[sinh12]-cùng thảo luận những vấn đề xung quanh NST

N

nguyentung2510

Có phải sai hình (hay đột biến) NST được di truyền ?

Mặc dù một số loại bất sai hình NST có thể di truyền nhưng hầu hết các đột biến NST (như đột biến trong hội chứng Down và hội chứng Turner) lại không thể truyền sang thế hệ kế tiếp.

Một số đột biến do thay đổi số lượng NST. Những thay đổi này không di truyền nhưng xảy ra như những hiện tượng ngẫu nhiên trong suốt quá trình sản sinh các loại tế bào (như trứng và tinh trùng). Một sai sót trong phân bào gọi là là hiện tượng các NST chị em không phân ly ( nondisjunction) dẫn đến sự sản sinh thế hệ tế bào kế tiếp với số lượng NST bất thường (tăng hay giảm mỗi bản sao của một NST). Nếu những tế bào sinh sản có số lượng NST không bình thường này tham gia thực hiện thành công quá trình thụ tinh sẽ đóng góp một nửa nguyên liệu di truyền tạo nên một đứa trẻ. Như vậy đứa trẻ ra đời sẽ dư hoặc thiếu NST trong mỗi tế bào của cơ thể.

Những thay đổi trong cấu trúc NST cũng có thể là nguyên nhân gây đột biến NST. Một số thay đổi cấu trúc NST có thể được di truyền, trong khi số khác xảy ra ngẫu nhiên trong suốt quá trình phân chia tế bào hoặc trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi thai. Do cơ chế di truyền của những biến đổi này khá phức tạp, nên người ta quan tâm đến loại bất thường NST muốn đề cập với chuyên gia di truyền học.

Một số tế bào ung thư cũng có những thay đổi trong cấu trúc và số lượng NST. Do những thay đổi này xảy ra trong tế bào soma (tế bào sinh dưỡng, không phải các tế bào sinh dục) nên chúng không thể truyền từ một hệ sang thế hệ kế tiếp.
 
N

nguyentung2510

1. Sự phân bố các thể đa bội trong tự nhiên

Hiện tượng đa bội hoá rất phổ biến trong giới thực vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng, đặc biệt ở thực vật có hoa. Hơn một nữa một số loài thực vật có hoa là dạng đa bội. Tỉ lệ các dạng đa bội cao nhất là ở cây thảo, nhất là cây thảo nhiều năm và rất ít ở cây gỗ.

Hiện tượng đa bội giữ một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của giới thực vật. Trong sự sinh sản hữu tính, việc hình thành hợp tử có thể coi là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của hiện tượng đa bội, Sự hình thành nội nhũ tam bội do kết quả thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là bước tiến quan trọng tiếp theo và có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến hoá. Hiện tượng đa bội giữ một vai trò rất lớn trong sự hình thành các giống cây trồng. Việc chọn lọc ban đầu xảy ra là vô ý thức, song đã giữ lại nhiều dạng đa bội vì chúng có nhiều đặc tính tốt, đáp ứng được nhiều yêu cầu của con người. Ví dụ, theo Mol (1922), cây hoa thuỷ tiên trước đây ở Hà lan là dạng lưỡng bội (2x = 24), sau đó nó bị thay thế bằng dạng tam bội (3x = 36); đến năm1989, dạng tứ bội (4x = 48) được trồng phổ biến ở nhiều nơi.

2. Các con đường hình thành đa bội thể

Do sự rối loạn trong quá trình phân bào

Ta biết rằng, trong tự nhiên tồn tại những cơ chế đảm bảo cho sự ổn định về số lượng nhiễm sắc thể của loài, đó là do các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Tuy nhiên, các cơ chế ấy có thể bị rối loạn do những nguyên nhân sau đây: 1. Chỉ có nhân phân chia mà tế bào không phân chia hoặc nhân sau lúc phân chia không phân ly. 2. Các nhiễm sắc thể sau lúc phân chia không phân ly về các cực hay phân ly không đều. 3. Có sự gấp bội nhiễm sắc thể mà không có sự phân ly của chúng về hai cực.

