[Sinh học] Hiện tượng lạm dụng công thức

A

autumns_gust

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đối với nhiều học sinh và giáo viên khi tìm hiểu về sinh học có lẽ suốt cho đến chương trình 12 thì vẫn luôn cho rằng sinh học là một môn học bài, năm 12 thì bài tập mới thực sự được chú ý đến.
Bản thân mình cũng nghĩ vậy, tuy nhiên mình tiếp cận di truyền học từ năm 11 nhờ vậy kiến thức về di truyền của mình khá liên tục, nhưng sau khi "trò chuyện" với tư vấn viên thì mình đang có một thắc mắc rất lớn rằng không biết mình bị sai kiến thức từ lâu hay là do tư vấn viên học cao hiểu rộng nhiều quá nhưng mà "khi thi đại học chỉ cần biết nhiêu đó thôi" nên dù bản thân biết nhưng vẫn nói đúng thành sai, nói sai thành đúng.

Trong sách giáo khoa có đề cập đến công thức 2^n với n là số cặp gen dị hợp phân li độc lập, giờ ta xét ví dụ đơn giản của ruồi giấm: 2n=8 khi đó n=4, xét 4 cặp gen dị hợp ở trên "cặp" NST: (A.a) (B.b) (D.d) (E.e). Do ở trong không gian không có định hướng nên ta phải lấy một chuẩn nào đó, giờ ta lấy (A.a) làm mốc. GIẢ SỬ; rằng A ở trên, a ở dưới giả sử ngược lại cũng không vấn đề gì) khi đó 3 cặp còn lại sẽ có 2^3=8 cách sắp xếp(do mỗi cặp có 2 cách sắp xếp), với mỗi cách sắp xếp đều tạo ra 2 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét. Từ đó ta sẽ có công thức 2^n.
Trong trường hợp không hoán vị gen thì ta có thể dùng một chữ cái đại diện cho một NST tương tự như trên, tuy nhiên do cặp NST gồm 2 NST khác nguốn, hiện tượng trao đổi chéo khi cá thể bố mẹ .... phát sinh giao tử (chưa kể việc sai sót trong lắp ghép nu) ... vì vậy nên 2 NST của một cặp là khác nhau. Với lập luận như trên ta có thể xét loại giao tử tương tự như xét gen như trình bày trên. Khi đó công thức trong trường hợp này vẫn là 2^n.

Tuy nhiên, nếu như thể ba thì đâu dùng công thức đơn giản như vậy, người ra đề đầu tiên hẳn sẽ có suy nghĩ riêng của họ làm cho đề và bài giải mang tính chủ quan nhiều. Giáo viên là phải tìm tòi và sáng tạo, chứ chỉ tìm bài lạ vào rồi cho học sinh, khi học sinh không giải được thì lại dùng đúng cái suy nghĩ ban đầu của người nghĩ ra cái bài này đầu tiên như vậy chỉ thích hợp với những giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thôi.

Giờ giả sử như dạng thể ba của ruồi giấm: 2n+1 phát sinh giao tử
Tư vấn viên trả lời với mình rằng phải xét hết tất cả các trường hợp thể ba ở các cặp. Xin hỏi là một dạng thể ba phát sinh giao tử thì chiếc NST "thừa" đó có thể từ cặp thứ nhất, biến thành cặp thứ hai, cặp thứ ba ...... à?
Nếu "dạng thề ba" tức là có ý nói rằng tất cả các dạng thể ba có thể có thì khi ta lấy số loại giao tử không bình thường nhân số số dạng thể ba khác nhau có thể có (rồi công thêm số loại bình thường) thì số loại giao tử không bình thường hay tổng số giao tử có thể sinh ra có đúng với đáp án làm kiểu 2^n /2 hoặc 2^n không?

