F
FreeBird007
Chốt hạ nhé !
Câu 1. Dưới đây là một phần trình tự Nucleotit của một mạch trong gen:
3'.................T A T G G G X A T G T A A T G G G X..................5'
a) Hãy xác định trình tự Nucleotit của:
- Mạch bổ sung với mạch nói trên.
- mARN được phiên mã từ mạch trên.
b) Có bao nhiêu côdon trong mARN?
c) Liệt kê số bộ ba đối mã với các côdon đó.
Hướng dẫn:
a. xác định trình tự Nucleotit của mạch bổ sung với mạch nói trên và mARN được phiên mã từ mạch trên
– Mạch gốc: 3'.................TAT GGG XAT GTA ATG GGX..................5'
– Mạch bổ sung: 5'.................ATA XXX GTA XAT TAX XXG..................3'
– mARN đc pm từ mạch trên:...................AUA XXX GUA XAU UAX XXG................
Ta thấy Mạch bổ sung và mARN có trình tự nuclêôtit giống hệt nhau chỉ khác ở mARN thì T được thay thế bằng U.
b. Có 6 Codon trong đoạn mARN trên.
c. Các bộ ba đối mã với các Codon: UAU GGG XAU GUA AUG GGX
Câu 2. Tham khảo mã di truyền và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các côdon nào trong mARN mã hoá glixin?
b) Có bao nhiêu côdon mã hoá lizin? Đối với mỗi côdon hãy viết bộ ba đối mã bổ sung.
c) Khi côdon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin nào được bổ sung vào chuỗi polipeptit?
Hướng dẫn:
Tham khảo Bảng mã di truyền (SGK trang 8):
a. Các codon trong mARN mã hoá glixin gồm: GGU, GGX, GGA, GGG.
b. Có 2 codon mã hoá lizin:
– Các codon trên mARN: AAA, AAG.
– Các bộ ba đối mã trên tARN: UUU, UUX.
c. Khi codon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit (vì AAG là codon trên mARN mã hoá cho lizin).
Câu 3. Một đoạn chuổi polipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:
-G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A-
-X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T-
Mạch nào là mạch mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó (5'------>3' hay 3'--------->5').
Hướng dẫn:
Đoạn chuổi polipeptit: Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg
mARN: 5'..........AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG.......3'
ADN mạch khuôn:3'.......... TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX.......5'
ADN mạch bổ sung:5'........AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG.......3'
Câu 4. Một đọan polipeptit gồm các axit amin sau: .....Val-Trp-Lys-Pro......
Biết rằng các axit amin được mã hoá các bộ ba sau:
Val: GUU; Trp: UGG; Lys: AAG; Pro: XXA
a) Bao nhiêu côdon mã hoá cho đoạn polipeptit đó?
b) Viết trình tự các Nucleotit tương ứng trên mARN.
Hướng dẫn:
a. Có 4 codon cần cho việc đặt các axit amin Val-Trp-Lys-Pro vào chuỗi pôlypeptit được tổng hợp.
b. Trình tự các Nucleotit tương ứng trên mARN là GUU UUG AAG XXA.
Câu 5. Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n=10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loại này?
Hướng dẫn:
Theo giả thiết, bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 10 \Rightarrow n = 5 \Rightarrow Số lượng thể ba tối đa mà đột biến có thể tạo ra là 5 (không tính trường hợp thể ba kép).
Câu 6. Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Sự phối hợp và phân li giữa các cặp NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
Hướng dẫn:
Cây thể ba ở cặp NST số 2 là 2n+1, cây lưỡng bội bình thường là 2n. Theo giả thiết, ta có sơ đồ lai sau:
P: ♀ (2n+1) x ♂ 2n
Gp: n; n+1 | n
F1: 2n : 2n+1
Kết quả: có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%: một nửa số cây con là thể ba (2n+1) còn một nửa số cây con lưỡng bội bình thường(2n).
Câu 7. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n=24.
a) Có bao nhiêu NST đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là dạng đa bội lẻ, dạng nào là dạng đa bội chẵn?
c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên
Hướng dẫn:
Theo giả thiết: 2n = 24 \Rightarrow n = 12, ta đó:
a. Số lượng NST của:
– Thể đơn bội (n): 12.
– Thể tam bội (3n): 12.3 = 36.
– Thể tứ bội (4n): 12.4 = 48.
b. Tam bội là đa bội lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.
c. – Cơ chế hình thành thể tam bội: do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n bình thường trong thụ tinh: 2n x n → 3n.
– Cơ chế hình thành thể tứ bội:
+ Trong nguyên phân: trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
+ Trong giảm phân và thụ tinh: trong quá tình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n. Trong thụ tinh, các giao tử 2n này kết hợp với nhau hình thành hợp tử 4n phát triển thành thể tứ bội: 2n x 2n → 4n \Rightarrow Thể tứ bội.
