Sinh 10 Những vấn đề xung quanh ADN

T

traimuopdang_268

kết quả cho 10 câu đầu tiên:
1 - B
2 - A
3 - A
4 - A
5 - C
6 - D
7 - B
8 - D
9 - B
10 - B



.
C ơi. cho tớ hỏi đáp án này là chuẩn à
Câu thành phần ADN(câu 5) và câu nguyên tắc nhân đôi ADN
Khuôn mẫu+bán bảo tồn(2 cái là một??)
Và Bổ sung+bán bảo tồn\Leftrightarrow Cái này chuẩn phải không.
 
T

traitimbang_3991


C ơi. cho tớ hỏi đáp án này là chuẩn à
Câu thành phần ADN(câu 5) và câu nguyên tắc nhân đôi ADN
Khuôn mẫu+bán bảo tồn(2 cái là một??)
Và Bổ sung+bán bảo tồn\Leftrightarrow Cái này chuẩn phải không.

cái đáp án 10 câu đầu đó là mình đưa ra nhưng mình chắc chắn rằng nó là đúng! nếu mình ko chắc chắn mình sẽ ko dùng từ kết quả ở đó :)

câu 5 là câu hỏi về cấu tạo ADN đâu có hỏi về thành phần ADN?
dáp án nguyên tắc Bổ sung+bán bảo tồn là đáp án đúng
theo mình thì nguyên tắc bán bảo tồn và ngtắc khuôn mẫu là khác nhau: ngtắc bán bảo tồn là ngtắc giữ lại một nửa còn ngtắc khuôn mẫu là dùng để làm khuôn thôi! hình như nguyên tắc khuôn mẫu là ngtắc dùng trong phiên mã??? cái này mình cũng ko chắc lắm! các prồ giải thích giùm 2 cái nguyên tắc này đi!

-----------------------------------------------------------------------------------
 
T

traitimbang_3991

hic............mình hỏi tý! sao câu 14 là đáp án d, câu 15 đáp án d. câu 22 đáp án c?
những câu khác đều giống các bạn còn mấy câu đó là khác! hic........mình chọn: 14-a, 15-a, 22-a, 30-b
 
N

nguyentung2510

14. Cơ chế nào sau đây không gây đột biến gen?
a) Làm đứt NST và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một NST. -> Gắn đoạn đứt vào vị trí mới-> ĐB
b) Làm rối loạn quá trình tự nhân đôi của AND. -> Sắp xếp sai các Nu -> ĐB
c) Làm đứt phân tử AND và nối đoạn bị đứt vào vị trí mới trên cùng một phân tử AND. -> Như ý a.
d) Tất cả đều sai.

15. Đột biến gen xảy ra ở:
a) Tế bào sinh dục.
b) Tế bào sinh dưỡng.
c) Hợp tử.
d) Cả 3 câu trên đều đúng. Câu này hoàn toàn là kiến thức cơ bản.

22. Đột biến luôn làm thay đổi số liên kết hydrô là:
a) Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b) Thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit
c) Mất, thêm, một hoặc một số cặp nuclêôtit
d) Thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

Đảo -> không biến đổi -> Loại b,c.
Thay thế chưa chắc đã làm biến đổi vì có TH thay A - T = T-A
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Bài tập đây.^^.
Trong một phân tử ADN, số liên kết hidrô giữa 2 mạch đơn là 531.10^4 và số liên kết hidrô trong cặp A-T bằng số chu kỳ xoắn của nó trong phân tử.

a. Tính số lượng từng loại nu từ ADN trên

b. Tính khối lượng và chiều dài của ADN trên.

c. Phân tử ADN trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.10^4 Ađênin tự do. Xác định số lần tái bản của ADN
 
S

so_am_i

Bài tập đây.^^.
Trong một phân tử ADN, số liên kết hidrô giữa 2 mạch đơn là 531.10^4 và số liên kết hidrô trong cặp A-T bằng số chu kỳ xoắn của nó trong phân tử.
a. Tính số lượng từng loại nu từ ADN trên
b. Tính khối lượng và chiều dài của ADN trên.
c. Phân tử ADN trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.10^4 Ađênin tự do. Xác định số lần tái bản của ADN
ủa, sao to quá vậy nhỉ, hem bit mình sai chỗ nào rứa :(
2A + 3G = 531. 10^4
2.A = N/20 <=> 20A - G = 0
<=> A=T= 90000
G=X= 1710. 10^3 nu
Nếu trên ko sai sót jì thì câu a, b next
câu c, số lần tái bản = 1143. 10^4 : 90000= 127 lần tái bản
:( to dễ sợ - sợ sai
 
L

lananh_vy_vp

Trên một mạch đơn của gen có 10% Timin và 30% Ađênin

1. Nếu gen nói trên có 900 guanin thực hiện nhân đôi một lần. Trền mỗi mạch bổ sung được tạo từ các nu của môi trường, tốc độ liên kết của các nu là đều nhau, bằng 200 nu trong một giây thì thời gian của một lần nhân đôi của gen là bao nhiêu ?

