A
autumns_gust


Đối với nhiều học sinh và giáo viên khi tìm hiểu về sinh học có lẽ suốt cho đến chương trình 12 thì vẫn luôn cho rằng sinh học là một môn học bài, năm 12 thì bài tập mới thực sự được chú ý đến.
Bản thân mình cũng nghĩ vậy, tuy nhiên mình tiếp cận di truyền học từ năm 11 nhờ vậy kiến thức về di truyền của mình khá liên tục, nhưng sau khi "trò chuyện" với tư vấn viên thì mình đang có một thắc mắc rất lớn rằng không biết mình bị sai kiến thức từ lâu hay là do tư vấn viên học cao hiểu rộng nhiều quá nhưng mà "khi thi đại học chỉ cần biết nhiêu đó thôi" nên dù bản thân biết nhưng vẫn nói đúng thành sai, nói sai thành đúng.
Trong sách giáo khoa có đề cập đến công thức 2^n với n là số cặp gen dị hợp phân li độc lập, giờ ta xét ví dụ đơn giản của ruồi giấm: 2n=8 khi đó n=4, xét 4 cặp gen dị hợp ở trên "cặp" NST: (A.a) (B.b) (D.d) (E.e). Do ở trong không gian không có định hướng nên ta phải lấy một chuẩn nào đó, giờ ta lấy (A.a) làm mốc. GIẢ SỬ; rằng A ở trên, a ở dưới giả sử ngược lại cũng không vấn đề gì) khi đó 3 cặp còn lại sẽ có 2^3=8 cách sắp xếp(do mỗi cặp có 2 cách sắp xếp), với mỗi cách sắp xếp đều tạo ra 2 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét. Từ đó ta sẽ có công thức 2^n.
Trong trường hợp không hoán vị gen thì ta có thể dùng một chữ cái đại diện cho một NST tương tự như trên, tuy nhiên do cặp NST gồm 2 NST khác nguốn, hiện tượng trao đổi chéo khi cá thể bố mẹ .... phát sinh giao tử (chưa kể việc sai sót trong lắp ghép nu) ... vì vậy nên 2 NST của một cặp là khác nhau. Với lập luận như trên ta có thể xét loại giao tử tương tự như xét gen như trình bày trên. Khi đó công thức trong trường hợp này vẫn là 2^n.
Tuy nhiên, nếu như thể ba thì đâu dùng công thức đơn giản như vậy, người ra đề đầu tiên hẳn sẽ có suy nghĩ riêng của họ làm cho đề và bài giải mang tính chủ quan nhiều. Giáo viên là phải tìm tòi và sáng tạo, chứ chỉ tìm bài lạ vào rồi cho học sinh, khi học sinh không giải được thì lại dùng đúng cái suy nghĩ ban đầu của người nghĩ ra cái bài này đầu tiên như vậy chỉ thích hợp với những giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thôi.
Giờ giả sử như dạng thể ba của ruồi giấm: 2n+1 phát sinh giao tử
Tư vấn viên trả lời với mình rằng phải xét hết tất cả các trường hợp thể ba ở các cặp. Xin hỏi là một dạng thể ba phát sinh giao tử thì chiếc NST "thừa" đó có thể từ cặp thứ nhất, biến thành cặp thứ hai, cặp thứ ba ...... à?
Nếu "dạng thề ba" tức là có ý nói rằng tất cả các dạng thể ba có thể có thì khi ta lấy số loại giao tử không bình thường nhân số số dạng thể ba khác nhau có thể có (rồi công thêm số loại bình thường) thì số loại giao tử không bình thường hay tổng số giao tử có thể sinh ra có đúng với đáp án làm kiểu 2^n /2 hoặc 2^n không?
Giờ kí hiệu các NST của thể ba ở ruồi giấm như thế này: (A.a.@) (B.b) (D.d) (E.e) khi không trao đổi chéo và không có sai sót trong quá trình lắp ghép nu, giờ ta sẽ lấy (E.e) làm chuẩn E trên e dưới.
2 cặp (B.b) và (D.d) mỗi cặp có 2 cách sắp xếp.
