Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
"Vừa nhắc đến Tào Tháo là Tào Tháo tới liền!"
Con bạn nói với tớ câu nói đấy cách đây từ 7-8 năm trước, chắc khi đó nó đang nói xấu tớ. Lớn thêm chút chút đọc sách lịch sử Trung Quốc mới hiểu thêm về nhân vật này. Và muốn viết một bài viết về Tào Tháo cùng với một số kiến thức sinh học thú vị. Cùng khám phá nhé
Tào Tháo là ai?
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa theo góc nhìn cá nhân, chưa thực sự đúng với con người Tào Tháo
Một số nét về Tào Tháo
Thủ đoạn dối lừa nhất thời của Tào, mang tính “Bá đạo” nhưng đem lại hiệu quả cao ví như chuyện mượn thủ cấp để mua lòng quân. Trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời gian, sau đó ông đổ tội cho viên quan trông coi việc cấp phát là Vương Hậu rồi đổ tội cho Hậu, chém đầu để trấn an lòng quân. Vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của viên quan ngày đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời gia đình của ông ta.
Việc Tào bỏ qua những nỗi lầm của thuộc hạ được xem xét như hành động cao thượng có tác động tâm lý kính sợ rất mạnh.Trong Trận Quan Độ, Tào Tháo phá tan đại quân Viên Thiệu. Thiệu thu tàn quân bỏ chạy qua sông Hoàng Hà, trong lúc vội vã hoảng sợ, công văn giấy tờ bỏ lại hết. Tào Tháo kéo tới, bắt được đống công văn đó. Nghe báo cáo của cấp dưới, ông biết trong đống công văn có nhiều thư từ của những người cấp dưới mình từng tư thông với Viên Thiệu. Các thuộc hạ của ông đề nghị nên đối chiếu tên từng người để về Hứa Xương sẽ bắt trị tội. Nhưng Tào Tháo xua tay, ra lệnh hãy đốt cả đi. Mọi người ngạc nhiên hỏi vì sao, ông bảo:Khi Viên Thiệu mạnh, ta yếu, ngay cả ta lo giữ mình còn không xong, huống chi là người khác? Sự độ lượng của Tào Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm phản ông cũng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau ông chưa thể so sánh được.
Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, Tào Tháo đã thu phục được nhiều hào kiệt cả văn lẫn võ làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình. Sở dĩ như vậy vì ông khéo lấy lòng họ. So với Tôn Quyền và Lưu Bị, hàng ngũ tướng sĩ của Tào Tháo đông và mạnh hơn… Lực lượng hùng hậu đó giúp Tào Tháo luôn ở thế mạnh hơn trong những trận giao tranh với phe Lưu Bị và Tôn Quyền.Trong bài Tam Quốc diễn ca cuối tác phẩm, La Quán Trung viết về ông:
Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt
Khéo dùng người, thu hết anh hào
Đường đường tướng phủ ngôi cao,
Uy quyền hống hách ai nào dám đương?
Tật ham sắc của Tào Tháo
Mình ấn tượng nhất với câu nói sau đây của Tháo:
Cũng bởi thói ham sắc, trong trận chinh phạt Trương Tú ông đã để mất con cả Tào Ngang, tướng lĩnh Điễn Vi và bạch mã Tuyệt Ảnh. Thói ham sắc cũng làm mất hình ảnh ông trong lòng Quan Vũ, khi thất hứa gả Đô thị cho Quan Vũ nếu Quan Vũ về dưới trướng của ông. Quan Vũ sau này thành thủ lĩnh tay phải đắc lực của Lưu Bị
Chi tiết thú vị của Tào Tháo liên quan đến sinh học
Một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn, trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây, mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, suốt dọc đường toàn là núi non hoang sơ trơ trọi, không có bóng người, trong phạm vi vài chục dặm không hề có nguồn nước, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Nhiều người môi miệng khô nẻ đến bật máu, cứ đi được mấy dặm đường lại có người say nắng ngã xuống. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối.
Tào Tháo chợt nghĩ ra một biện pháp hay, bèn thúc ngựa đến trước đoàn quân, chỉ roi ngựa về phía trước, nói với các binh sĩ đang sức cùng lực kiệt rằng: “Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực, tỉnh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều, người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Cơ chế sinh học: Khi nhắc đến mơ chua, phản xạ có điều kiện được kích hoạt, tín hiệu truyền về trung ương não bộ kích thích tuyến nước bọt ở mang tai và dưới lưỡi hoạt động, giảm khát nước
Một câu hỏi bỏ ngỏ cho các bạn khi đọc đến dòng này:
Tào Tháo có nói với Tư Mã Ý: Ngươi có biết tại sao lòng bàn chân trắng hơn tay và mặt không?