Một trong những nguyên nhân trên khi xảy ra đều dẫn đến sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tế bào và tạo thành những tế bào đa bội. Tuy con đường phát sinh mà người ta chia ra hai loại đa bội thể: đa bội thể do quá trình nguyên phân gây ra và đa bội thể do quá trình giảm phân gây ra. Sự rối loạn của quá trình nguyên phân có thể xảy ra ở các tế bào soma hoặc vào thời kỳ phân chia thứ nhất của hợp tử. Các mô hoặc cơ thể đa bội được hình thành từ những tế bào đa bội thường thể hiện không hoàn toàn. Ở chúng thường xen lẫn các tế bào, các mô có những mức bội thể khác nhau. Những cơ thể như vậy gọi là thể khảm.

Nếu sự tăng bội bộ nhiễm sắc thể xảy ra vào thời kỳ phân chia thứ nhất của hợp tử thì tất cả các tế bào phôi sẽ là đa bội và ta có một cơ thể đa bội hoàn toàn.

Sự rối loạn trong quá trình phân ly nhiễm sắc thể có thể xảy ra trong lúc hình thành tế bào sinh dục. Sự không phân ly của các nhiễm sắc thể về hai cực trong giảm phân dẫn đến sự hình thành những giao tử lưỡng bội. Sự thụ tinh xảy ra giữa những giao tử này sẽ tạo thành những thể tứ bội.

Nguyên nhân rối loạn của quá trình nguyên phân dẫn đến sự không phân ly của các nhiễm sắc thể và kìm hãm sự phân chia nhân thường là do sự bất bình thường của sự co ngắn của nhiễm sắc thể, sự mất tính chất phân cực của tế bào đang phân chia hoặc sự tăng về độ nhớt của tế bào chất đưa đến sự thay đổi diện tích của các phần tử keo.

Do quá trình lai tạp

Ngoài nguyên nhân do sự rối loạn của quá trình nguyên phân và giảm phân, con đường thứ hai để hình thành các dạng đa bội là sự giao phối giữa các cây thuộc những đơn vị phân loại khác nhau, thường xảy ra giữa các loài.
 
N

nguyentung2510

1 gen tổng hợp chuỗi polipeptit có 398 axit amin. Cho biết cấu trúc của gen thay đổi thế nào, protein do gen đột biến khác protein thế nào trong các trường hợp sau:
a> Mất cặp nu số 358, 362, 364
b> Thêm cặp nu giữa 2 cặp 8 và 9
c> Thay cặp nu số 88,90
d> Đảo cặp số 177, 182
 
N

nguyentung2510

1.Một gen có khối lượng phân tử là 720000 đvC thì tổng số nucleotit của nó là:
A. 1500 B. 2400 C. 1800 D. 3000

2.Nếu một mạch đơn của gen được cấu trúc bởi cả 4 loại nucleôtit A, T, G, X thì số kiểu bộ ba khác nhau về thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử có thể đạt tối đa là:
A. 16 B. 32 C. 64 D. Một số lượng rất lớn

3.Một hỗn hợp với 4 loại Ribô nuclêotít (A, U, G, X) với tỷ lệ bằng nhau. Tỷ lệ bộ ba chứa ít nhất 1 A là:
A. 37/64 B. 45/64 C. 27/64 D. 24/64

4.Một gen có A=200 chiếm tỉ lệ 10% số nuclêotit của gen. Khi gen này tái bản 3 lần thì đã cần môi trường nôi bào cung cấp tổng số nuclêôtit các loại là:
A. N(nội bào) =12000 B. N(nội bào)=13000
C. N(nội bào) =14000 D. N(nội bào)=9000