Giờ kí hiệu các NST của thể ba ở ruồi giấm như thế này: (A.a.@) (B.b) (D.d) (E.e) khi không trao đổi chéo và không có sai sót trong quá trình lắp ghép nu, giờ ta sẽ lấy (E.e) làm chuẩn E trên e dưới.
2 cặp (B.b) và (D.d) mỗi cặp có 2 cách sắp xếp.
Còn "nhóm" (A.a.@) thì ta có 6 cách sắp xếp = 3 cách 1 NST đi về cực trên + 3 cách 2 NST đi về cực trên (cũng tương ứng 3 cách 1 NST đi về cực dưới)
Vậy ta có 24 cách sắp xếp, mỗi cách đều tạo 2 loại giao tử.
Trong số đó sẽ có một nửa là (n+1) một nửa là (n).

Khi ta mở rộng cho câu 28 đề số 2, (cà độc dược) 2n=12, (ta cứ tính là 2n=12 thôi), thì số loại giao tử không bình thường sẽ là 2^6 x 6 /2 = 96

Mong mọi người đọc và cho ý kiến, những phần nào lập luận sai xin hãy chỉ rõ và phân tích lại cho đúng, nếu những kiến thức "cao" như đại học và sau đại học cũng đừng ngần ngại đem vào. Nên nhớ rằng dạng bài tập đã khác với mô tả sách giáo khoa thì khi dùng công thức sách giáo khoa cần phải chứng minh kĩ trước khi đem vào sử dụng cho dạng bài đó, không nên dùng một cách vô tội vạ như vậy.

P/S: sẵn đây xin góp ý luôn về bài giảng: nói chung về nội dung kiến thức thì có thể nói là không thiếu những kiến thức cần thiết trong sách, mở rộng vấn đề tốt, tuy nhiên giọng đều đều nói chậm .... buồn ngủ và tốn thời gian chưa kể việc thích nếu kiến thức nâng cao, kiến thức khi bồi dưỡng học sinh giỏi quá cao xa vào để chứng minh bản thân là giáo viên giỏi, cái học sinh tham gia khoá học này thực sự cần là kiến thức để đi thi đại học. Bản thân mình là học sinh lớp anh, học chương trình SGK cơ bản, năm nay lại gặp phải vụ giảm tải chương trình sinh cho lớp học môn xã hội nên kiến thức sinh sẽ không đủ để đối chọi với nhiều người ở kì thi đại học, khi thấy trên hocmai có khoá luyện môn sinh thì mừng quýnh lên, nhưng càng ngày càng thấy thất vọng.
 
V

vohuyen

Mình có suy nghĩ giống bạn!!!!!!!!!!!
Môn hóa của thầy Ngọc thì mình thấy được nhưng môn sinh thì thật sự thất vọng
 
N

nlh_tuan86

uhm,mình cũng suy nghĩ giống bạn...mình cũng tham gia khóa luyện thi của thấy Quang Anh..., phần bài tập di truyền chiếm phần lớn trong đề thi mà mình thấy mấy cái cốt lõi trong phần này thấy vẫn chưa nói, chỉ dạy thiên vè lý thuyết...
Khối B còn 13 ngày nữa,..sao tụi mình không tận dụng thời gian này để học nhóm ... nếu mọi người đồng ý thì chia sẽ nick ,sdt ...tranh thủ càng sớm càng tốt,...
 
N

nhatbach

h thì lo ôn lí thuyết đi bạn, nếu bạn để ý thì thấy lí thuyết chiếm lượng lớn đấy, bt thì trong pic sinh đầy ra đó, ráng vào mà tìm, khối bài hay, thầy chắc cũng bận, thông cảm đi:D
gửi autum:
bạn nói có vẻ xúc phạm thầy quá, dù không ai biết ai nhưng bạn xem thử bạn có dám nói với thầy cô trực tiếp dạy bạn như thế không. bạn nói thầy muốn cto mình giỏi nên dạy cao lên, nếu bạn muốn học thấp đi thì có thể học trong sgk thôi, đâu ai ép, cả về giọng thầy giảng nữa, bạn có quyền học thử mà không biết tận dụng thì ráng mà chịu chứ than ai.
tớ thấy bạn nói tư vấn viên thế này thế nọ, ngồi phán xét như rằng mình biết tất tần tật hết. họ lớn hơn bạn đấy. tớ thấy bài viết trên của bạn thật phiến diện, nếu bạn tìm hiểu kĩ công thức thi sẽ hiểu nên áp dụng khi nào, lên gg mà tìm, trước khi viết gì thì tìm hiểu kĩ đi đã, chào.
 