Bạn có biết tại sao không Cùng đoán và thử trả lời nhé
Con bạn nói với tớ câu nói đấy cách đây từ 7-8 năm trước, chắc khi đó nó đang nói xấu tớ. Lớn thêm chút chút đọc sách lịch sử Trung Quốc mới hiểu thêm về nhân vật này. Và muốn viết một bài viết về Tào Tháo cùng với một số kiến thức sinh học thú vị. Cùng khám phá nhé
Tào Tháo là ai?
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa theo góc nhìn cá nhân, chưa thực sự đúng với con người Tào Tháo
Một số nét về Tào Tháo
Thủ đoạn dối lừa nhất thời của Tào, mang tính “Bá đạo” nhưng đem lại hiệu quả cao ví như chuyện mượn thủ cấp để mua lòng quân. Trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời gian, sau đó ông đổ tội cho viên quan trông coi việc cấp phát là Vương Hậu rồi đổ tội cho Hậu, chém đầu để trấn an lòng quân. Vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của viên quan ngày đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời gia đình của ông ta.
Việc Tào bỏ qua những nỗi lầm của thuộc hạ được xem xét như hành động cao thượng có tác động tâm lý kính sợ rất mạnh.Trong Trận Quan Độ, Tào Tháo phá tan đại quân Viên Thiệu. Thiệu thu tàn quân bỏ chạy qua sông Hoàng Hà, trong lúc vội vã hoảng sợ, công văn giấy tờ bỏ lại hết. Tào Tháo kéo tới, bắt được đống công văn đó. Nghe báo cáo của cấp dưới, ông biết trong đống công văn có nhiều thư từ của những người cấp dưới mình từng tư thông với Viên Thiệu. Các thuộc hạ của ông đề nghị nên đối chiếu tên từng người để về Hứa Xương sẽ bắt trị tội. Nhưng Tào Tháo xua tay, ra lệnh hãy đốt cả đi. Mọi người ngạc nhiên hỏi vì sao, ông bảo:Khi Viên Thiệu mạnh, ta yếu, ngay cả ta lo giữ mình còn không xong, huống chi là người khác? Sự độ lượng của Tào Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm phản ông cũng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau ông chưa thể so sánh được.
Một trong những ưu điểm của Tào Tháo là biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, Tào Tháo đã thu phục được nhiều hào kiệt cả văn lẫn võ làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình. Sở dĩ như vậy vì ông khéo lấy lòng họ. So với Tôn Quyền và Lưu Bị, hàng ngũ tướng sĩ của Tào Tháo đông và mạnh hơn… Lực lượng hùng hậu đó giúp Tào Tháo luôn ở thế mạnh hơn trong những trận giao tranh với phe Lưu Bị và Tôn Quyền.Trong bài Tam Quốc diễn ca cuối tác phẩm, La Quán Trung viết về ông:
Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt
Khéo dùng người, thu hết anh hào
Đường đường tướng phủ ngôi cao,
Uy quyền hống hách ai nào dám đương?
Tật ham sắc của Tào Tháo
Mình ấn tượng nhất với câu nói sau đây của Tháo:
Cũng bởi thói ham sắc, trong trận chinh phạt Trương Tú ông đã để mất con cả Tào Ngang, tướng lĩnh Điễn Vi và bạch mã Tuyệt Ảnh. Thói ham sắc cũng làm mất hình ảnh ông trong lòng Quan Vũ, khi thất hứa gả Đô thị cho Quan Vũ nếu Quan Vũ về dưới trướng của ông. Quan Vũ sau này thành thủ lĩnh tay phải đắc lực của Lưu Bị
Chi tiết thú vị của Tào Tháo liên quan đến sinh học
Một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn, trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây, mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, suốt dọc đường toàn là núi non hoang sơ trơ trọi, không có bóng người, trong phạm vi vài chục dặm không hề có nguồn nước, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Nhiều người môi miệng khô nẻ đến bật máu, cứ đi được mấy dặm đường lại có người say nắng ngã xuống. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối.
Tào Tháo chợt nghĩ ra một biện pháp hay, bèn thúc ngựa đến trước đoàn quân, chỉ roi ngựa về phía trước, nói với các binh sĩ đang sức cùng lực kiệt rằng: “Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực, tỉnh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều, người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Cơ chế sinh học: Khi nhắc đến mơ chua, phản xạ có điều kiện được kích hoạt, tín hiệu truyền về trung ương não bộ kích thích tuyến nước bọt ở mang tai và dưới lưỡi hoạt động, giảm khát nước
Một câu hỏi bỏ ngỏ cho các bạn khi đọc đến dòng này:
Tào Tháo có nói với Tư Mã Ý: Ngươi có biết tại sao lòng bàn chân trắng hơn tay và mặt không?
Bạn có biết tại sao không Cùng đoán và thử trả lời nhé