ngoại bình thường nhưng dị hợp về kiểu gen máu khó đông tức là XMXm vì nhận một XM từ bố và một Xm từ mẹ
khi người con gái này lấy trồng bình thường kiểu gen của trồng xẽ là XMY
vậy khi phát sinh giao tử người mẹ xẽ cho 2 giao tử XM,Xm còn người bố xẽ cho XM,Y
kẻ sơ đồ lai ta sẽ được 4 kiểu gen tương ứng với 4 người con như sau: XMXM,XMXm,XMY,XmY
theo đề bài toán trên chỉ tính tỉ lệ con trai sinh ra bị bệnh máu khó đông nên ta chỉ xét 2 kiểu gen XMY(bình thường) và XmY(bị bệnh) vậy từ đây ta có thể thấy tỉ lệ con trai mắc bệnh là 1/2 tức là 50% và không mắc bệnh là 50%
chú ý :nếu bài toán trên hỏi tỉ lệ người con không mắc bệnh ( không rõ gái trai ) thì mới là 75%(tỉ lệ con bị bệnh 1/4 =25%)
---> Trước tiên là bạn nên...sửa lại chỗ tui in đậm màu nâu ở phần trích trên he :) (ghi nhầm thành KG bình thường rồi). Phần in đậm gạch dưới không đổi màu là 1 ý kiến rất hay của bạn,về vấn đề này tui đã có suy nghĩ rất nhiều trong 1 số trường hợp gặp những dạng bài như thế này.Tuy nhiên trong 1 số sách tham khảo khi cho dạng bài như trên lại có những đáp án khác nhau,lúc thì phải hiểu như cách của các bạn trên kia (nghĩa là xác suất con trai bệnh là 25% vì trong tỷ lệ phân li KH đã có kèm theo giới tính xác định),lúc thì đáp án đúng lại hiểu theo cách mà bạn nói ở trên (tức là khi xét đến giới tính,thì chỉ xét trong giới tính đó thôi,vì trong toàn bộ con trai đc sinh ra chỉ có 1/2 số đó bị bệnh nên đáp án là 50%) ---> CHỗ này thật sự là đúng tuỳ theo từng cách hiểu và cách ra đề ---> bản thân tui vẫn chưa tìm đc cách phân biệt chính xác cho dạng này.Chỉ lưu ý với các bạn là nếu các bạn chỉ hiểu dạng trên theo 1 trong 2 cách hiểu đó thì sẽ có lúc bạn làm sai dạng bài này.Tốt nhất là nên biết cả 2 cách hiểu và tuỳ theo yêu cầu đề bài mà ta cố gắng suy luận xem ý đề bài hướng theo cách hiểu nào ---> điều này là tuỳ ở trình độ và...may mắn của mỗi người (ý kiến chủ quan :D )


trả lời câu 5:đột biến gen là nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá vì trong cơ thể số lượng gen rất lớn lên đến hàng triệu đơn vị và gen cũng là thành phần cấu tạo nên nhiễm sắc thể (đột biến nhiễm sắc thể thực chất cũng là đột biến gen) từ đột biến gen trên ADN->ARN->aa->đột biến thể hiện tính trạng của cơ thể nếu là ở trang thái trội hoặc đồng hợp tử ở trạng thai lặn ngoài ra đột biến gen không gây ảnh hưởng lớn cho sinh vật như ở đột biến nhiễm sắc thể(gây chết< giẩm sức sống,o có khả năng sinh sản ....) vì vậy đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp(căn bản,đầu tiên) của quá trình tiến hoá
còn đột biến NST được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp(sau ,hệ quả của ĐB gen)
toi chỉ trả lời cho bạn về 2 câu 1$5 vì các câu này liên quan nhiều tới kiểm tra 1T,15' hoặc tốt nghiệp các câu còn lại bạn tự tìm hiểu
người viết :NGUYỄN HẢI HÀO LỚP 12a1 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÁN CÔNG TRẦN HƯNG ĐẠO - TAM DƯƠNG-VĨNH PHÚC tốt nghiệp 2008
mọi thắc mắc gửi về ymail:tienvankimnguyen@yahoo.com.vn:Mhappys::Mhappys::Mhappys:

----> Lưu ý với bạn ở những câu in đậm đổi màu.
+ Thứ nhất ĐB NST không thể xem là hệ quả của ĐB gen,hay không thể nói 2 dạng ĐB này tương tự như nhau.Lí do là vì ĐB gen là ĐB vật chất di truyền ở cấp độ phân tử,còn ĐB NST là ĐB vật chất di truyền ở cấp độ tế bào (2 cấp độ này là khác nhau).Hơn nữa cơ chế phát sinh của 2 dạng ĐB này là khác nhau,1 gen (gắn tại locut xác định nào đó trên NST) bị ĐB (mất,thêm,thay thế,đảo vị trí 1 hoặc 1 vài cặp nu nào đó) thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của gen đó,chứ không thể làm thay đổi cấu trúc hay số lượng của NST mà nó đang gắn trên đó (bởi vì kích thước và cấu trúc của 1 gen so với 1 NST là khác nhau quá xa,có thể liên tưởng hình tượng 1 chút thì gen là 1 hạt cát,còn NST là cả 1 bãi cát---> sự thay đổi cấu trúc của 1 hạt cát có ảnh hưởng rõ rệt và chi tiết đến bãi cát đó không??? :p ) Sự liên tưỡng có hơi khập khiểng nhưng chỉ muốn nói đến sự khác biệt quá lớn về kích thước và câu trúc giữa gen và NST thôi :).
+ Thứ 2 bạn đã sai khi nói "ĐB NST là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa" :confused: bạn nên xem lại SGK để biết rõ hơn về điều này.ĐB NST cũng là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa bởi vì nguyên liệu sơ cấp (đầu tiên) của tiến hoá là chỉ nguồn nguyên liệu do các biến dị ĐB cung cấp (biến dị ĐB thì có ĐB gen và ĐB NST),trong đó ĐB NST ít phổ biến hơn ĐB gen (lí do vì sao thì như bạn đã nói rồi đó ^^).Còn nguồn nguyên liệu thứ cấp chính là các biến dị tổ hợp (không phải ĐB NST) đc tạo ra qua quá trình sinh sản. Bạn nên xem lại SGK hoặc hỏi giáo viên dạy Sinh của bạn để xác nhận điều này :).
 
