Sinh 10 Những vấn đề xung quanh ADN

T

traitimbang_3991

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Acid deoxyribonucleic (viết tắt ADN hay DNA) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởngphát triển của các dạng sống bao gồm cả một số virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Trong những tế bào sinh vật nhân thật (eukaryote), ADN nằm trong nhân tế bào trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay các prokaryote khác (archae), ADN không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ty thể, cũng như ở nhiều loại virus cũng mang những phân tử ADN đặc thù.


1) VỊ TRÍ :

ADN là cơ sở vật chất di truyền của hầu hết sinh vật.

- Ở các sinh vật chưa có nhân chuẩn ( virut hoặc thực khuẩn thể )ADN tạo thành vật chất di truyền .

- Ở các tế bào của sinh vật có nhân chuẩn , ADN là thành phần chủ yếu của NST ,ngoài ra một lượng nhỏ ADN cũng tồn tại một số bào quan như ti thể ,lạp thể ...tạo thành gen trong tế bào chất .

2) CẤU TRÚC VẬT LÍ :

- Hầu hết ADN của các loài sinh vật có cấu trúc xoắn kép ,gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau quanh một trục và ngược chiều nhau . Chiều dài của mỗi phân tử có thể đạt đến hằng trăm micromet .Có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là nucleotit.

- Ổ một số loài virut và vi khuẩn , phân tử ADN có 2 đầu nối liền với nhau tạo thành vòng kín và có cấu trúc không gian 3 chiều do sự gấp khúc nhiều hay ít .

3)CẤU TẠO HÓA HỌC

- Cấu tạo theo nguyên tắt đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêotit.

- Mỗi nu được cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu sau

+ Đường deoxyribôz

+ Axit photphoric

+ Một bazơ nitric ( 1 trong 4 loại sau) : A ,T ,G ,X

a) Liên hợp dọc: Mỗi mạch đơn ADN gồm 1 chuỗi polinucleôtit nối với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị (hay liên kết photphođieste).

b) Liên hợp ngang : Giữa 2 mạch đơn , các cặp bazơ đối diện nối với nhau bằng các liên kết hyđrotheo nguyên tắt bổ sung -một bazơ bé của mạch này liên kết với một bazơ lớn của mạch đối diện :A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđro ,G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô . Nên trong 1 phân tử ADN ta luôn có :

A = T và G = X .Và tỉ lệ mối quan hệ giữa các nu là =1

Chính nhờ sự sắp xếp đó mà khi ta biết trình tự các nu của mạch này sẽ suy ra được trình tự của các nu ở mạch còn lại .

* Liên kết hiđrô và liên kết hóa học tương đối yếu nhưng vì số lượng nhiều nên cũng tạo cho phân tử ADN một độ bền vững tương đối đồng thời rất linh hoạt để có thể thực hiện các chức năng sinh học của mình .

4) TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA ADN


Tính đặc trưng của ADN được thể hiện ở :

-Số lượng ,thành phần , trình tự sắp xếp các nu

-Hàm lượng ADN trong nhân tế bào ( ví dụ hàm lượng ADN trong nhân tế bào của người là :

- Tỉ lệ giữa các loại nu

5)TÍNH KHÔNG ĐẶC TRƯNG CỦA ADN:

Được thể hiện ở

-Cấu trúc xoắn kép

- Cấu tạo đơn giản

- Liên kết hóa học như liên kết photphođieste ,hyđrô

- Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric

6)TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA ADN:

ADN đặc trưng cho mỗi loài và được di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ của loài nhờ

a) Ở cấp độ tế bào do kết hợp của 3 cơ chế : nguyên phân , giảm phân ,thụ tinh

b) ở cấp độ phân tử do cơ chế tự nhân đôi của ADN

- Diển biến của cơ chế này sách giáo khoa đã trình bày kĩ vì vậy chỉ lưu ý một số ý quan trọng khác

+Sự tái bản diễn ra nhanh và chính xác do sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại ADN- polimeraza(I , II ,III ......) ,Nucleaz( gồm endocuclêaz và exonuclêaz).

+Tốc độ tái bản có thể khác nhau tùy theo loài .

+Các ADN -polimeraza chỉ xúc tác cho quá trình bổ sung theo hướng từ 3' đến 5' của mạch khuôn .

* ĐIỀU KIỆN ĐỂ XẢY RA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP ADN LÀ

-Phải có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại ADN- polimeraza(I , II ,III ......)

-Cần có các enzim tham gia vào quá trình mở xoắn ADN là helicaz , protein SSB

-Cần năng lượng ATP cung cấp .