Câu 1. Dưới đây là một phần trình tự Nucleotit của một mạch trong gen:
3'.................T A T G G G X A T G T A A T G G G X..................5'
a) Hãy xác định trình tự Nucleotit của:
- Mạch bổ sung với mạch nói trên.
- mARN được phiên mã từ mạch trên.
b) Có bao nhiêu côdon trong mARN?
c) Liệt kê số bộ ba đối mã với các côdon đó.
Hướng dẫn:
a. xác định trình tự Nucleotit của mạch bổ sung với mạch nói trên và mARN được phiên mã từ mạch trên
– Mạch gốc: 3'.................TAT GGG XAT GTA ATG GGX..................5'
– Mạch bổ sung: 5'.................ATA XXX GTA XAT TAX XXG..................3'
– mARN đc pm từ mạch trên:...................AUA XXX GUA XAU UAX XXG................
Ta thấy Mạch bổ sung và mARN có trình tự nuclêôtit giống hệt nhau chỉ khác ở mARN thì T được thay thế bằng U.
b. Có 6 Codon trong đoạn mARN trên.
c. Các bộ ba đối mã với các Codon: UAU GGG XAU GUA AUG GGX
Câu 2. Tham khảo mã di truyền và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các côdon nào trong mARN mã hoá glixin?
b) Có bao nhiêu côdon mã hoá lizin? Đối với mỗi côdon hãy viết bộ ba đối mã bổ sung.
c) Khi côdon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin nào được bổ sung vào chuỗi polipeptit?
Hướng dẫn:
Tham khảo Bảng mã di truyền (SGK trang 8):
a. Các codon trong mARN mã hoá glixin gồm: GGU, GGX, GGA, GGG.
b. Có 2 codon mã hoá lizin:
– Các codon trên mARN: AAA, AAG.
– Các bộ ba đối mã trên tARN: UUU, UUX.
c. Khi codon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit (vì AAG là codon trên mARN mã hoá cho lizin).
Câu 3. Một đoạn chuổi polipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:
-G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A-
-X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T-
Mạch nào là mạch mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó (5'------>3' hay 3'--------->5').
Hướng dẫn:
Đoạn chuổi polipeptit: Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg
mARN: 5'..........AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG.......3'
ADN mạch khuôn:3'.......... TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX.......5'
ADN mạch bổ sung:5'........AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG.......3'
Câu 4. Một đọan polipeptit gồm các axit amin sau: .....Val-Trp-Lys-Pro......
Biết rằng các axit amin được mã hoá các bộ ba sau:
Val: GUU; Trp: UGG; Lys: AAG; Pro: XXA
a) Bao nhiêu côdon mã hoá cho đoạn polipeptit đó?
b) Viết trình tự các Nucleotit tương ứng trên mARN.
Hướng dẫn:
a. Có 4 codon cần cho việc đặt các axit amin Val-Trp-Lys-Pro vào chuỗi pôlypeptit được tổng hợp.
b. Trình tự các Nucleotit tương ứng trên mARN là GUU UUG AAG XXA.
Câu 5. Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n=10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loại này?
Hướng dẫn:
Theo giả thiết, bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 10 \Rightarrow n = 5 \Rightarrow Số lượng thể ba tối đa mà đột biến có thể tạo ra là 5 (không tính trường hợp thể ba kép).
Câu 6. Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Sự phối hợp và phân li giữa các cặp NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
Hướng dẫn:
Cây thể ba ở cặp NST số 2 là 2n+1, cây lưỡng bội bình thường là 2n. Theo giả thiết, ta có sơ đồ lai sau:
P: ♀ (2n+1) x ♂ 2n
Gp: n; n+1 | n
F1: 2n : 2n+1
Kết quả: có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%: một nửa số cây con là thể ba (2n+1) còn một nửa số cây con lưỡng bội bình thường(2n).
Câu 7. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n=24.
a) Có bao nhiêu NST đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là dạng đa bội lẻ, dạng nào là dạng đa bội chẵn?
c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên
Hướng dẫn:
Theo giả thiết: 2n = 24 \Rightarrow n = 12, ta đó:
a. Số lượng NST của:
– Thể đơn bội (n): 12.
– Thể tam bội (3n): 12.3 = 36.
– Thể tứ bội (4n): 12.4 = 48.
b. Tam bội là đa bội lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.
c. – Cơ chế hình thành thể tam bội: do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n bình thường trong thụ tinh: 2n x n → 3n.
– Cơ chế hình thành thể tứ bội:
+ Trong nguyên phân: trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
+ Trong giảm phân và thụ tinh: trong quá tình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n. Trong thụ tinh, các giao tử 2n này kết hợp với nhau hình thành hợp tử 4n phát triển thành thể tứ bội: 2n x 2n → 4n \Rightarrow Thể tứ bội.