A

autumns_gust

nhatbach:
Giáo viên trực tiếp giảng dạy mình khi mình thấy có vấn đề gì đó là sẽ cãi lại đến cùng, từng có lần mình cãi cả tiết với giáo viên vì việc "đáp án như vậy đó", 2 tuần lễ sau đó gặp nhau chỉ đơn giản là chào xã giao mà thôi, rồi sau đó khi bình tỉnh lại thì lại đem ra bàn chung với lớp, cũng có giáo viên vì một đứa chậm hiểu nhưng lại muốn hiểu như mình mà bỏ thời gian để soạn riêng phần tài liệu để giảng cho mình hiểu, cũng vì vậy mà mình luôn quý trọng những giáo viên dù họ là giáo viên trẻ không bằng những giáo viên già dặn kinh nghiệm nhưng họ không phân biệt học trò chịu bỏ thời gian ra dù chỉ với duy nhất một đứa học trò, và tất nhiên khi mình cảm giác rằng giáo viên đó phân biệt đối xử nặng quá thì mình cũng chẳng nể nang gì giáo viên đó.
Mình không nói rằng thầy dạy cao lên mà mình muốn nói rằng thấy thầy thường xuyên giới thiệu kiến thức cho .... mấy em học sinh giỏi, mình biết giáo viên ôn cho đội tuyển học sinh giỏi hẳn sẽ không tránh khỏi việc nghĩ tới kiến thức nâng cao, nhưng mà có cần phải nói về học sinh giỏi nhiều như thế hay không? Chẳng hiểu do trùng hợp hay sao, nếu không lầm mình xem chưa đến 10 bài giảng của thầy đâu nhưng mà đã nghe nói về hoc sinh giỏi không dưới 5 lần.
Nói chung phần nói về bài giảng chỉ là sẵn tiện thôi, giáo viên nào cũng phải trải qua giai đoạn mới bắt đầu giảng dạy với nhiều khó khăn, học trò thích ít hơn học trò ghét, nếu bạn thử tâm sự với giáo viên của bạn hẳn ai cũng đã trải qua giai đoạn đó và mình tin sẽ đều nhận được câu trả lời đại loại như là "đứa nào hợp với mình thì vui, không hợp thì thôi chứ biết sao? thầy/ cô có rất nhiều học trò, muốn hợp với tính cách từng đứa là chuyện không thể nào, miễn sao làm đúng chức trách của mình" , bình tĩnh đọc lại thì có nói nặng thật đấy nhưng mà vậy mới gây chú ý, nếu như mình quá đáng họ sẽ xem mình là một đứa học trò cá biệt thôi nên mình nghĩ thầy sẽ không muốn chấp nhất đâu bạn không cần lo nhiều, nhưng mà những nội dung mình nói hy vọng rằng có thể để thầy và tư vấn viên bỏ thời gian ra suy nghĩ, cũng như là xem kĩ từng phân tích của mình để chỉ rõ chỗ đúng chỗ sai, sai là sai như thế nào .... về nền tảng hay lập luận hay là do có mặt nào mà mình không biết.

Chắc chắn rằng mình không biết tất tần tật rồi nhưng mà người biết lại giải thích không rõ ràng, chứng minh chẳng thấy đâu thì mình khó chịu lắm, họ giải thích khan không chứng minh vậy thì mình phải nêu ra hết những suy nghĩ của mình thôi.