5. Trên một đoạn mạch khuôn của ADN có số nucleotit các loại như sau : A = 60; G = 120; X = 80; T = =30. Sau một lần nhân đôi môi trường cung cấp số nucleotit mỗi loại là bao nhiêu ?
A. A = T = 90; G = X = 200 B. A = T = 200; G = X = 90
C. A = T = 150; G = X = 140 D. A = T = 180; G = X = 110

6.Một đoạn mạch của ADN có 3000 đơn phân,có tỉ lệ Ađênin là 20 %. Số nucleotit loại Guanin là:
A. 600 B. 700 C. 900 D. 1200

7.Một phân tử ADN tự nhân đôi 5 lần đã tạo ra số phân tử ADN con là:
A. 16 B. 20 C. 24 D. 32

8.Một gen có mạch 1 là mạch mang mã di truyền: A1=150, A2=100. Phân tử mARN được sinh ra từ gen này có?
A. U=400 B. U=150 C. U=200 D. U=300

9.Một phân tử mARN có 1500 đơn phân có chiều dài là:
A. 5100 A0 B. 4080 A0 C. 3600 A0 D. 2050 A0

10.Enzim Helicase làm đứt 4050 liên kết hiđrô của 1 gen để tổng hợp nên 2 gen con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3000 nucleotít tự do,số lượng từng loại nucleotit của gen mẹ:
A. A=T= 450Nu ; G=X=1050 Nu
B. A=T=600Nu ; G=X=900 Nu
C. A=T=1050Nu; G=X=450 Nu
D. A=T=900 Nu ;G=X=600 Nu
 
A

anhvodoi94

1 gen tổng hợp chuỗi polipeptit có 398 axit amin. Cho biết cấu trúc của gen thay đổi thế nào, protein do gen đột biến khác protein thế nào trong các trường hợp sau:
a> Mất cặp nu số 358, 362, 364
b> Thêm cặp nu giữa 2 cặp 8 và 9
c> Thay cặp nu số 88,90
d> Đảo cặp số 177, 182


Topic ngừng hoạt động rồi chăng ? ! Phải tiếp tục chứ nhỉ ! Chắc mấy anh chị bận quá !

BL : Protein do gen tổng hợp có 398 axitamin => Gen đó có : (398+2)*3*2 = 2400 (Nu)
- Gen có : 2400:2:3 = 400 (bộ ba triplet)


a/ Mất Nu số 358 , 362,264 ,tức là :
........--- 358 - 359 - 360 --- 361 - 362-363 --- 364 - 365 - 366 ---.........
- Những Nu bị mất sẽ làm protein đột biến ngắn hơn protein bình thường 1 axitamin và khác protein bình thường 2 axit ( ..--- 359 - 360-361 --- 363 - 365 - 366 ---..)

b/
1-2-3---4-5-6---7-8-9---....

* Thêm cặp nu giữa 2 cặp 8 và 9 => Protein đột biến nhiều hơn protein ban đầu 1 axitamin và protein đột biến khác protein bình thường 4 axitamin ở đầu tiên ( tính cả axitamin đột biến )

c/ Thay cặp nu số 88,90 .

* Protein đột biến sẽ :

+ TH1 : Sự thay thế Nu ko làm thay đổi axitamin do tính thoái hóa của mã bộ ba => Protein đột biến giống protein bình thường.

+ TH2 : Sự thay thế Nu làm thay đổi axitamin do thay đổi mã bộ ba => Protein đột biến khác với protein bình thường 1 axitamin số 28 .

+ TH3 : Sự thay thế làm xuất hiện bộ ba kết thúc trên mARN => Protein đột biến sẽ ít hơn protein bình thường : 398 - [(90:3 ) -2] = 370 ( axit amin ) Tức là chỉ còn 90:3 -2 = 28 axitamin.

d/ Đảo cặp số 177, 182 .

