Sinh [sinh10] Ôn tập lý thuyết chương I

Nguyen Hay

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười một 2017
59
8
26
29
An Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người hãy giúp mình với thực sự là mình đang rất cần sự giúp đỡ của các bạn vì môn Sinh là môn mình yếu nhất. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
1) So sánh điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
2) Tại sao tế bào động vật lại dễ thay đổi hình dạng khi cơ thể chuyển động, còn tế bào thực vật lại cực kỳ bền chắc nhưng không thay đổi hình dạng được?
3) Nhân là bào quan vô cùng quan trọng của tế bào vậy vị trí của nó trong tế bào như thế nào trong tế bào để nhận được nhiều chất dinh dưỡng và Oxy nhất để dễ dàng thực hiện được chức năng điều khiển chi phối các bào quan?
4) Bào quan nào làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
5) Bào quan nào làm nhiệm vụ giải độc cho tế bào(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
6) Bào quan nào có khả năng phân giải các bào quan và phân giải các chất cặn bã(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
7) Bào quan nào có khả năng vận chuyển các chất trong tế bào(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
8) Nêu cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
9) Tại sao tế bào của cơ thể có thể phát hiện khi có tế bào lạ xâm nhập?
VD: Các bệnh nhân ghép tạng phải thường xuyên uống 1 loại thuốc để chống đào thải cơ quan ghép? GIẢI THÍCH?
10) Bào quan nào thực vật có mà động vật không có?
11) Dịch tên các bào quan của tế bào nhân thực sang tiếng Anh.
12) Tại sao ở tế bào thực vật lại có nhiều tế bào có màu sắc khác nhau. Tại sao các chất dự trữ chứa bên trong tế bào thực vật cũng khác nhau?
13) Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mỗi cơ thể?
P/S: Mọi người hãy giúp mình với thực sự là mình đang rất cần sự giúp đỡ của các bạn vì môn Sinh là môn mình yếu nhất. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
 

Phan Minh Tâm

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng mười 2017
242
114
94
Nghệ An
1.
Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân)
Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
3.
-Mỗi tế bào có chứa một thể nhỏ hình cầu hoặc hình trứng gọi là nhân.
-Ở một số tế bào, nhân thường có vị trí khá cố định là trung tâm tế bào, ở một số tế bào khác nó lại tự do di động và có thể thấy ở bất kỳ chỗ nào. Nhân có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào
 
  • Like
Reactions: Nguyen Hay

Yuiki Machika

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng mười hai 2013
312
347
139
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
1) So sánh điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
2) Tại sao tế bào động vật lại dễ thay đổi hình dạng khi cơ thể chuyển động, còn tế bào thực vật lại cực kỳ bền chắc nhưng không thay đổi hình dạng được?
3) Nhân là bào quan vô cùng quan trọng của tế bào vậy vị trí của nó trong tế bào như thế nào trong tế bào để nhận được nhiều chất dinh dưỡng và Oxy nhất để dễ dàng thực hiện được chức năng điều khiển chi phối các bào quan?
4) Bào quan nào làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
5) Bào quan nào làm nhiệm vụ giải độc cho tế bào(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
6) Bào quan nào có khả năng phân giải các bào quan và phân giải các chất cặn bã(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
7) Bào quan nào có khả năng vận chuyển các chất trong tế bào(nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó)?
8) Nêu cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
9) Tại sao tế bào của cơ thể có thể phát hiện khi có tế bào lạ xâm nhập?
VD: Các bệnh nhân ghép tạng phải thường xuyên uống 1 loại thuốc để chống đào thải cơ quan ghép? GIẢI THÍCH?
10) Bào quan nào thực vật có mà động vật không có?
11) Dịch tên các bào quan của tế bào nhân thực sang tiếng Anh.
12) Tại sao ở tế bào thực vật lại có nhiều tế bào có màu sắc khác nhau. Tại sao các chất dự trữ chứa bên trong tế bào thực vật cũng khác nhau?
13) Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mỗi cơ thể?
P/S: Mọi người hãy giúp mình với thực sự là mình đang rất cần sự giúp đỡ của các bạn vì môn Sinh là môn mình yếu nhất. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
1
Giống nhau:
- Đều là tế bào nhân thực.
- Màng sinh chất đều được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng
- Thành phần đều được cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ như: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...

Khác nhau:
Tế bào động vật
Có màng tế bào, nhân, tế bào chất
Dị dưỡng
Hình dạng không nhất định
Thường có khả năng chuyển động
Không có lục lạp
Không có không bào
Chất dự trữ là glycogen
Không có thành xenlulôzơ
Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng eo thắt ở giữa tế bào.
Tế bào thực vật
Có màng tế bào, nhân, tế bào chất
Tự dưỡng
Hình dạng ổn định
Rất ít khi chuyển động
Có lục lạp
Có không bào lớn
Dự trữ bằng hạt tinh bột
Có màng thành xenlulôzơ
Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vánh ngăn
2
 
  • Like
Reactions: Nguyen Hay

Phan Minh Tâm

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng mười 2017
242
114
94
Nghệ An
4.
-Cấu trúc của ti thể: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
-Chức năng của ti thể là: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là các phần tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
5.
-nằm xa nhân, hệ thống xoang hình ống noi tiếp nưới nội chất hạt
+bề mặt chứa nhiều enzim ko có riboxom
Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

6.
Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm,
+có một màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy Gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài.
7.
-gần nhân, hệ thống xoang dẹp, 1 đầu nối với màng nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn
+trên màng nhiều riboxom, ko chứa enzim
Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Nhớ Like nha
 

Phan Minh Tâm

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng mười 2017
242
114
94
Nghệ An
8.
Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
Chức năng
– Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
– Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
– Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
10.
không bào
 
Top Bottom