[Sinh học] dành cho mem 95

O

oo11oo

post bài lấy ngày . Chúc thành công và mọi người sẽ có thêm những kiến thức mới cho riêng mình ! . hay lấy tên khai sinh nhỉ , mấy cái tên mọi người thấy như thế nao!!!!!!!!!:D
 
C

canhcutndk16a.

Chúc pic của chúng ta sẽ "lượt veiw như nước, lượt viết như mưa " :-*
P/S: các bạn hạn chế post các bài ko liên quan đến thảo luận về sinh học nhé ;)
 
Q

quocoanh12345

LÝ THUYẾT TỔNG HỢP
(Nguyên phân - Giảm Phân)​
I.Chu kỳ tế bào và nguyên phân
Nguyên phân là quá trình phân chia tế bào trong đó các tế bào con được tạo ra có số lượng nhiễm sắc thể giống với các tế bào bố mẹ.
Kiểu phân bào này đặc trưng cho các tế bào soma, kể cả các tế bào sinh dục (2n) ở pha sinh sản của sự phát sinh giao tử ở các động-thực vật (mục IV.2), và xảy ra theo cấp số nhân với công bội bằng 2, nghĩa là:
Từ một tế bào ban đầu trải qua k lần nguyên phân liên tiếp sẽ cho ra 2k tế bào giống nó. Nhờ vậy mà cơ thể lớn lên và các tế bào trong cơ thể thường xuyên được đổi mới. Quy luật phân bào này được minh họa đơn giản như sau:

1→ 2 → 4 → 8 → 16 → 32 → 64 → 128 → 256 → 512 →...

1. Chu kỳ tế bào

Quá trình nguyên phân lặp lại theo chu kỳ như vậy được gọi là chu kỳ nguyên phân hay chu kỳ tế bào. Nguyên phân là một phần của toàn bộ chu kỳ tế bào đối với các tế bào trải qua nguyên phân (như hợp tử, các tế bào phôi, các tế bào thuộc các mô sinh trưởng hay mô phân chia; hình 3.7a). Nói chung, một chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn chính là nguyên phân (ký hiệu: M), là một phần tương đối nhỏ của toàn bộ chu kỳ

(a)
image022.gif
(b)
image023.png


Hình 3.7 (a) Sự phân chia của các tế bào chóp rễ hành tây (Allium cepa). (b) Sơ đồ tổng quát của một chu kỳ tế bào.

Tế bào, và phần còn lại của chu kỳ tế bào gọi là kỳ trung gian . Gọi là kỳ trung gian bởi vì nó nằm giữa hai lần phân chia liên tiếp. Đây là giai đoạn tế bào diễn ra các hoạt động chuyển hóa cao độ, tổng hợp và tái bản vật chất di truyền, chuẩn bị tích cực cho tế bào bước vào nguyên phân. Nó được chia thành ba phần, gọi là G1, S và G2. Như vậy, theo nguyên tắc, một chu kỳ tế bào bao gồm bốn giai đoạn theo thứ tự sau đây (hình 3.7b): (1) G1 = giai đọan khởi đầu trong đó tế bào sinh trưởng, chuyển hóa và chuẩn bị cho sự tái bản bộ gene;
(2) S = tổng hợp DNA ;
(3) G2 = chuẩn bị cho quá trình nguyên phân; và
(4) M = nguyên phân. Thời gian của các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tế bào khác nhau một cách đáng kể, tùy thuộc vào từng loài, từng kiểu tế bào, nhiệt độ và các nhân tố khác.
Chẳng hạn, thời lượng tương ứng với bốn giai đoạn G1, S, G2 và M đối với các tế bào máu trắng của người đang phân chia là 11, 7, 4 và 2 giờ (thời gian toàn bộ là 24 giờ).

Khi một hợp tử vừa được hình thành hay một cơ thể đang sinh trưởng, chu kỳ này được lặp lại nhiều lần để hình thành nên một cá thể với hàng tỷ tế bào. Một số kiểu tế bào trưởng thành, như các tế bào thần kinh và tế bào cơ vẫn giữ nguyên ở kỳ trung gian, thực hiện các chức năng đã được biệt hóa trong cơ thể cho đến lúc chết và không bao giờ phân chia nữa; giai đoạn đó được gọi là pha G0. Tuy nhiên, một số tế bào có thể từ pha G0 quay lại đi vào chu kỳ tế bào. Mặc dù hầu hết các tế bào lympho trong máu người ở pha G0, nhưng nếu có sự kích thích thích hợp như khi bắt gặp kháng nguyên phù hợp chẳng hạn, chúng có thể bị kích thích để quay lại chu kỳ tế bào. Có thể nói, G0 không đơn thuần chỉ ra sự vắng mặt của các tín hiệu cho nguyên phân mà là một sự ức chế hoạt tính của các gene cần thiết cho nguyên phân. Các tế bào ung thư thì không thể đi vào pha G0 và được định trước để lặp lại chu kỳ tế bào một cách vô hạn (xem chương 5).

image027.jpg


Hình 3.8 Sơ đồ biểu diễn các kỳ của nguyên phân và chu kỳ của nó.