* Ở MỘT SỐ LOÀI VIRUT CÓ CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN LÀ ARN THÌ ADN ĐƯỢC SAO CHÉP NGƯỢC TỪ KHUÔN CỦA ARN

7) TÍNH KHÔNG ỔN ĐỊNH CỦA ADN :
Do các tác nhân lí hóa của môi truờng ngoài hoặc do cấu trúc gen kém bền vững và những biến đổi sinh lí nội bào mà cấu trúc ADN có thể bị thay đổi tạo thành các dạng đột biến gen

8) VAI TRÒ CỦA ADN :

Là nơi tích lũy , bảo quản thông tin di truyền

9) HOẠT ĐỘNG CỦA ADN :

-Tự sao trước khi có sự phân bào ( gian kì )

-Phân li và tổ hợp cùng với NST trong quá trình phân bào .

-Phiên mã khi có sự tổng hợp protêin trong tế bào

- Đột biến khi bị tác động của các tác nhân từ môi trường


Quá trình tự nhân đôi ADN

Quá trình tự nhân đôi ADN hay tổng hợp ADN là một cơ chế sao chép các phân tử ADN mạch kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử ADN giống nhau hoàn toàn. Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung
Trong quá trình tự nhân đôi, ADN được tổng hợp theo một chiều duy nhất là chiều từ 5' đến 3'; đồng thời, một đoạn ADN được tổng hợp liên tục, còn một đoạn được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki rồi nối lại với nhau.
Trong các phân tử ADN xoắn kép mới tổng hợp thì có 1 chuỗi là từ ADN ban đầu còn chuỗi kia được tổng hợp từ các thành phần của môi trường nội bào, đó là nội dung của nguyên tắc bán bảo toàn.




Dnareplication.png
Dna-split.png



các loại enzim tham gia quá trình tự sao

* ADN-pôlimeraza II: Loại bỏ ARN mồi và sửa chữa ADN
* ADN-pôlimeraza II: Xác định sự bắt đầu và kết thúc một phân đoạn mới.
* ADN-pôlimêraza III: Tăng chiều dài của sợi mới tổng hợp
* Enzim SSB: gắn trên sợi đơn của ADN ở chạc 3 để sợi luôn ở trạng thái mở
* Enzim ligaza làm nhiện vụ nối các đoạn ôkazaki
* ADN - pôlimraza tạo ra ARN mồi
* Enzim hêlicraza: tách sợi kép của ADN đang xoắn thành các sợi đơn




có lẽ như vậy là tạm ổn!.....mình chỉ seach đc chừng đó tài liệu! ai mún tỳm hỉu kĩ hơn thì có link nè http://vi.wikipedia.org/wiki/ADN chuyên sâu lắm đó! hihi :D
mình lập pic này nhằm củng cố lý thuyết về ADN.....chúng ta sẽ xoay quanh các câu hỏi lý thuyết về cấu trúc phân tử ADN, quá trình tự sao......túm lại, tất tần tật lý thuyết liên quan tới anh ADN :D. ai có thắc mắc thì post lên để chúng ta cùng thảo luận và tỳm lời giải đáp......bản thân mình cũng rất kém về lý thuyết, nên cần sự giúp đỡ của các bạn rất nhìu!!! cùng nhau cố gắng nha! :x
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Đây là 1 số câu hỏi về lý thyết về ADN, mọi người cùng thảo luận nha:
1.Hãy phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc ADN với cơ chế tái bản của nó.
2.Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc ADN với cơ chế phiên mã.
3.Nêu vị trí phân bố và ý nghĩa của các loại liên kết trong cấu trúc ADN.
4.Trong 2 mạch ADN của sinh vật nhân chuẩn chỉ có 1 mạch được sử dụng làm khuôn để phiên mã nhưng tại sao ADN lại có cấu tạo 2 mạch?
5.Hai đặc điểm trong cấu trúc ADN chi phối các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như thế nào?
6.Trình bày cách nhận biết gen cấu trúc qua trình tự nucleotit.
7.Trình bày thí nghiệm chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.
8.Phân tích vai trò các loại đơn phân của axit nucleic.
 
M

mars.pipi

Theo mình biết thì ADN có xu hướng ngắn lại sau mỗi lần tự sao chép.