Thật sự là mình không có tìm được tài liệu nào rõ ràng ở vấn đề này trên google, bạn khuyên mình trước khi viết thì tìm hiểu cho kĩ, vậy mình tin là bạn đã tìm hiểu kĩ rồi nên mới thấy bài viết của mình phiến diện. Mình thấy bạn như vậy là mình biết bực mình lắm rồi, nhưng mà chịu khó bỏ chút thời gian chỉ rõ chỗ phiến diện của mình nha bạn!
 
D

drthanhnam

-Nói chung học môn Sinh học cần phải nghiện cứu kỹ lưỡng lý thuyết cơ bản sách giáo khoa, Mình thấy thầy Quang Anh dạy khá hay, nêu bản chất vấn đề. Còn phần bài tập các bạn phải tự tìm tài liệu để đọc thêm nữa. Một khoá đảm bảo của thầy cũng chỉ là một " Cuốn tài liệu" bổ ích thôi.
-Bạn hãy xem những thành viên tức cực trên box sinh này như rainbrige, ngobaochauvodich, sO-O, longthientoan, kienthuc, khanhchaunguyen... các bạn ấy cũng học khó đảm bào thầy Quang ANh và có kiến thức rất tốt về Sinh học.
-Chúc bạn ôn tập và thi tốt!
-Thân!
 
N

nhatbach

thật sự mình đọc mà chỉ hiểu rằng bạn đang nói về việc áp dụng công thức sai khi phát sinh giao tử dạng thể ba, bạn bảo công thức 2^n là cho CẶP gen dị hợp mà lại đi hỏi về thể ba là sao, mình nghĩ công thức trên là để tíh phần 5 cặp còn lại khi phân li bt đó, còn cặp kia khi đã đb thì chỉ 1 trog 2 trg hợp xảy ra thôi còn về câu trong đề thi tớ nghĩ nên hiểu ý đề thế này, tức là 1 cặp bj đột biến thể ba(phải cố định nhé), thì sẽ tạo tối da bảo nhiêu giao tử, khi đó se là 2^5. chứ còn nếu không cố dinh cặp nst bị đột biến thì phải nhân them 6C1 nữa. câu có thể hình dung như là xác suất 1 cặp vợ chồng bình thường sinh con trai bệnh hay gì đấy, khi đó không ai đi tính xác suat để có con trai nữa, ý kiến tớ là thế.
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Thứ nhất , do 2012, bộ giảm tải khá nhiều trong SGK cơ bản như bỏ phần tiến hóa lớn, bỏ phần cấu trúc chung của gen cấu trúc=> bộ tăng cường bài tập lên, ở mức độ dễ
Thứ hai, nếu tinh ý , giải các đề 2011 về trước môn sinh học, các bạn sẽ thấy ("bắt bài") các h ra đề của bộ như sau
Nếu sử dụng công thức giải nhanh thì chỉ trong bài toán lai (quy luật di truyền), bộ ngụy trang rất khéo, phải tinh ý mới phát hiện ra bài này là sử dụng công thức, và công thức này thầy Quang Anh đã dạy kĩ
Và bộ cũng tăng cường hỏi bài tập, nhưng hỏi nguợc lại, ví dụ như toán quần thể tự thụ, ngẫu phối,... chúng ta học , quen học cách giải xuôi từ P =>F3,.. nhưng đề thi của bộ hỏi ngược lại, cho F3 kêu tính P => phải tính được, và toàn bộ đề đều hỏi ngược
Còn nếu mà lỡ có hỏi dạng bài của autumns_gust thì chỉ có cùng lắm 1 câu thôi
 