2. Nguyên phân

Nguyên phân tự nó có thể chia làm bốn giai đoạn khác nhau, diễn tiến theo một trình tự như sau: kỳ trước, kỳ giữa , kỳ sau và kỳ cuối. Mỗi giai đoạn có một nét đặc trưng riêng, đặc biệt là mối liên quan với tập tính của nhiễm sắc thể, nhờ đó mà ta có thể xác định chúng (hình 3.8 và 3.9).

Sau khi tự nhân đôi ở kỳ trung gian (cụ thể là pha S) và hoàn tất việc chuẩn bị bước vào nguyên phân (pha G2), lúc này các nhiễm sắc thể tiếp tục đóng xoắn và kết đặc, nhờ vậy chúng hiện rõ dần dưới kính hiển vi quang học. Mỗi nhiễm sắc thể bây giờ gồm hai chromatid chị em (sister chromatids) dính nhau ở tâm động. Theo nguyên tắc, các chromatid này hoàn toàn giống nhau do kết quả của sự tái bản bán bảo toàn DNA ở pha S (chương 5). Hơn nữa, vì hai cromatic chị em dính nhau tại vùng tâm động, nên chúng được xem là một nhiễm sắc thể.

a
image029.jpg
b
image030.png
c
image032.png
d
image034.png
e
image037.gif
f
image039.jpg
g
image041.jpg
h
image043.jpg


Hình 3.9 Các giai đoạn của quá trình nguyên phân ở một tế bào chóp rễ hành tây (Allium cepa).

2.1. Kỳ trước

Cũng trong giai đoạn này, hạch nhân thường biến mất và màng nhân bắt đầu tan vỡ. Trung thể phân chia và hình thành xung quanh nó một cấu trúc mới gồm rất nhiều sợi thoi trải dài tới các cực của tế bào. Một số sợi thoi đính trực tiếp vào tâm động của nhiễm sắc thể.

2.2. Kỳ giữa

Vào kỳ giữa, màng nhân tan biến hoàn toàn, các sợi thoi đính vào tâm động của các nhiễm sắc thể và đẩy chúng về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành một vòng. Nói chung, lúc này các nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại (nghĩa là chiều dài rút ngắn tối đa và do đó đường kính cũng nở ra tối đa), với cấu trúc điển hình đặc trưng cho từng loài. Do đó, kỳ giữa là thời điểm thuận lợi nhất cho việc thiết lập các kiểu nhân và nghiên cứu hình thái học các nhiễm sắc thể như đã nói ở trên.

2.3. Kỳ sau

Vào đầu kỳ sau, tại mỗi nhiễm sắc thể xảy ra sự phân tách tâm động, các chromatid chị em bây giờ rời nhau và được gọi là các nhiễm sắc thể con . Kế đó, các sợi thoi co rút và gây ra sự chuyển động của các nhiễm sắc thể con giống nhau về hai cực đối diện. Nếu nhìn dưới kính hiển vi lúc này, ta thấy nhiễm sắc thể xuất hiện dưới dạng chữ V, J hoặc I, tùy theo kiểu tâm giữa, tâm đầu hay tâm mút.

Như vậy, chính sự sắp xếp thành một vòng của các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và sự phân ly đồng đều của chúng về hai cực ở kỳ sau làm thành bản chất hay là quy luật đặc trưng cho quá trình nguyên phân.

2.4. Kỳ cuối

Vào kỳ cuối, hai bộ nhiễm sắc thể con đã về tới các cực đối diện và bắt đầu mở xoắn. Lúc này màng nhân xuất hiện trở lại và bao bọc các bộ nhiễm sắc thể; các sợi thoi tan biến, hạch nhân và các nhân được hình thành trở lại.