Đối với ADN mạch thẳng các ADN pol chỉ có thể bổ sung các nucleotit vào đầu 3’ của chuỗi polynucleotit đang kéo dài. Điều này dẫn đến vấn đề là: bộ máy sao chép không có cách nào để có thể sao chép hoàn chỉnh phần đầu 5’ của các mạch ADN con. Ngay cả một đoạn Okazaki có thể bắt đầu bằng một đoạn mồi ARN liên kết với đầu tận cùng của mạch ADN làm khuôn cũng không thể thay thế bằng ADN bởi không có sẵn đầu 3’ ở phía trước để phản ứng bổ sung với các nucleotit có thể diễn ra. Kết quả sau mỗi lần sao chép phân tử ADN sợi kép ngày càng ngắn lại và có các đầu không bằng nhau. Đối với sinh vật nhân sơ không xẩy ra hiện tượng này do phân tử ADN của nó có dạng vòng nên không có đầu tận cùng. Vậy cơ chế nào đã bảo vệ các gen của sinh vật nhân thực không bị mất đi sau các chu kỳ sao chép ADN nối tiếp nhau? Đó là do các phân tử ADN nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit đặc biệt tại các đầu tận cùng của chung và được gọi là đầu mút nhiễm sắc thể. Vùng đầu mút nhiễm sắc thể không chứa các gen thay vào đó là các trình tự nucleotit ngắn lặp lại nhiều lần. Ví dụ ở người tại các đầu mút nhiễm sắc thể có trình tự nucleotit ngắn gồm sáu nucleotit là TTAGGG lặp lại khoảng 100 đến 1000 lần. Ngoài ra các protein liên kết với ADN tại đầu mút có vai trò ngăn cản các đầu chữ chi của phân tử ADN con không hoạt hóa các hệ thống theo dõi các sai hỏng ADN của tế bào. Cấu trúc đầu mút không giup ADN mạch thẳng tránh khỏi việc ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, mà nó chỉ làm chậm quá trình ăn mòn các gen gần đầu tận cùng của các phân tử ADN. Sự ngắn dần của đầu mút nhiễm sắc thể bằng cách nào đó có liên quan đến quá trình già hóa ở những mô nhất định và sự già hóa của cả cơ thể.
nguồn:sinhhocvn.com
 
L

lananh_vy_vp

Hay nói cách khác: sau mỗi lần phân chia đoạn telomere của NST lại ngắn đi 1 chút, đến khi đoạn này mất hẳn thì tế bào sẽ tự động hoạt hóa các Protein để đi vào chu trình apoptosis.
 
T

traitimbang_3991

Đây là 1 số câu hỏi về lý thyết về ADN, mọi người cùng thảo luận nha:

4.Trong 2 mạch ADN của sinh vật nhân chuẩn chỉ có 1 mạch được sử dụng làm khuôn để phiên mã nhưng tại sao ADN lại có cấu tạo 2 mạch?

DNA có 2 mạch đơn là để đảm bảo tính bảo thủ của nó. Nếu DNA chỉ có 1 mạch đơn thì trong quá trình tế bào phân chia nếu xảy ra lỗi trong quá trình sao chép hay trong quá trình sinh trưởng của tế bào bị các tác nhân bên ngoài môi trường làm biến đổi cấu trúc DNA, tế bào sẽ ko thể sửa chữa được và nó sẽ xuất hiện rất nhiều các đột biến có thể đe dọa sự tồn tại của nó trong các thế hệ tiếp theo.
Còn khi DNA có 2 mạch đơn, khi 1 mạch đơn xảy ra sự thay đổi cấu trúc do các tác nhân lạ trong sao chép hay sinh trưởng thì tế bào có thể dựa vào sợi đơn còn lại để sửa chữa đoạn bị hư hỏng. Vì vậy nó đảm bảo thế hệ sau có thông tin di truyền giống thế hệ trước, là cơ sở cho sự di truyền nòi giống. :)>-
 
N

nguyentung2510

Đây là 1 số câu hỏi về lý thyết về ADN, mọi người cùng thảo luận nha:

6.Trình bày cách nhận biết gen cấu trúc qua trình tự nucleotit.

Ta vẫn biết mARN được tổng hợp tứ ADN với mạch khuôn 3'-5'

mARN có bộ 3 mở đầu là AUG. Tương ứng với codon mở đầu ở ADN là TAX.

Vif thế khi đọc mạch ADN chú ý đọc cả hai chiều của 2 mạch tìm thấy codon TAX ở gần vị trí đầu.

=> Dau 3' của mạch gốc. :D
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbang_3991

7.Trình bày thí nghiệm chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Thí nghiệm chứng minh có sự tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn

Meselson, Stahl (1958) đã chứng minh kiểu sao chép bán bảo tồn. Nuôi E.coli nhiều thế hệ trên môi trường có nguồn nitơ đồng vị nặng N15. Như vậy tất cả DNA của vi khuẩn đều mang đồng vị nặng N15 thay cho N14 bình thường. Sau đó tế bào được chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 nhẹ, mẫu các tế bào được lấy ra theo những khoảng thời gian đều đặn và chiết tách DNA. Bằng phương pháp ly tâm trên thang nồng độ CsCl, các loại DNA nặng, nhẹ và lai được tách ra.

491px-Meselson-stahl_experiment_diagram_en.svg.png

Kết quả cho thấy DNA nặng ban đầu (thế hệ 0) chứa N15, sau một lần phân chia cho thế hệ I với DNA lai có tỷ trọng nằm giữa DNA nặng N15

và DNA nhẹ N14. Nói cách khác sau một lần sao chép phân tử DNA mới chứa một nữa mang N15 và một nữa N14. Ở thế hệ II một nữa số phân tử DNA là lai, nữa còn lại là DNA nhẹ N14. Thí nghiệm này khẳng định giả thuyết của Watson và Crick là đúng tức 2 mạch DNA mẹ tách ra, mỗi cái làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới bổ sung.

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
T

traitimbang_3991

tự sao ADN ở e.coli

Diễn biến sao chép DNA ở nhiễm sắc thể E.coli

Quá trình sao chép DNA ở E.Coli diễn ra qua hai giai đoạn:

1. Giai đoạn khởi sự (initiation)
+ Mở xoắn:

Ở E.coliquá trình bắt đầu khi một protein B đặc hiệu nhận biết điểm khởi sự sao chép (replication orgine) ori và gắn vào trình tự base đặc biệt đó. Tiếp theo enzyme gyrase (một loại topoisomerase) cắt DNA làm tháo xoắn ở 2 phía của protein B. Trong khi 2 phân tử enzyme gyrase chuyển động ngược chiều nhau so với điểm ori thì 2 phân tử của enzyme helicase tham gia tách mạch tạo chẻ ba sao chép. Helicase sử dụng năng lượng ATP làm đứt các liên kết hydro giữa 2 base bắt cặp với nhau.

+ Các protein làm căng mạch SSB (single-strand binding protein) gắn vào các mạch đơn DNA làm chúng tách nhau, thẳng ra và ngăn không cho chập lại hoặc xoắn để việc sao chép được dễ dàng.

+ Tổng hợp mồi (primer) dặc trưng cho quá trình kéo dài chuỗi là

DNA polymerase chỉ hoạt động khi đã có mồi, nên trước khi tổng hợp chuỗi

thì phải có qua trình tổng hợp mồi. Mồi là một đoạn khoảng 9 -10 nu, có thể là DNA hoặc ARN.

2. Giai đoạn nối dài (elongation)

Do tính chất đối song song nên khi tách ra thành 2 mạch đơn khuôn thì một mạch có đầu 3’, mạch kia có đầu 5’ nên để đảm bảo hướng sao chép của DNA theo chiều 5’ -3’ thì sự polymer hóa dựa vào 2 mạch khuôn DNA diễn ra khác nhau.

Mạch khuôn có đầu 3’ được DNA polymerase III gắn vào và tổng hợp ngay mạch bổ sung 5’-3’ hướng vào chẻ ba sao chép. Mạch khuôn này được gọi là mạch khuôn trước, còn mạch mới được tổng hợp gọi là mạch trước (leading strand).

Ở mạch có đầu 5’ (mạch khuôn sau) việc tổng hợp phức tạp hơn và thực hiện từ chẻ ba sao chép hướng ra ngoài để đảm bảo đúng hướng 5’-3’. Khi mạch kép tách ra ở gần chẻ ba sao chép , enzyme primase gắn mồi (primer) ARN khoảng 10 nucleotid có trình tự bổ sung với mạch khuôn. DNA-polymerase III nối theo mồi ARN, theo hướng ngược với chẻ ba sao chép, tổng hợp các đoạn ngắn 1000-2000 nucleotid, gọi là các đoạn Okazaki (người phát hiện là Reiji Okazaki). DNA polymerase nối dài đoạn Okazaki đến khi gặp ARN mồi phía trước thì dừng lại, rồi lùi ra sau tiếp tục tổng hợp từ ARN mồi mới được tạo nên gần chẻ ba sao chép.

Tiếp theo DNA-polymerase I nhờ hoạt tính exonuclease 5’-3’ cắt bỏ mồi ARN, lắp các nucleotid của DNA vào chỗ trống và thực hiện polymer hóa hướng 5’-3’. Đoạn DNA ngắn 10 nucleotid này còn hở 2 đầu, chỗ hở được nối nhờ enzyme ligase của DNA mạch được tổng hợp từ chẻ ba sao chép hướng ra ngoài được tổng hợp chậm hơn nên gọi là mạch sau (lagging strand).

