[Sinh10] Một số câu hỏi dành cho Sinh 10

T

trihoa2112_yds

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

  1. Tại sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động ?
  2. Màng nhân và màng tế bào ( màng cơ sở ) khác nhau ở điểm nào ?
  3. Nguồn gốc của ti thể và lục lạp ? Lý do đưa ra giả thuyết trên ?
  4. Tại sao lizoxom không tự tiêu chính mình trong điều kiện bình thường ?
  5. Không bào ở động vật có chức năng gì ?
Bạn nào có hứng thú thì tham gia trả lời ôn tập kiến thức hen .
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

  1. Tại sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động ?
  2. Màng nhân và màng tế bào ( màng cơ sở ) khác nhau ở điểm nào ?
  3. Nguồn gốc của ti thể và lục lạp ? Lý do đưa ra giả thuyết trên ?
  4. Tại sao lizoxom không tự tiêu chính mình trong điều kiện bình thường ?
  5. Không bào ở động vật có chức năng gì ?
Bạn nào có hứng thú thì tham gia trả lời ôn tập kiến thức hen .


1. Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin).
Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.
Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất 1 cách có chọn lọc.

2. +Màng nhân khác màng sinh chất :
_ Có hai lớp màng , cấu trúc không liên tục ví có nhiều lỗ .
_ Không hàn gắn được.
_ Dễ dàng thấm một số chất như ribonucleaza , histon, axitamin…

3. ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn.
-ti thể và lục lạp có 2 lớp màng, lớp màng ngoài có cấu tạo giống sv nhân thực còn lớp mang trong có cấu tạo giống sv nhân sơ.
-ti thể và lục lạp có vcdt riêng.
-có riboxom lại 70s(phổ biến ở tế bào nhân sơ).
-chúng còn có khả năng tự nhân đôi độc lập với tế bào.
=> chúng bắt nguồn từ sv nhân sơ


** p/s: Phần đề cương ôn tập đã có những câu như thế này:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=128985
vào đây để tham khảo.

 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Còn lại 2 câu nho nhỏ, thêm một bài tập nữa nha:
Biết năng lượng của một phân tử gam glucozo là 674 kcal/mol ; năng lượng của một phân tử ATP là 7,3 kcal /mol; một phân tử gam ATP tương đương với 507,181g/mol.
a. Tính hiệu suất năng lượng có ích ở giai đoạn glucozo biến đổi thành axit piruvic ( gai đoạn đường phân ) và hiệu suất năng lượng toàn bộ quá trình hô hấp hiếu khí từ một phân tử glucozo.
b. Một người bình thường ( nặng khoảng 55 kg) cần mức năng lượng trong khẩu phần là 2100 kcal/ngày ( chỉ lấy từ glucozo).Khối lượng ATP phân giải tương ứng với mức năng lượng trên trong 1 ngày là bao nhiêu gam?
 
M

marucohamhoc

cho em xí câu 5 nhá, anh trihoa ui, hihi
vai trỏ của ko bào ở thực vật:
- tạo áp suất thẩm thấu của tế bào
- chứa sắc tố làm thu hút côn trùng đến thụ phấn
- một số chứa chất phế thải, chất độc đối vs các loài ăn thực vật
- dự trữ chất dinh dưỡng
 
T

trihoa2112_yds

cho em xí câu 5 nhá, anh trihoa ui, hihi
vai trỏ của ko bào ở thực vật:
- tạo áp suất thẩm thấu của tế bào
- chứa sắc tố làm thu hút côn trùng đến thụ phấn
- một số chứa chất phế thải, chất độc đối vs các loài ăn thực vật
- dự trữ chất dinh dưỡng

Câu trả lời của em rất tốt. Anh đánh giá cao nó.
Tuy nhiện có thể em đọc đề không rõ, hoặc là không nhận ra cái bẫy của đề nên trả lời nó khác đi một tí. Đề anh đưa ra là tế bào động vật, và thực chất là đa số không có hoặc rất nhỏ, dường như chức năng rất hạn chế, và không mang nhiều ý nghĩa. :D

Dù sao thì em cũng có một câu trả lời rất hay. Chúc mừng.
 