Còn "nhóm" (A.a.@) thì ta có 6 cách sắp xếp = 3 cách 1 NST đi về cực trên + 3 cách 2 NST đi về cực trên (cũng tương ứng 3 cách 1 NST đi về cực dưới)
Vậy ta có 24 cách sắp xếp, mỗi cách đều tạo 2 loại giao tử.
Trong số đó sẽ có một nửa là (n+1) một nửa là (n).
Khi ta mở rộng cho câu 28 đề số 2, (cà độc dược) 2n=12, (ta cứ tính là 2n=12 thôi), thì số loại giao tử không bình thường sẽ là 2^6 x 6 /2 = 96
Mong mọi người đọc và cho ý kiến, những phần nào lập luận sai xin hãy chỉ rõ và phân tích lại cho đúng, nếu những kiến thức "cao" như đại học và sau đại học cũng đừng ngần ngại đem vào. Nên nhớ rằng dạng bài tập đã khác với mô tả sách giáo khoa thì khi dùng công thức sách giáo khoa cần phải chứng minh kĩ trước khi đem vào sử dụng cho dạng bài đó, không nên dùng một cách vô tội vạ như vậy.
P/S: sẵn đây xin góp ý luôn về bài giảng: nói chung về nội dung kiến thức thì có thể nói là không thiếu những kiến thức cần thiết trong sách, mở rộng vấn đề tốt, tuy nhiên giọng đều đều nói chậm .... buồn ngủ và tốn thời gian chưa kể việc thích nếu kiến thức nâng cao, kiến thức khi bồi dưỡng học sinh giỏi quá cao xa vào để chứng minh bản thân là giáo viên giỏi, cái học sinh tham gia khoá học này thực sự cần là kiến thức để đi thi đại học. Bản thân mình là học sinh lớp anh, học chương trình SGK cơ bản, năm nay lại gặp phải vụ giảm tải chương trình sinh cho lớp học môn xã hội nên kiến thức sinh sẽ không đủ để đối chọi với nhiều người ở kì thi đại học, khi thấy trên hocmai có khoá luyện môn sinh thì mừng quýnh lên, nhưng càng ngày càng thấy thất vọng.
Bản thân mình cũng nghĩ vậy, tuy nhiên mình tiếp cận di truyền học từ năm 11 nhờ vậy kiến thức về di truyền của mình khá liên tục, nhưng sau khi "trò chuyện" với tư vấn viên thì mình đang có một thắc mắc rất lớn rằng không biết mình bị sai kiến thức từ lâu hay là do tư vấn viên học cao hiểu rộng nhiều quá nhưng mà "khi thi đại học chỉ cần biết nhiêu đó thôi" nên dù bản thân biết nhưng vẫn nói đúng thành sai, nói sai thành đúng.
Trong sách giáo khoa có đề cập đến công thức 2^n với n là số cặp gen dị hợp phân li độc lập, giờ ta xét ví dụ đơn giản của ruồi giấm: 2n=8 khi đó n=4, xét 4 cặp gen dị hợp ở trên "cặp" NST: (A.a) (B.b) (D.d) (E.e). Do ở trong không gian không có định hướng nên ta phải lấy một chuẩn nào đó, giờ ta lấy (A.a) làm mốc. GIẢ SỬ; rằng A ở trên, a ở dưới giả sử ngược lại cũng không vấn đề gì) khi đó 3 cặp còn lại sẽ có 2^3=8 cách sắp xếp(do mỗi cặp có 2 cách sắp xếp), với mỗi cách sắp xếp đều tạo ra 2 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét. Từ đó ta sẽ có công thức 2^n.
Trong trường hợp không hoán vị gen thì ta có thể dùng một chữ cái đại diện cho một NST tương tự như trên, tuy nhiên do cặp NST gồm 2 NST khác nguốn, hiện tượng trao đổi chéo khi cá thể bố mẹ .... phát sinh giao tử (chưa kể việc sai sót trong lắp ghép nu) ... vì vậy nên 2 NST của một cặp là khác nhau. Với lập luận như trên ta có thể xét loại giao tử tương tự như xét gen như trình bày trên. Khi đó công thức trong trường hợp này vẫn là 2^n.