Last edited by a moderator:
C

ccmt19

1.Nếu nhớ không lầm thì trong bài thi HKII vừa rồi ( bộ ra đề) có 1 câu TN hỏi nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là: có 2 đáp án ĐBG ĐBNST -> Kq: ĐB gen vậy bộ đã phủ nhận ĐB NST là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.
2.ĐBG tạo đk cho đb NST . điều này nghĩ là có thể vì gen nằm trên NST sự thay đổi cấu trúc gen sẽ có ảnh hg đến cấu trúc NST
3.Bài viết in đậm, đổi màu bài người ta, viết dài rối mắt quá -.-"
 
H

hien_chip

1.Nếu nhớ không lầm thì trong bài thi HKII vừa rồi ( bộ ra đề) có 1 câu TN hỏi nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là: có 2 đáp án ĐBG ĐBNST -> Kq: ĐB gen vậy bộ đã phủ nhận ĐB NST là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.
2.ĐBG tạo đk cho đb NST . điều này nghĩ là có thể vì gen nằm trên NST sự thay đổi cấu trúc gen sẽ có ảnh hg đến cấu trúc NST
3.Bài viết in đậm, đổi màu bài người ta, viết dài rối mắt quá -.-"

đột biến đúng là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá(gồm đột biến gen đột biến nst)nhưng đột biến gen lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá vì:so với đột biến nst thì đột biến gen phổ biến hơn và ít gây hậu quả nghiêm trọng.Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nòi các loài phân biệt nhau không phải bằng một vài đột biến lớn mà là sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ.
đột biến nst thì cũng không sai nhưng đột biến gen lại đúng hơn nên đáp án của bộ là chính xác
 
C

cukhoaithui

1.Nếu nhớ không lầm thì trong bài thi HKII vừa rồi ( bộ ra đề) có 1 câu TN hỏi nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là: có 2 đáp án ĐBG ĐBNST -> Kq: ĐB gen vậy bộ đã phủ nhận ĐB NST là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.
---> Để hiểu tại sao đáp án ĐB gen đc chọn thì bạn xem kỹ bài trên của bạn hien_chip ---> Điều đó không có nghĩa là "Bộ đã phủ nhận ĐB NST là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa" @-)


2.ĐBG tạo đk cho đb NST . điều này nghĩ là có thể vì gen nằm trên NST sự thay đổi cấu trúc gen sẽ có ảnh hg đến cấu trúc NST
----> Đúng là ĐB gen có thể làm ảnh hưởng đến NST chứa gen đó,nhưng chỉ khi nào trên NST đó có rất nhiều gen bị ĐB mất đoạn hoặc lặp đoạn cùng 1 lúc thì mới ảnh hưởng rõ rệt làm NST đó biến đổi theo (vì nên nhớ kích thước của gen so với kích thước của NST mà nó gắn trên đó là rất rất rất...rất chênh lệch >_< ) ---> Vì ĐB gen là ngẫu nhiên và vô hướng với xác suất thấp, nên việc 1 loạt các gen trên 1 NST cùng bị ĐB mất hay thêm 1 cặp nu là khó xảy ra ---> ĐB gen (chương trình phổ thông) thường chỉ làm thay đổi cấu trúc của gen (VCDT cấp độ phân tử) chứ không thể làm biến đổi cấu trúc của NST tương ứng (VCDT cấp độ tế bào) ----> Do đó nói ĐB NST là hệ quả của ĐB gen là chưa chính xác ,2 cơ chế phát sinh của 2 loại này là khác nhau ---> xin hết ý kiến ^^


3.Bài viết in đậm, đổi màu bài người ta, viết dài rối mắt quá -.-"
----> Bạn xem lại dùm tui he ^^,tui chỉ sửa đổi phần trích dẫn của bài đó để làm rõ điểm cần lưu ý chứ ko hề thay đổi bài viết gốc (tui ko có quyền hạn đó :p ) .
----> Bài viết in đậm là để dễ nhìn với cở chữ nhỏ (mục đích của tui là zậy)
----> Bài viết dài vì cách diễn đạt của tui còn rườm rà,nhưng chỉ muốn làm rõ những gì mình nói,để người đọc hiểu đc mình muốn nói gì ^^ Xin lỗi bạn nếu bài viết của tui làm bạn rối mắt =((
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom