Chủ đề hay ^^
1.NGÀY NAY VẪN CÒN TỒN TẠI NHỮNG CƠ THỂ CÓ CẤP ĐỘ TỔ CHỨC THẤP BÊN CẠNH NHỮNG CƠ THỂ CÓ CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CAO VÌ :
A.nguồn thức ăn cho các dạng tổ chức thấp rất phong phú
B.chúng cũng luôn biến đổi để thích nghi kịp thời
C.chúng ký sinh trên các nhóm có tổ chức cao
D.chúng có thể tồn tại ở những nơi có điều kiện môi trường ổn định
------->+ Câu A không phải là đáp án vì lí do này quá "củ chuối",trong quá trình tiến hoá của sinh giới không phải đã có rất nhiều loài sống trong thời đại của chúng có môi trường sống rất thuận lợi (thức ăn phong phú) nhưng cuối cùng vẫn bị tuyệt diệt đó thôi (loài bò sát khổng lồ ở kỷ Jura)
+ Câu D cũng không đúng vì lí do này rất "ba phải",có loài nào lại không tồn tại ở những nơi có đk môi trường ổn định với chúng?? Sống trong đk MT ổn định thì tất nhiên là sẽ tồn tại và phát triển tốt rồi
,không phải loài khủng long cũng từng sống trong MT ổn định phù hợp cho chúng và chúng đã "thống trị" hoàn toàn mặt đất thời gian đó sao??Vậy sao chúng lại không thể tồn tại đc đến ngày nay???Thêm nữa trong thực tế,điều kiện MT không đồng nhất và luôn biến đổi,đừng nói là từ thời Cổ Đại đến nay trên Trái Đất có tồn tại 1 nơi mà đk MT không hề thay đổi nha b-(.
+ Câu C không phải là đáp án vì không phải tất cả những loài có cấp độ tổ chức thấp đều thuộc nhóm kí sinh,những dạng hoá thach sống cũng thuộc nhóm có cấp độ tổ chức thấp,cấu tạo cơ thể vẫn giữ dạng nguyên thuỷ,ít biến đổi và vẫn tồn tại đến ngày nay mà không cần phải sống ký sinh trên cơ thể các nhóm có tổ chức cao.
------> Đáp án chỉ có thể là câu B,chỉ riêng việc loại suy các đáp án kia là đã có thể nói B là đáp án.Nhưng ở đây xin nêu ra lí do vì sao chọn B luôn
.Đơn giản vì một trong những nguyên nhân của sự tồn tại của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm có tổ chức cao trong lịch sử tiến hoá là
Mọi tổ chức cơ thể đều tồn tại nếu nó thích nghi với hoàn cảnh sống.Thích nghi là hướng cơ bản nhất.Và thực tế các nhóm có tổ chức thấp vẫn phải tự biến đổi để thích nghi và tồn tại đc,với nhóm kí sinh thì biến đổi theo hướng đơn giản hoá tổ chức cơ thể,còn nhóm hoá thạch sống thì giữ nguyên cấu trúc nguyên thủy và ít biến đổi nhưng vẫn có biến đổi
Câu 2
trong cơ chế tiến hóa ở cấp độ phân tử ,nhân tố chi phối chủ đạo là
A. biến động di truyền
B.quá trình giao phối
C.quá trình di nhập gen
D.CLTN
--------->+ Câu này đa số các bạn chọn câu D nhưng câu D lại là câu đầu tiên cần loại bỏ :| Lí do là vì theo thuyết tiến hoá bằng các ĐB trung tính của Kimura đã đc sinh học hiện đại công nhận thì "
cơ chế tiến hoá ở cấp độ phân tử diễn ra chủ yếu bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các ĐB trung tính,hoàn toàn không liên quan đến tác động của CLTN" .Đó là nguyên lí cơ bản cho sự tiến hoá ở cấp độ phân tử---->đáp án D sai hoàn toàn.
+ Từ thuyết tiến hoá của Kimura đã nói ở trên,ta sẽ dựa vào đó để xét xem các đáp án còn lại cái nào đúng nhất trong trường hợp câu hỏi này.