* Protein đột biến sẽ :

+ TH1 : Sự đảo cặp Nu ko làm thay đổi axitamin do tính thoái hóa của mã bộ ba => Protein đột biến giống protein bình thường.

+ TH2 : Sự đảo cặp Nu làm thay đổi 2 axitamin do thay đổi mã bộ ba => Protein đột biến khác với protein bình thường 2 axitamin số 59 và 61 .

+ TH3 : Sự đảo cặp Nu làm thay đổi 1 axitamin do thay đổi mã bộ ba và do tính thoái hóa => Protein đột biến khác với protein bình thường 1 axitamin số 59 hoặc 61 .

+ TH4: Sự đảo cặp Nu làm hình thành bộ ba kết thúc ở vị trí số 59 thì sẽ làm cho protein đột biến sẽ ít hơn protein bình thường 398 - (59-2) = 341 ( axitamin) do chỉ còn 59-2 = 57 axitamin.

+ TH5: Sự đảo cặp Nu làm hình thành bộ ba kết thúc ở vị trí số 61 thì sẽ làm cho protein đột biến sẽ ít hơn protein bình thường 398 - (61-2) = 339 ( axitamin) do chỉ còn 61-2 = 59 axitamin.
 
A

anhvodoi94

Đáp án như sau :........................................................


1.Một gen có khối lượng phân tử là 720000 đvC thì tổng số nucleotit của nó là:
A. 1500 B. 2400 C. 1800 D. 3000

2.Nếu một mạch đơn của gen được cấu trúc bởi cả 4 loại nucleôtit A, T, G, X thì số kiểu bộ ba khác nhau về thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử có thể đạt tối đa là:
A. 16 B. 32 C. 64 D. Một số lượng rất lớn

3.Một hỗn hợp với 4 loại Ribô nuclêotít (A, U, G, X) với tỷ lệ bằng nhau. Tỷ lệ bộ ba chứa ít nhất 1 A là:
A. 37/64 B. 45/64 C. 27/64 D. 24/64

4.Một gen có A=200 chiếm tỉ lệ 10% số nuclêotit của gen. Khi gen này tái bản 3 lần thì đã cần môi trường nôi bào cung cấp tổng số nuclêôtit các loại là:
A. N(nội bào) =12000 B. N(nội bào)=13000
C. N(nội bào) =14000 D. N(nội bào)=9000

5. Trên một đoạn mạch khuôn của ADN có số nucleotit các loại như sau : A = 60; G = 120; X = 80; T = =30. Sau một lần nhân đôi môi trường cung cấp số nucleotit mỗi loại là bao nhiêu ?
A. A = T = 90; G = X = 200 B. A = T = 200; G = X = 90
C. A = T = 150; G = X = 140 D. A = T = 180; G = X = 110

6.Một đoạn mạch của ADN có 3000 đơn phân,có tỉ lệ Ađênin là 20 %. Số nucleotit loại Guanin là:
A. 600 B. 700 C. 900 D. 1200

7.Một phân tử ADN tự nhân đôi 5 lần đã tạo ra số phân tử ADN con là:
A. 16 B. 20 C. 24 D. 32

8.Một gen có mạch 1 là mạch mang mã di truyền: A1=150, A2=100. Phân tử mARN được sinh ra từ gen này có?
A. U=400 B. U=150 C. U=200 D. U=300

9.Một phân tử mARN có 1500 đơn phân có chiều dài là:
A. 5100 A0 B. 4080 A0 C. 3600 A0 D. 2050 A0

10.Enzim Helicase làm đứt 4050 liên kết hiđrô của 1 gen để tổng hợp nên 2 gen con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3000 nucleotít tự do,số lượng từng loại nucleotit của gen mẹ:
A. A=T= 450Nu ; G=X=1050 Nu
B. A=T=600Nu ; G=X=900 Nu
C. A=T=1050Nu; G=X=450 Nu
D. A=T=900 Nu ;G=X=600 Nu
 
Top Bottom