Quá trình sao chép DNA ở E.coli diễn ra với tốc độ rất nhanh, có thể đạt đến 50.000 nucleotid/phút.
 
T

traitimbang_3991

trắc nghiệm đơn giản nhé! đừng nhỳn lên phía trước và tr.l xem đúng hôk nha!



1. Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc:

a. Nguyên tắc nhân đôi.
b. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
c. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn
d. Nguyên tắc sao ngược


2.Quá trình nhân đôi củaADN diễn ra ở pha :

a. pha S
b. pha G1
c. pha G2
d. pha M


3. Tên gọi của phân tửADN là:

a. Axit đêôxiribônuclêic
b. Axit nuclêic
c. Axit ribônuclêic
d. Nuclêôtit


4.Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tửADN là:

a. C, H, O, N, P
b. C, H, O, Na, S
c. C, H, O, P
d. C, H, N, P, Mg

5.Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo củaADN là:

a. Là một bào quan trong tế bào
b. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
c. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
d. Cả A, B, C đều đúng


6. Đơn vị cấu tạo nênADN là:

a. Axit ribônuclêic
b. Axit đêôxiribônuclêic
c. Axit amin
d. Nuclêôtit


7. Bốn loại đơn phân cấu tạoADN có kí hiệu là:
a. A, U, G, X
b. A, T, G, X
c. A, D, R, T
d. U, R, D, X


8. Cấu trúc một đơn phân của ADN gồm:

a. Axit phôtphoric, đường ribô, ađênin
b. Axit phôtphoric, đường ribô, 1 bazơ nitric
c. Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, axit amin
d. Axit phôtphoric, đường đêôxiribô, 1 bazơ nitric



9. Sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào đặt cơ sở cho sự nhân đôi của:
a. Ti thể
b. Nhiễm sắc thể
c. Lục lạp
d. ARN




10.Đáp án nào dưới đây mô tả đúng trình tự nuclêôtit của 1 đoạn ADN

a. 3' A G A A X T 5'
3' A X T TG A 5'
b. 5' A G X T A G 3'
3' T X G A T X 5'
c. 5' A T G X A T 3'
3' A U X GT A
d. 5' A G G A X X T 3'
5' T X X T G G A 3'
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

1. Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc:
a. Nguyên tắc nhân đôi.
b. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
c. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn
d. Nguyên tắc sao ngược

2.Quá trình nhân đôi củaADN diễn ra ở pha :
a. pha S
b. pha G1
c. pha G2
d. pha M


3. Tên gọi của phân tửADN là:
a. Axit đêôxiribônuclêicb. Axit nuclêic
c. Axit ribônuclêic
d. Nuclêôtit


4.Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tửADN là:
a. C, H, O, N, P
b. C, H, O, Na, S
c. C, H, O, P
d. C, H, N, P, Mg

5.Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo củaADN là:
a. Là một bào quan trong tế bào
b. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
c. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
d. Cả A, B, C đều đúng


6. Đơn vị cấu tạo nênADN là:
a. Axit ribônuclêic
b. Axit đêôxiribônuclêic
c. Axit amin
d. Nuclêôtit


7. Bốn loại đơn phân cấu tạoADN có kí hiệu là:
a. A, U, G, X
b. A, T, G, X
c. A, D, R, T
d. U, R, D, X
 
Last edited by a moderator:
M

minhme01993

Đáp án nè:
1 - C
2 - A
3 - A
4 - C
5 - C
6 - D
7 - B
Chắc đúng không cẩn chỉnh sửa nữa đâu nhỉ? :D
 
M

minhme01993

1. Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc:
a. Nguyên tắc nhân đôi.
b. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn?
c. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn
d. Nguyên tắc sao ngược


2.Quá trình nhân đôi củaADN diễn ra ở pha :
a. pha S
b. pha G1
c. pha G2
d. pha M


3. Tên gọi của phân tửADN là:
a. Axit đêôxiribônuclêicb. Axit nuclêic
c. Axit ribônuclêic
d. Nuclêôtit


4.Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tửADN là:
a. C, H, O, N, P
b. C, H, O, Na, S
c. C, H, O, P
d. C, H, N, P, Mg

5.Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo củaADN là:
a. Là một bào quan trong tế bào
b. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
c. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
d. Cả A, B, C đều đúng


6. Đơn vị cấu tạo nênADN là:
a. Axit ribônuclêic
b. Axit đêôxiribônuclêic
c. Axit amin
d. Nuclêôtit


7. Bốn loại đơn phân cấu tạoADN có kí hiệu là:
a. A, U, G, X
b. A, T, G, X
c. A, D, R, T
d. U, R, D, X

Câu 1 ý C em ạ!
___________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Thí nghiệm chứng minh có sự tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn

Meselson, Stahl (1958) đã chứng minh kiểu sao chép bán bảo tồn. Nuôi E.coli nhiều thế hệ trên môi trường có nguồn nitơ đồng vị nặng N15. Như vậy tất cả DNA của vi khuẩn đều mang đồng vị nặng N15 thay cho N14 bình thường. Sau đó tế bào được chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 nhẹ, mẫu các tế bào được lấy ra theo những khoảng thời gian đều đặn và chiết tách DNA. Bằng phương pháp ly tâm trên thang nồng độ CsCl, các loại DNA nặng, nhẹ và lai được tách ra.