M

marucohamhoc

hic, sry, em mắt mũi kèm nhèm quá nên đọc nhầm đề ạ, hic :(:)(:)(:)(:)(:)((
xấu hổ quá đi
anh đưa thêm mí bài nữa để em....... chuộc lỗi đi ạ, hic
 
T

trihoa2112_yds

Thể theo yêu cầu luôn ha.
- Làm cách nào protein có thể gắn lên được màng tế bào ?
- Nước vận chuyển vào tế bào bằng cách nào ?
- So sánh lên men lactic đồng hình và dị hình ?
- Tại sao sau một thời gian ủ sữa chua, dung dịch lại có hiện tượng đặc lại?

(Tạm thời một số vậy đã nha)
 
A

anhvodoi94

T

2. Nước vận chuyển vào tế bào bằng cách nào ?

4. Tại sao sau một thời gian ủ sữa chua, dung dịch lại có hiện tượng đặc lại?

(Tạm thời một số vậy đã nha)

Em xin trả lời 2 câu này nhá ! ( mấy hum nay bận quá hix)

Câu 2 : Nước được vận chuyển vào tế bào bằng cách đưa nó qua lớp màng tế bào !^^
Cụ thể : đưa nước vào (ra) theo kênh protein đặc hiệu là : aquaporin
- Cơ chế : Vận chuyển qua màng theo 2 cơ chế là chủ động và thụ động.

Câu 4 : Ủ sữa chua 1 thời gian dung dịch có hiện tượng đặc lại là do protein sữa là cazein bị kết tủa trong mồi trường pH thấp ( do glucozo ---> axit lactic => pH thấp ).
Em chỉ nhớ được có vậy ạ ! mọi người xem qua hộ em nhá !
Tks !
:p;):D
 
M

marucohamhoc

so sánh lên men đồng hình và dị hình
giống nhau: - đều là quá trình lên men mà sản phẩm chủ yếu tạo ra là axit lactic
- diễn ra khi ko có oxi
khác nhau
- lên men đồng hình thì sản phẩm tạo ra chỉ có axit lactic, ko có CO2
- lên men dị hình có thêm các sản phẩm là rượu elylic, axit axetic, CO2
- lên men đồng hình là quá trình lên men đơn giản
- lên men dị hình là quá trình lên men phức tạp
cái này tớ nhớ sơ sơ thôi, vì phần này trong sách nói ko kĩ lắm, hic
 
G

girlbuon10594

Trong màng tế bào có chứa hai loại protein, được phân biệt tùy theo cách sắp xếp của chúng trong màng:

* Protein ngoại vi (peripheral protein)


Protein gắn vào đầu phân cực của phân tử phospholipid, do đó có thể thay đổi vị trí và có thể bị lấy mất đi do một tác nhân nào đó (như các chất có chứa nhiều muối). Chiều dày của màng tùy thuộc sự hiện diện vào các protein này, màng sinh chất dày nhất 9 nm, màng của mạng nội chất mỏng nhất 6 nm. Ngoài ra, sự hiện diện của các protein ngoại vi này làm cho cấu trúc màng có tính bất xứng (asymmetry).

* Protein hội nhập (Integral protein)


Protein hội nhập có thể có vài kiểu sắp xếp: protein có thể chỉ tương tác với vùng kỵ nước của các phospholipid, một số protein hội nhập có thể xuyên qua màng được gọi là protein xuyên màng (transmembrane protein). Trong cách sắp xếp, protein với các acid amin ưa nước được đưa ra ngoài, nơi có thể tiếp xúc với
 
T

trihoa2112_yds

Trong màng tế bào có chứa hai loại protein, được phân biệt tùy theo cách sắp xếp của chúng trong màng:

* Protein ngoại vi (peripheral protein)


* Protein hội nhập (Integral protein)

Các bạn hiểu sai ý mình rồi. Ý mình hỏi làm sao protein được sản xuất ra từ riboxom mà lại gắn lên được màng tế bào để thực hiện những chức năng trên. ( câu này hơi sâu một tí hơi khó suy luận nha )
 
M

marucohamhoc

hơ, câu này tớ đoán thử coi nhá:
protein trong tế bào tạo ra ở lưới nội chất hạt= > vận chuyển ra lưới nội chất trơn= > phức hệ golgi= > hoàn thiện sản phẩm=> gắn lên màng tế bào
 
A

anhvodoi94

Ủa ! em tưởng protein được gói vào trong túi tiết rùi được đưa đến những nơi cần sử dụng . Nếu còn thừa thì nó mới được đưa ra khỏi tế bào bằng cách liên kết với màng tế bào ! Chứ có phải là lí do của việc protein có trên màng tế bào để thực hiện các chức năng của nó đâu ạ ! nhờ anh trihoa giải dùm lun đi ạ !
 