N

nhatbach

thực sự tớ rất ít khi dùng công thức, vd bt hoán vị gen cho tân số đồng hợp lăn tớ vấn thích viết kg ra hơn, không phải làm biếng không muốn học nhưng cái gì cũng rập khuôn thì thấy hơi nhàm chán, dù cách sn thủ công mất them 1 tí thời gian nhưng bù lại thấy thoải mái:D với lại tớ thấy môn sinh khi thi thì thường đủ thời gian đề làm bài, nó đòi hỏi sự kĩ lưỡng trong suy luân lí thuyết là chủ yếu hơn, chứ còn bt thì cũng không quá đánh đố,, nhưng nếu bạn nào có các công thức hay thì hãy cho mình xin với :D biết đâu lại cần dùng ( vd công thức về số kiểu gen tối da tạo từ n alen trên X hoặc trên Y-những cái đó cũng khá đơn giản nhưng lỡ vào phòng thi mà sai thì ức chế:) )còn bt của augum... thì các bạn xem lại thử trong phần bt tự luyên của khóa phần đột biến số lương bt số 10 : số thể ba của cà độc dược 2n=24 là:
nếu suy luân như autum thì làm sao ra 12 được, và chắc gì 2 alen của các nst bình thường kia đã khác nhau mà xét, trằn trọc suy ngĩ mai mới phát hiện diều đó :D
 
A

autumns_gust

drthanhnam:
Mình đồng ý rằng về mặt lý thuyết của thầy là hay, lần đầu học thấy thầy mở rộng nhiều cái hấp dẫn, bài giảng đầu mình xem là bài lẻ về quần thể, khi đó mình đã bị hấp dẫn bởi việc đem giới hạn vào bài giảng, qua đó mình thấy được vì sao "kích thước quần thể lớn" là 1 điều kiện cần để quần thể có thể đạt trạng thái cân bằng, nhưng dần dần thì có cảm giác như đã kể trên.

nhatbach:
bạn hãy thử viết ra cách phân li của 3 NST tưởng đồng đó xem, trong "kì trước giữa" thì các tơ đính tâm sẽ kéo đẩy sắp xếp thế nào đó để các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo, vậy nếu như cơ chế sắp xếp vẫn diễn ra ổn thì sẽ có 1 NST không ghép đôi, nhưng mà NST đó có thể là 1 trong 3 NST tương đồng, vậy là ta có tổ hợp 1 trong 3, với mỗi cái như vậy thì 3 NST này đã tách ra hẳn hoi thành 1 cặp và 1 NST lẻ, nếu như đã lấy mốc định hướng như mình nêu ở bài đầu thì 1 cặp đó 2 cách sắp xếp phân li về 2 cực, 1 NST lẻ kia có thể về một trong hai cực. (trường hợp không đi về cực nào cả vẫn có nhưng không phải là luôn luôn).
Mình cần khẳng định với bạn rằng mình đã cố định 3 NST tương đồng đó rồi, người đòi tính "tất cả các trường hợp thể ba không phải là mình.
Sẵn tiện nói về ví dụ của bạn: nếu như đề cho gen lặn trên thường, bố mẹ dị hợp chẳng hạn, nói rằng cặp vợ chồng đó sinh một người con trai, xác suất để người con đó bị bệnh sẽ không cần nhân tỉ lệ trai gái, còn nếu như hỏi hỏi thẳng là xác suất sinh ra một người con trai bị bệnh thì mình nghĩ cần suy nghĩ lại.
Về mặt công thức, mình khuyên bạn cũng nên nhớ vì đề chưa ra trường hợp rắc rối thì không có nghĩa là không ra, đến lúc nào đó cần dùng tới nhưng chỉ nhớ mang máng thì có thể viết ví dụ đơn giản để suy ra công thức bạn xem là hợp lý nhất rồi mới áp dụng vào trường hợp phức tạp, nếu có chút ấn tượng về công thức của người khác, bản thân cũng tìm ra công thức giống vậy thì có thể tin rằng đã được điểm câu đó.
Công thức sinh học đa phần là do suy luận, có những người bản thân họ không biết là họ đang suy luận hay dùng công thức bởi vì với mỗi bài họ dều suy nghĩ lại từ đầu để nghĩ ra công thức và dần dần như một phản xạ nhanh và chính xác. Nhưng mà hiếm người tới mức đó, dù có cũng chỉ trong một số mảng nhất định.
Lúc nêu vấn đề mình đã nói rằng cứ tính 2n=12, vấn đề này tư vấn viên đã trả lời rằng có sự nhầm lẫn ở số lượng NST của cà độc dược, nhưng đáp án là tính theo số 2n=12 đề cho.