491px-Meselson-stahl_experiment_diagram_en.svg.png

Kết quả cho thấy DNA nặng ban đầu (thế hệ 0) chứa N15, sau một lần phân chia cho thế hệ I với DNA lai có tỷ trọng nằm giữa DNA nặng N15

và DNA nhẹ N14. Nói cách khác sau một lần sao chép phân tử DNA mới chứa một nữa mang N15 và một nữa N14. Ở thế hệ II một nữa số phân tử DNA là lai, nữa còn lại là DNA nhẹ N14. Thí nghiệm này khẳng định giả thuyết của Watson và Crick là đúng tức 2 mạch DNA mẹ tách ra, mỗi cái làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới bổ sung.

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

Nếu ADN không có N thì cái thí nghiệm chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn là sai à?
 
Last edited by a moderator:
M

minhme01993

CHết hiz, sorry, anh quên mất thành phần của A, T, G, X có N nằm trong 1 nu. Trời ơi lú rùi :((.

ĐÍnh chính lại lần cuối.
Tp của ADN là C, H, O, N, P
TP của Pr là C, H, O, N

Thành thật xin lỗi, dạo này kiến thức lọt lưới!
 
N

nguyentung2510


1. Phân tửADN tái bản theo nguyên tắc:

a. Nguyên tắc nhân đôi.
b. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
c. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn
d. Nguyên tắc sao ngược


2.Quá trình nhân đôi củaADN diễn ra ở pha :

a. pha S
b. pha G1
c. pha G2
d. pha M


3. Tên gọi của phân tửADN là:

a. Axit đêôxiribônuclêic
b. Axit nuclêic
c. Axit ribônuclêic
d. Nuclêôtit


4.Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tửADN là:

a. C, H, O, N, P
b. C, H, O, Na, S
c. C, H, O, P
d. C, H, N, P, Mg

5.Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo củaADN là:

a. Là một bào quan trong tế bào
b. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
c. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
d. Cả A, B, C đều đúng


6. Đơn vị cấu tạo nênADN là:

a. Axit ribônuclêic
b. Axit đêôxiribônuclêic
c. Axit amin
d. Nuclêôtit


7. Bốn loại đơn phân cấu tạoADN có kí hiệu là:
a. A, U, G, X
b. A, T, G, X
c. A, D, R, T
d. U, R, D, X


8. Cấu trúc một đơn phân của ADN gồm:

a. Axit phôtphoric, đường ribô, ađênin
b. Axit phôtphoric, đường ribô, 1 bazơ nitric
c. Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, axit amin
d. Axit phôtphoric, đường đêôxiribô, 1 bazơ nitric



9. Sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào đặt cơ sở cho sự nhân đôi của:
a. Ti thể
b. Nhiễm sắc thể
c. Lục lạp
d. ARN




10.Đáp án nào dưới đây mô tả đúng trình tự nuclêôtit của 1 đoạn ADN

a. 3' A G A A X T 5'
....3' A X T TG A 5'
b. 5' A G X T A G 3'
....3' T X G A T X 5'

c. 5' A T G X A T 3'
...3' A U X GT A
d. 5' A G G A X X T 3'
....5' T X X T G G A 3'
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentung2510

Đột biến gen

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucléotide trong gen. Có rất nhiều kiểu biến đổi về cấu trúc gène. Trong đó, những biến đổi liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen được gọi là đột biến điểm. Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp ( 1/1000000-1/10000 ). Tuy nhiên tần số đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào các tác nhân gây đột biến. Tác nhân gây đột biến có thể là các chất hóa học, các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hoặc các tác nhân sinh học như virus có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể. Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

* Các dạng đột biến gen tai mot diem thường gặp:

1. Mất một cặp nucléotide
2. Thêm một cặp nucléotide
3. Thay thế một cặp nucléotide
4. Đảo vị trí một cặp nucléotide

* Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:

Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. Trong thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hóa học.

* Tính chất:

Tần số đột biến gen thấp và phụ thuộc vào cường độ, liều lượng các tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen (có gen dễ đột biến, có gen khó đột biết)

* Vai trò của đột biến gen:

Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protéine mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.

Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở từng cá thể riêng lẻ, không tuơng ứng với điều kiện sống, thường là đột biến lặn và có hại cho bản thân sinh vật vì chúng đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn và có hại, một số trung tính, một số có lợi. Những gen lăn chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. Đột biến gen gây ra những thay đổi trong nucléotide dẫn đến biến đổi mARN và quá trình tổng hơp protéine nên thường gây ra hậu quả có hại, làm giảm khả năng sống của sinh vật.

Ví dụ: Bệnh huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm ở người do đột biến thay thế cặp nucléotide thứ 6 của chuỗi polipeptide Beta trong phân tử Hb làm acid glutamique bị thay thế bởi valin gây thiếu máu, giảm khả năng vận chuyển dưỡng khí. Đa số đột biến là có hại cho cơ thể. Có gen gây chết.

Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật. Ngoài ra có những đột biến do tác nhân chủ động của con nguời tạo ra tính trạng quý. Ví dụ: Ở lúa, thân lùn, không bị đổ, tăng số bông, số hạt, có lợi cho sản xuất.

Ngoài những đột biến gen xảy ra trên ADN của nhiễm sắc thể, đột biến trên DNA của các bào quan như ty thể, lục lạp có thể gây ra những biến dị di truyền theo dòng mẹ.

* Ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống:
o Trong tiến hóa:

Tính chất có lợi hay có hại của một đột biến gen chỉ là tương đối (có trường hợp này thì có lợi, có trường hợp khác có hại). Có trường hợp ở trạng thái dị hợp lại làm tăng sức sống, sức chống chịu của cơ thể đối với một số bệnh. Ví dụ: Người mang gen đột biến gây huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm ở trạng thái dị hợp, có khả năng đề kháng với bệnh sốt rét.

Tuy tính chất ngẫu nhiên, cá biệt, không xác định và thường ở trạng thái lặn nhưng đột biến gen vẫn được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc tự nhiên vì vậy, có vai trò trong tiến hóa.

*
o Trong chọn giống:

Một vài đột biến có lợi dùng làm cơ sở là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tạo giống vật nuôi và cây trồng. Gây đột biến nhân tạo là một trong các phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả cao, góp phần tạo nên những tính trạng quý ở cây trồng.

Ngoài ra đối với con người, đột biến gen gây hại cho cơ thể cho nên cần phát hiện và hạn chế nguyên nhân và sự tràn lan của gen đột biến.
 
T

traitimbang_3991

kết quả cho 10 câu đầu tiên:
1 - B
2 - A
3 - A
4 - A
5 - C
6 - D
7 - B
8 - D
9 - B
10 - B



....đột biến gen......

11. Đột biến gen là:
a) Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
b) Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đócủa phân tử AND.
c) Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
d) Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh.


12. Dạng đột biến nào sau đây không phải là dột biến gen ?

a) Mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
c) Lặp 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.


13. Đột biến gen gồm các dạng sau:
a) Mất, thêm, lặp, thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) Mất, thêm, lặp, đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
c) Mất, lặp, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
d) Mất, thêm, đảo vị trí, thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.



14. Cơ chế nào sau đây không gây đột biến gen?

a) Làm đứt NST và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một NST.
b) Làm rối loạn quá trình tự nhân đôi của AND.
c) Làm đứt phân tử AND và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một phân tử AND.
d) Tất cả đều sai.



15. Đột biến gen xảy ra ở:
a) Tế bào sinh dục.
b) Tế bào sinh dưỡng.
c) Hợp tử.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.



16. Những biến đổi xảy ra trong gen cấu trúc sẽ làm biến đổi:

a) Cấu trúc ARN tương ứng
b) Prôtêin tương ứng
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai


17. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng
hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai




18. Đột biến mất một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amintừ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai

19. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?

a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amintừ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai

20. Đột biến có thể không làm thay đổi số liên kết hydrô là:

a) Mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo 1 hoặc một số cặp nuclêôtit

21. Đột biến có thể làm thay đổi chiều dài gen là:

a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

22. Đột biến luôn làm thay đổi số liên kết hydrô là:

a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

23. Đột biến mất một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:

a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

24. Đột biến thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

25. Đột biến thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

26. Đột biến mất một cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 1
d) Giảm 2

27. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 1
d) Giảm 2

28. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thì số liên kết hydrô của gen đột biến:

a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 2
d) Giảm 3


29. Đột biến đảo vị trí một số cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:

a) Tăng 3
b) Tăng 2
c) Tăng 1
d) Không đổi


30: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
a. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
b. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
c. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
d. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

11. Đột biến gen là:
a) Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
b) Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đócủa phân tử AND.
c) Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
d) Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh.


