[sinh]Tổng hợp các đề thi thử đại học.

A

autumns_gust

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 không thể theo gió hay nhờ sâu bọ để thụ phấn cho các cây của quần thể 2 được. Đây là một ví dụ về
A. cách li trước hợp tử. B. cách li khoảng cách.
C. cách li địa lí. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Thật ra có khái niệm cách li khoảng cách đó, trong cách li địa lí còn phân ra 3 loại là:
Cách li không gian: các quần thể bị phân cách bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí như sông, núi, biển.
Cách li địa lí: động vật ở can hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền
Cách li khoảng cách: các quần thể bị ngăn cách bởi khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăn, giao phối.
=> ở câu 4 này chọn đáp án cách li khoảng cách thì đúng rồi mà nhỉ?

Câu 44: Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần thể nhỏ.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Câu này, nếu xét vốn gen của quần thể thì đáp án đúng rồi.
(1) Biến động di truyền là một dạng chọn lọc ngẫu nhiên lên tần số tương đối của 1 hay 1 số alen một cách vô hướng.
(2) Chọn lọc tự nhiên thì là dạng có định hướng.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên chỉ đúng khi môi trường thay đổi (gây chết hàng loạt do ít biến dị tổ hợp), như tự phối chẳng hạn, đến một lúc nào đó sẽ phân hóa thành dòng thuần nhưng đây vẫn là loại sinh sản hữu tính nên tần số tạo đột biến vẫn không bị ảnh hưởng, không ảnh hưởng đến vốn gen. (không mất mà cũng không giảm việc tăng gen mới)
(4) Kích thước quần thể nhỏ kéo theo quá trình "sinh sản" "ít" xảy ra hơn, mà ta vốn biết quá trình giảm phân phát sinh giao tử thường là quá trình dễ tạo đột biến nhất, nhưng nếu không qua sinh sản thì các đột biến này không thể di truyền, quá trình "sinh sản" ít thì tất sẽ ảnh hưởng đến khả năng di truyền các đột biến.

Câu 14: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 75% cá chép không vảy : 25% cá có vảy. D. 4 cá chép không vảy : l cá chép có vảy
Theo đề ta có (P): 100% Aa, do ở (P) p^2 = q^2 = 0 nên mình không thể dùng công thức liền được
=> (F1): 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 => p=0,5 = 1/2
AA không nở = chết, sau 1 thế hệ
=> (F2): p=1/3; q= 2/3
=> Aa=2pq = 4/9; aa = q^2 = 4/9
=> tỉ lệ 1:1 (@.@ làm khí thế mà không có đáp án)

Câu 20: Một gen mã hoá liên tục ở vi khuẩn mã hoá loại prôtêin A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin B. Phân tử prôtêin B ít hơn prôtêin A một axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xẩy ra trong gen đột biến là:
A. Bị thay thế 15 cặp nuclêôtit.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit và thay thế 12 cặp nuclêôtit.
C. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 4 côdon liên tiếp nhau trên gen.
D. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 5 côdon liên tiếp nhau trên gen.
Cái này thì C không còn gì bàn. Mất 1aa tức là mất 3 cặp nu, loại A.
Mất 1 aa và có 3 aa mới thì mất 3 cặp nu và thay đổi tối đa 9 cặp nu, loại B.
Mất 3 cặp nu, cặp thứ nhất ở bộ ba n, cặp thứ ba ở bộ ba m, thì sẽ có ảnh hưởng là
số bộ ba giảm 1 và thay đổi từ bộ ba n đến bộ ba (m-1), nghĩa là có (m-1)-n aa bị thay đổi.
 
Last edited by a moderator:
A

autumns_gust

Câu 38:
Từ mò, ta có thể chọn câu C.
Nhìn đáp án thì ta có thể suy ra được là tì lệ từng kiểu hình luôn là 1 trội : 1 lặn
Ta có: cao, dài, đỏ = 1/20. thấp, dài, đỏ = 4/20
=> dài, đỏ = 5/20 = 1/4 = 1/2 dài x 1/2 đỏ => dài đỏ phân li độc lập
Ta thấy thấp dài đỏ > cao dài đỏ
=> kiểu gen ban đầu có
thấp liên kết dài (ad) hoặc thấp liên kết đỏ (aB) (do đây là lai phân tích nên chỉ cần tìm giao tử của cá thể đem lai)
dò đáp án chỉ có trường hợp ad
 
M

mars.pipi

Thật ra có khái niệm cách li khoảng cách đó, trong cách li địa lí còn phân ra 3 loại là:
Cách li không gian: các quần thể bị phân cách bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí như sông, núi, biển.
Cách li địa lí: động vật ở can hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền
Cách li khoảng cách: các quần thể bị ngăn cách bởi khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăn, giao phối.
sách cơ bản ko nói đến những khái niệm này. mình học cơ bạn nên rất thắc mắc những câu kiến thức liên quan tới phần nâng cao như câu này chẳng hạn, có ra trong phần cơ bản trong đề ĐH ko? :|
 
A

autumns_gust


sách cơ bản ko nói đến những khái niệm này. mình học cơ bạn nên rất thắc mắc những câu kiến thức liên quan tới phần nâng cao như câu này chẳng hạn, có ra trong phần cơ bản trong đề ĐH ko? :|

À, đây là vấn đề bức xúc của nhiều học sinh và cả giáo viên. Bởi đề thi tuy rằng là đề chung, nhưng mà nó còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quan điểm chủ quan của người ra đề, mình không dám khẳng định. Có 4 "dạng" người ra đề chính hiện nay là: sách cơ bản, sách nâng cao, chuẩn kiến thức, và dạng tự do. Tuy nhiên khi ra đề thì cả 4 "dạng" này chỉ tránh những câu còn nhiều tranh luận mà thôi.
Tuy nhiên, thầy mình (chuyên ôn thi đại học) có kể thì chỉ mới năm trước thôi, lúc mới ban hành cuốn chuẩn kiến thức, trong đó có 1 câu nằm 1 cách khiêm tốn nhưng mà làm chết không ít người: "Học sinh hiểu và làm được bài tập phả hệ" (trong bài di truyền học người ấy). Trong chương trình giáo khoa cơ bản không có dạng này, nhưng đề thi vẫn có bài tập về phả hệ (2 câu thì phải).
Năm nay, người ta có cẩn thận hơn về vấn đề này hay không mình không thể khẳng định. Tuy nhiên mình nghĩ, thi đại học là tranh nhau, giả sử 1 trường nhận 400 học sinh vào ngành nào đó, và có 2000 học sinh đăng kí thì tỉ lệ chọi của trường là 1:5, nhưng tỉ lệ chọi của mỗi cá nhân là 1:1600 (bạn phải hơn được ít nhất 1600 người để có thể vào được).
Nói vậy thôi chứ đừng để mình quá ôm đồm, làm sai một câu mình không được học thì cảm giác không khó chịu bằng việc làm sai câu mình đã học đâu.
 
G

giomattroi111

e k cần lo lắng lắm đâu. Phần di tryền trog sách lớp 12 cũng k liên quan nhiều đến các lớp dưới. e chỉ cần cố gắng nắm bắt phương pháp giải các loại bt di truyền là ok.
Trog đề thi ĐH còn có kiến thức lí thuyết của phần tiến hóa và sinh thái nữa nên e cũng cần học cả lí thuyết.
Cố gắng lên e. Chúc e thàh công :)
 
S

summerrain_32

Bạn Phocai cho tớ hỏi mấy câu này nhé .

Câu 44: Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là
A. 36%. B. 40%. C. 36% hoặc 40%. D. 18%.

Câu 52: Ở giới cái một loài động vật (2n = 24), trong đó bốn cặp NST đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp NST, số loại giao tử tối đa là
A. 1024. B. 4096. C. 16384. D. 16.

Câu 53: Tính xác suất để bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B sinh con gái có nhóm máu AB?
A. 28,125%. B. 24%. C. 12,5%. D. 50%.

câu 44:
ở ruồi giấm thì con cái hoán vị còn con đực thì ko .
theo đè thì cả hai cá thể đem lai đều dị hợp hai cặp gen nên:
giao tử ab=0,09=0,5*0,18
=> cá thể cho giao tử ab=0,18< 0,25 nên đây là giao tử hoán vị
=> f=0,36

câu 52:
n=12
có trao đổi chéo ở hai nst nên số giao tử tao ra la :4*4=16
=> còn lai 10 nst ko giảm phân bình thường nên số giao tử tao ra là: 2^10
vậy tổng số giao tử được tạo ra là: 16*2^10=16384
 
Top Bottom