Bản thân bạn cũng đã nói "chắc gì 2 alen của các nst bình thường kia đã khác nhau mà xét" vậy mình hỏi bạn "chắc gì chúng đã giống nhau" vậy không chắc như vậy thì cách làm nào đúng, bạn trả lời rằng mỗi cái có cái đúng của nó thì mình sẽ hỏi bạn tiếp rằng vậy cách làm không đúng cho mọi trường hợp thì liệu cái nào là đúng cho hầu hết trường hợp để có thể được công nhận sử dụng rộng?
Thêm nữa là bạn có nhầm lẫn gì đó về alen và NST, như phần đầu tiên mình trình bày, "không trao đổi chéo" tức là không có sự trao đổi các alen .... tức là alen của NST được giữ nguyên, tuy nhiên khả năng để tất cả các alen đó giống nhau có cao không, chưa kể tới trình tự nu, trong sao chép hẳn phải có sai sót trong lắp ghép nu, đó là mình chưa kể hiện tượng liên quan đến đầu mút NST ..... nói tóm lại là các NST đó hiếm có trường hợp hoàn toàn giống nhau.

ngobaochauvodich:
Công thức dạy kĩ không mình không rõ tại mình không muốn bỏ nhiều thời gian vào để xem như vậy nên không biết, tuy nhiên việc mở rộng dạng bài tập là một chuyện không hề đơn giản, nếu bạn có tham gia diễn đàn năm trước và có đọc bài của mình hẳn sẽ thấy rằng giai đoạn đó mình dùng công thức rất nhiều có nhiều công thức hoàn toàn được suy ra bằng phép cộng trừ thôi nhưng mình vẫn dùng nó như một công thức, lên 12 mình mới hiểu rằng công thức sinh học chủ yếu là lấy nền tảng từ môn khác để rồi định ra, cách thành lập công thức của sinh mang tính thực nghiệm rất cao, nhưng mà bạn xem thử đi, có nhiều công thức mới đi kèm với dạng baì tập mới bây giờ chủ yếu là do thực tế thì ít, tưởng tượng thì nhiều nên nhiều học trò học xong là có cảm giác lâng lâng huyền ảo ..... vì không hiểu cái đó là cái gì, dùng để làm gì.
Môn sinh cũng như môn khoa học tự nhiên khác, đa phần tìm tòi cái mới là là từ nền tảng có sẵn để đưa ra các giả thuyết có thể nhất và kiểm chứng bằng THỰC NGHIỆM NHIỀU LẦN. Một học thuyết có thể hoàn toàn bị bác bỏ, tạm thời bị bác bỏ, sửa đổi, bổ sung khi mà có một kết quả thực tế khác và không ai giải thích chứng minh được sự sai khác là do một nguyên nhân không liên quan đến học thuyết.
Đối với những bạn nào cần thi đại học điểm cao thì phải nhớ rằng "thi đại học mỗi dạng bài chỉ có một đến hai câu, nếu như nghĩ rằng chỉ có một, hai câu thì không cần tìm hiểu thì không cần học làm gì nữa". Mình thì điểm thấp thôi, nên mình sẽ nghe lời bạn, không bàn vấn đề này nữa.


Dù gì vẫn mong sẽ có người bình tĩnh đọc phần phân tích của mình để chỉ ra chỗ đúng chỗ sai, chờ xem nhận xét giáo viên về vấn đề này như thế nào.
 
N

nhatbach

tơ nghĩ chúng ta nên chấp nhân 1 số vấn đề, vd như khi cho 2n=12 rồi hỏi có bao nhiêu kiểu giao tử tối đa đc tạo thành thì 1 cặp sẽ gồm 2 alen khác nhau, thật ra nói chấp nhận hơi có phần cưỡng ép, nhưng nếu đề cho rõ là số giao tử TỐI Đa thì phải xét 2 alen khác nhau mới đc như yêu cầu của đề bài bạn à
 
Top Bottom