12. Dạng đột biến nào sau đây không phải là dột biến gen ?
a) Mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
c) Lặp 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.


13. Đột biến gen gồm các dạng sau:
a) Mất, thêm, lặp, thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) Mất, thêm, lặp, đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
c) Mất, lặp, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
d) Mất, thêm, đảo vị trí, thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
14. Cơ chế nào sau đây không gây đột biến gen?
a) Làm đứt NST và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một NST.
b) Làm rối loạn quá trình tự nhân đôi của AND.
c) Làm đứt phân tử AND và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một phân tử AND.
d) Tất cả đều sai.



15. Đột biến gen xảy ra ở:
a) Tế bào sinh dục.
b) Tế bào sinh dưỡng.
c) Hợp tử.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.
16. Những biến đổi xảy ra trong gen cấu trúc sẽ làm biến đổi:
a) Cấu trúc ARN tương ứng
b) Prôtêin tương ứng
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai


17. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai




18. Đột biến mất một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amintừ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai

19. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amintừ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai

20. Đột biến có thể không làm thay đổi số liên kết hydrô là:
a) Mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo 1 hoặc một số cặp nuclêôtit

21. Đột biến có thể làm thay đổi chiều dài gen là:
a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

22. Đột biến luôn làm thay đổi số liên kết hydrô là:
a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

23. Đột biến mất một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

24. Đột biến thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

25. Đột biến thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầud) Câu a và b đều đúng

26. Đột biến mất một cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 1
d) Giảm 2?

27. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 1
b) Tăng 2?
c) Giảm 1
d) Giảm 2

28. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 2
d) Giảm 3


29. Đột biến đảo vị trí một số cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 3
b) Tăng 2
c) Tăng 1
d) Không đổi

30: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
a. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
b. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
c. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
d. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
-Hình như đề cho thiếu dữ kiện hay sao ấy nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentung2510

11. Đột biến gen là:
a) Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
b) Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đócủa phân tử AND.
c) Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
d) Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh.


12. Dạng đột biến nào sau đây không phải là dột biến gen ?

a) Mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
c) Lặp 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.


13. Đột biến gen gồm các dạng sau:
a) Mất, thêm, lặp, thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
b) Mất, thêm, lặp, đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
c) Mất, lặp, thay thế, đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
d) Mất, thêm, đảo vị trí, thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.



14. Cơ chế nào sau đây không gây đột biến gen?

a) Làm đứt NST và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một NST.
b) Làm rối loạn quá trình tự nhân đôi của AND.
c) Làm đứt phân tử AND và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một phân tử AND.
d) Tất cả đều sai.



15. Đột biến gen xảy ra ở:
a) Tế bào sinh dục.
b) Tế bào sinh dưỡng.
c) Hợp tử.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.



16. Những biến đổi xảy ra trong gen cấu trúc sẽ làm biến đổi:

a) Cấu trúc ARN tương ứng
b) Prôtêin tương ứng
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai


17. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng
hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai




18. Đột biến mất một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amintừ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai

19. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?

a) Ảnh hưởng tới một axit amin
b) Ảnh hưởng tất cả các axit amin
c) Ảnh hưởng tới tất cả các axit amintừ vị trí đột biến trở về sau
d) Cả 3 câu terên đều sai

20. Đột biến có thể không làm thay đổi số liên kết hydrô là:

a) Mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Thay thế 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Đảo 1 hoặc một số cặp nuclêôtit

21. Đột biến có thể làm thay đổi chiều dài gen là:

a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

22. Đột biến luôn làm thay đổi số liên kết hydrô là:

a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

23. Đột biến mất một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:

a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

24. Đột biến thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

25. Đột biến thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi:
a) Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu
b) Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu
c) Chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu
d) Câu a và b đều đúng

26. Đột biến mất một cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:
a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 1
d) Giảm 2


27. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:

a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 1
d) Giảm 2

28. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thì số liên kết hydrô của gen đột biến:

a) Tăng 1
b) Tăng 2
c) Giảm 2
d) Giảm 3


29. Đột biến đảo vị trí một số cặp nuclêôtit thì số liên kết hydrô của gen đột biến:

a) Tăng 3
b) Tăng 2
c) Tăng 1
d) Không đổi


30: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
a. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
b. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
c. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
d. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
 
Last edited by a moderator:
U

uyenphuong1812

11.b
12.c
13.d
14.d
15.d
16.c
17.a
18.c
19.c
20.d
21.c
22.c
23.b
24.a
25.c
26.d
27.b
28.a
29.d
30.b
 
Top Bottom