+ Câu C là quá trình di nhập gen (hay dòng gen).Vì ở đây hiểu theo nghĩa đơn giản là sự di cư đến hoặc đi của 1 nhóm cá thể vào hoặc ra khỏi quần thể ban đầu,làm bổ sung thêm các gen mới cho vốn gen của quần thể hay tăng cường hoặc giảm bớt tần số của 1 gen alen nào đó có sẵn trong quần thể đó.Tóm lại là những biến đổi liên quan đến sự thay đổi số lượng các cá thể trong quần thể (không phải cấp độ phân tử) --->loại
+ Câu A là biến động DT.Khái niệm này đc nêu trong sách Sinh 12 nâng cao và nó cũng không liên quan đến cấp độ phân tử ---> loại
+ Quá trình giao phối (câu B).Vì ta hiểu nguyên nhân chủ yếu của sự tiến hoá ở cấp độ phân tử là sự cố định ngẫu nhiên của những ĐB trung tính,nghĩa là những dạng ĐB trung tính xuât hiện trong quần thể sẽ đc giữ lại và phát tán một cách ngẫu nhiên.Trong quần thể đa hình,không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng 1 alen khác,mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về 1 hay 1 số cặp alen nào đó (Sinh 12 nâng cao,trang 147).Quá trình giao phối sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc cũng cố và phát tán các ĐB trung tính này 1 cách ngẫu nhiên trong quần thể --->Đáp án là câu B
Câu 3
dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt 2 loài là
A.cách li địa lí
B.cách li sinh thái
C.cách li sinh sản
D.cách li di truyền
-------->Câu hỏi dạng này khá chung chung,vì ta đều biết mỗi tiêu chuẩn cách li để phân biệt 2 loài thân thuộc chỉ có giá trị tương đối,tùy mỗi loài thuộc nhóm SV nào mà tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất.Câu này không nêu 2 loài đó là nhóm kí sinh,nhóm động thực vật bậc thấp hay bậc cao --->Khá hên xui =((.Theo tui với câu dạng này thì có lẽ đề cập 2 loài thuộc nhóm SV bậc cao nhiều hơn
---->các tiêu chuẩn cách li địa lý và sinh thái (câu A và B) sẽ không "có cửa" ở trường hợp này --->loại
Sách GK cũ có đề cập đến cách li di truyền,nhưng sách GK mới (nâng cao,sách cơ bản thì tui chưa xem nên không biết ) lại không có.Tuy nhiên ở sách chương trình mới có nói
"cách li sinh sản về bản chất là cách li DT"(phần tiêu chuẩn cách li ss,trang 164,sách sinh 12 nâng cao),và ta biết rằng cách li DT chính là dạng cách li cuối cùng đánh dấu kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ,hình thành loài mới---->Theo tui đáp án C và D đều không sai,nhưng nếu phải chọn cái nào đúng nhât thì tui chọn D (cách li DT).
Tóm lại đáp án của tui là 1B,2B,3D
Những câu hỏi bạn chủ topic nêu ra rất hay (theo tui),và rõ ràng qua những cách chọn đáp án của các bạn tham gia topic thì các bạn không có sự thống nhất trong đáp án.Các bạn chọn đáp án nhưng lại không nêu ra giải thích,hoặc giải thích nhưng lại sơ sài thiếu thuyết phục --->thà không giải thích còn hơn .Những ý kiến và cách giải của tui nêu ra trên đây có thể không phải là đúng hoàn toàn (tất nhiên
) ,nhưng ít ra tui cũng nêu cụ thể lí do tại sao chọn,tại sao không chọn để chứng minh cho những lựa chọn của mình là đúng theo ý mình.Vài lời "bon chen",còn sơ suất,xin các bạn xem và góp ý thêm :|
P/S : Đây chỉ là sự tranh luận để khẳng định ý kiến của mỗi người giữa những người yêu thích Sinh với nhau---->hoàn toàn không có ý tiêu cực