T

trihoa2112_yds

Để protein nằm trên màng tế bào và thực hiện những chức năng của protein màng thì nó phải có một cơ chế làm sao đưa được protein từ nhà máy sản xuất là riboxom ra màng tế bào, chứ nó không thể tách màng lipit ra rồi tự gắn vào được.
Cái anh muốn nhắc tới ở đây chính là cái cơ chế đó.
Maruco mở đường khá thoáng rồi đó, mình cần làm sáng tỏ ra là có thể có một đáp án hoàn chỉnh rồi.

Còn câu này cũng khá thú vị nè, suy nghĩ thử xem: Tại sao lizoxom không tự tiêu chính mình trong điều kiện bình thường ?
 
H

hongnhung.97

cái này em nhớ không rõ lắm
nhưng hình như là lizoxom gồm 2 loại:
- 1: lizoxom chứa enzim ở trạng thái không hoạt động
- khi mà lizoxom ở loại 1 kết hợp với ...(cái này không nhớ ah) lúc này enzim chuyển sang dạng hoạt đông
P/s chắc sai hết rùi :p
 
T

trihoa2112_yds

cái này em nhớ không rõ lắm
nhưng hình như là lizoxom gồm 2 loại:
- 1: lizoxom chứa enzim ở trạng thái không hoạt động
- khi mà lizoxom ở loại 1 kết hợp với ...(cái này không nhớ ah) lúc này enzim chuyển sang dạng hoạt đông
P/s chắc sai hết rùi :p

Đúng được một đoạn rồi đó, nhưng về cơ chế thì chưa đụng đến tí nào hết. Dù gì thì mở đường như vậy là sáng lắm rồi.

Còn chổ ....... trên là bóng nhập bào ( hoặc các cơ quan cần phân hủy )
 
M

marucohamhoc

tớ trả lời thử coi đúng ko nhá, hì:
Lizoxom là bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25- 0,6 micromet có một màng bap bọc chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào. các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như protein, axit nucleic, ...Lizoxom tham gia vào quá trình phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết hạn sử dụng.
lizoxom có 2 loại:
- lizoxom cấp 1: là lizoxom mới tạo thành chưa tham gia vào quá trình hoạt động phân giải
- lizoxom cấp 2: là lizoxom đang tham gia hoạt động phân giải
lizoxom ko thể tự tiêu chính mình trong điều kiện bình thường vì màng lizoxom thường được bảo vệ khỏi tác động bản thân chúng nhờ lớp glicoprotein phủ phía trong
 
T

trihoa2112_yds

lizoxom ko thể tự tiêu chính mình trong điều kiện bình thường vì màng lizoxom thường được bảo vệ khỏi tác động bản thân chúng nhờ lớp glicoprotein phủ phía trong

Trong điều kiện bình thường tức là lizoxom cấp I. Các enzim chứa trong túi của nó ở trạng thái bất hoạt, không có tác dụng phân hủy.
Cơ chế của nó là sử dụng tới độ pH, bình thường nội tế bào lizoxom luôn duy trì pH ở mức 4-5. Mà đối với enzim thì chúng chỉ hoạt động ở mức pH trung tính, vì vậy trong môi trường đó thì enzim không hoạt động được.

Ngoài ra theo ý trên chúng còn được bảo vệ bởi dịch nhầy tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa màng và enzim.
 
T

trihoa2112_yds

Một tế bào sinh dục đang nguyên phân, người ta đếm được 78 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Trong quá trình nguyên phân đó tổng số tế bào con được sinh ra là 128. Các tế bào con ở thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%. Cơ thể cái được thụ tinh từ số tinh trùng nói trên đã đẻ được 20 trứng. Hãy xác định:
a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục.
b. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình tạo tinh trùng.
c. Số nhiễm sắc thể chứa trong các trứng không được thụ tinh.
 
T

trihoa2112_yds

Các nhận định sau là đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Thành tế bào không tan trong nước nên không dẫn nước.
b. Đường mía là một loại đường đôi.
c. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol nhỏ sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng.
d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’.
e. Colagen là một loại prôtêin có chức năng điều hoà.
f. ARN được dùng làm vật chất mang thông tin di truyền.
g. Các liên kết yếu trong các hợp chất hữu cơ là cơ sở cho tính mềm dẻo linh động của các cấu trúc, các phản ứng và điều hoà các hoạt động sống.
h. Fructozơ, glicogen, triglixerit đều không tan trong nước.
 
Top Bottom