2. Trong một số đợt nhân đôi khác của gen nói trên, người ta thấy có tổng số 58500 liên kết hidrô bị phá vỡ.

a. Tính số đợt nhân đôi của gen
b. Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho quá trình trên
 
F

faraday1993

8. Cấu trúc một đơn phân của ADN gồm:
a. Axit phôtphoric, đường ribô, ađênin
b. Axit phôtphoric, đường ribô, 1 bazơ nitric
c. Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, axit amin
d. Axit phôtphoric, đường đêôxiribô, 1 bazơ nitric

9. Sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào đặt cơ sở cho sự nhân đôi của:
a. Ti thể
b. Nhiễm sắc thể
c. Lục lạp
d. ARN




10.Đáp án nào dưới đây mô tả đúng trình tự nuclêôtit của 1 đoạn ADN
a. 3' A G A A X T 5'
3' A X T TG A 5'
b. 5' A G X T A G 3'
3' T X G A T X 5'
c. 5' A T G X A T 3'
3' A U X GT A
d. 5' A G G A X X T 3'
5' T X X T G G A 3'
__________________
 
T

traitimbang_3991

Trên một mạch đơn của gen có 10% Timin và 30% Ađênin

1. Nếu gen nói trên có 900 guanin thực hiện nhân đôi một lần. Trền mỗi mạch bổ sung được tạo từ các nu của môi trường, tốc độ liên kết của các nu là đều nhau, bằng 200 nu trong một giây thì thời gian của một lần nhân đôi của gen là bao nhiêu ?

2. Trong một số đợt nhân đôi khác của gen nói trên, người ta thấy có tổng số 58500 liên kết hidrô bị phá vỡ.

a. Tính số đợt nhân đôi của gen
b. Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho quá trình trên
1/ ta có %A=%T=(10+30)/2=20% ------------> %G=%X=30%
G=900 ---------> N = (900*100)/30 =3000 Nu
-----------> thời gian nhân đôi = 1500/200 = 7,5 (s) (vì 2 ADN con đc tổng hợp đồng thời)
hôk býk đúng hok nữa????
2/a/ H_gen = 2A+3G=3900
ta có (2^k -1)*H = 58500 <=> 2^k =16 ----> k=4 = số đợt nhân đôi của gen
b/số Nu mtcc: A=T= (2^k -1)*600=9000
G=X=(2^k -1)*G=13500@};-
 
T

traitimbang_3991

tiếp tục nào!
hãy nêu cấu trúc không gian của ADN!
------------------------------------------------------------
 
L

lananh_vy_vp

Cấu trúc phân tử ADN được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúc bằng những liên kết hoá học.
Chuỗi xoắn kép ADN có thể xem tồn tại dưới một trong 3 dạng hình học tương đối khác nhau, trong đó dạng "B" (được James D. Watson và Francis Crick miêu tả) là dạng phổ biến nhất trong tế bào. Phân tử dạng "B" rộng 2 nanomet và dài 3,4nanomet trung bình cho 10 nucleotide. Đây cũng là độ dài xấp xỉ của một đoạn phân tử ADN khi nó xoay đúng 1 vòng quanh trục. Tần số vòng xoay này (được gọi là bước xoắn) phụ thuộc nhiều vào lực nén mà 1 base tác động lên base kế cận trong mạch.

hí hí.search sơ sơ thế thui, cho ck bổ sung thêm.^^
 

phuongthao2642003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng mười 2018
2
0
1
Đây là 1 số câu hỏi về lý thyết về ADN, mọi người cùng thảo luận nha:
1.Hãy phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc ADN với cơ chế tái bản của nó.
2.Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc ADN với cơ chế phiên mã.
3.Nêu vị trí phân bố và ý nghĩa của các loại liên kết trong cấu trúc ADN.
4.Trong 2 mạch ADN của sinh vật nhân chuẩn chỉ có 1 mạch được sử dụng làm khuôn để phiên mã nhưng tại sao ADN lại có cấu tạo 2 mạch?
5.Hai đặc điểm trong cấu trúc ADN chi phối các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như thế nào?
6.Trình bày cách nhận biết gen cấu trúc qua trình tự nucleotit.
7.Trình bày thí nghiệm chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.
8.Phân tích vai trò các loại đơn phân của axit nucleic.
Lan anh vy_vp có thể cho em xin đáp án mấy câu hỏi này được không ạ
 
Top Bottom