Tuy nhiên, nếu như thể ba thì đâu dùng công thức đơn giản như vậy, người ra đề đầu tiên hẳn sẽ có suy nghĩ riêng của họ làm cho đề và bài giải mang tính chủ quan nhiều. Giáo viên là phải tìm tòi và sáng tạo, chứ chỉ tìm bài lạ vào rồi cho học sinh, khi học sinh không giải được thì lại dùng đúng cái suy nghĩ ban đầu của người nghĩ ra cái bài này đầu tiên như vậy chỉ thích hợp với những giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thôi.
Giờ giả sử như dạng thể ba của ruồi giấm: 2n+1 phát sinh giao tử
Tư vấn viên trả lời với mình rằng phải xét hết tất cả các trường hợp thể ba ở các cặp. Xin hỏi là một dạng thể ba phát sinh giao tử thì chiếc NST "thừa" đó có thể từ cặp thứ nhất, biến thành cặp thứ hai, cặp thứ ba ...... à?
Nếu "dạng thề ba" tức là có ý nói rằng tất cả các dạng thể ba có thể có thì khi ta lấy số loại giao tử không bình thường nhân số số dạng thể ba khác nhau có thể có (rồi công thêm số loại bình thường) thì số loại giao tử không bình thường hay tổng số giao tử có thể sinh ra có đúng với đáp án làm kiểu 2^n /2 hoặc 2^n không?
Giờ kí hiệu các NST của thể ba ở ruồi giấm như thế này: (A.a.@) (B.b) (D.d) (E.e) khi không trao đổi chéo và không có sai sót trong quá trình lắp ghép nu, giờ ta sẽ lấy (E.e) làm chuẩn E trên e dưới.
2 cặp (B.b) và (D.d) mỗi cặp có 2 cách sắp xếp.
Còn "nhóm" (A.a.@) thì ta có 6 cách sắp xếp = 3 cách 1 NST đi về cực trên + 3 cách 2 NST đi về cực trên (cũng tương ứng 3 cách 1 NST đi về cực dưới)
Vậy ta có 24 cách sắp xếp, mỗi cách đều tạo 2 loại giao tử.
Trong số đó sẽ có một nửa là (n+1) một nửa là (n).
Khi ta mở rộng cho câu 28 đề số 2, (cà độc dược) 2n=12, (ta cứ tính là 2n=12 thôi), thì số loại giao tử không bình thường sẽ là 2^6 x 6 /2 = 96
Mong mọi người đọc và cho ý kiến, những phần nào lập luận sai xin hãy chỉ rõ và phân tích lại cho đúng, nếu những kiến thức "cao" như đại học và sau đại học cũng đừng ngần ngại đem vào. Nên nhớ rằng dạng bài tập đã khác với mô tả sách giáo khoa thì khi dùng công thức sách giáo khoa cần phải chứng minh kĩ trước khi đem vào sử dụng cho dạng bài đó, không nên dùng một cách vô tội vạ như vậy.
P/S: sẵn đây xin góp ý luôn về bài giảng: nói chung về nội dung kiến thức thì có thể nói là không thiếu những kiến thức cần thiết trong sách, mở rộng vấn đề tốt, tuy nhiên giọng đều đều nói chậm .... buồn ngủ và tốn thời gian chưa kể việc thích nếu kiến thức nâng cao, kiến thức khi bồi dưỡng học sinh giỏi quá cao xa vào để chứng minh bản thân là giáo viên giỏi, cái học sinh tham gia khoá học này thực sự cần là kiến thức để đi thi đại học. Bản thân mình là học sinh lớp anh, học chương trình SGK cơ bản, năm nay lại gặp phải vụ giảm tải chương trình sinh cho lớp học môn xã hội nên kiến thức sinh sẽ không đủ để đối chọi với nhiều người ở kì thi đại học, khi thấy trên hocmai có khoá luyện môn sinh thì mừng quýnh lên, nhưng càng ngày càng thấy thất vọng.