Kế đó, ở động vật, màng tế bào hình thành một eo thắt từ ngoài vào trong; ở thực vật, một phiến tế bào phát triển từ trung tâm ra ngoài. Điều này làm phân cách hai bộ nhiễm sắc thể con và tế bào chất giữa hai tế bào con. Các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu. Như vậy, thực ra, nguyên phân gồm hai quá trình phân chia: phân chia nhân và phân chia tế bào chất ; nhưng thực chất của nguyên phân là sự phân chia nhân.



~~> Chú ý: không được dùng chữ màu đỏ + không được dẫn link của diễn đàn khác có cùng phạm vi hoạt động với dđ học mãi
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
O

oo11oo

màu sắc lông ở mèo do alen D và d qui định , trong đó D qui định màu lông đen , d qui định màu lông hung , 2 alen nằm trên NST giới tính X, ko có alen trên NST Y và ko lấn át nhau , vì vậy khi d và D đồng thời xuất hiện trong kiểu gen mèo có lông tam thể
1 , hãy giải thích tại sao hiếm gặp mèo đực tam thể
( bài tập thú vị |-) nhưng mà thực tế thì khó giải thích )
 
C

canhcutndk16a.

màu sắc lông ở mèo do alen D và d qui định , trong đó D qui định màu lông đen , d qui định màu lông hung , 2 alen nằm trên NST giới tính X, ko có alen trên NST Y và ko lấn át nhau , vì vậy khi d và D đồng thời xuất hiện trong kiểu gen mèo có lông tam thể
1 , hãy giải thích tại sao hiếm gặp mèo đực tam thể
( bài tập thú vị |-) nhưng mà thực tế thì khó giải thích )
Câu này đơn giản quá vk :-*
--------> vì gen quy định tt này nằm trên NST giới tính X, ko có alen trên NST Y :-* câu tiếp :-*
 
O

oo11oo

típ đây như siêu nhân ( mà có anh em thân thích với siêu nhân ko )
1 gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp rubonucleotit các loại A=400, U= 360, G=240. X= 480 tìm số lượng từng loại Nu của gen ?
 
Q

quocoanh12345

CÁC CÔNG THỨC TÍNH
(Nguyên Phân)​

1. Với a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau:
[TEX]\sum_{tb con}= a.2^x[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX] cho a tế bào nguyên phân [TEX]x_1,x_2,x_3.....[/TEX] lần bằng nhau
[TEX]\sum_{tb con}= 2^{x1}+ 2^{x2}+ 2^{x3}[/TEX]

2.Số NST môi trường cung cấp: ( mình chỉ ghi trường hợp tổng quát)
[TEX]\sum{mtcc}= 2a.n.(2^x-1)[/TEX]

3.Xác định số NST, số cromatic, số tâm động của mỗi tế bào ở mỗi kì khác nhau
1314972588190022037_574_574.jpg


~~> Chú ý: không được dùng chữ màu đỏ
~Thân~
 
Last edited by a moderator:
Q

quocoanh12345

típ đây như siêu nhân ( mà có anh em thân thích với siêu nhân ko )
1 gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp rubonucleotit các loại A=400, U= 360, G=240. X= 480 tìm số lượng từng loại Nu của gen ?


Đơn giản thôi
phiên mã 2 lần
rA=2T(mạch gốc)
rU=2A
rG=2X
rX=2G

xong;)

 
C

canhcutndk16a.

típ đây như siêu nhân ( mà có anh em thân thích với siêu nhân ko )
1 gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp rubonucleotit các loại A=400, U= 360, G=240. X= 480 tìm số lượng từng loại Nu của gen ?

[TEX]rA=200; rU=180; rG=120; rX=240[/TEX]

\Rightarrow[TEX]A=T=rA+rU=380[/TEX]

\Rightarrow[TEX]G=X=rG+rX=120+240=360[/TEX]
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp nào:

Một gen ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp 1 mARN cần cung cấp tới 2100 ribonucleotit . Trên ARN chưa trưởng thành có 3 đoạn intron , đoạn 1 có 150 ribonucleotit , đoạn 2 có 200 ribonucleotit , đoạn 3 có 250 ribonucleotit .
a) tìm chiều dài của gen cấu trúc tạo nên mARN ( không tính tới đoạn khởi đầu và đoạn kết thúc trên gen ).
b) Chiều dài của mARN thành thục ?
 
O

oo11oo

Tiếp nào:

Một gen ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp 1 mARN cần cung cấp tới 2100 ribonucleotit . Trên ARN chưa trưởng thành có 3 đoạn intron , đoạn 1 có 150 ribonucleotit , đoạn 2 có 200 ribonucleotit , đoạn 3 có 250 ribonucleotit .
a)tìm chiều dài của gen cấu trúc tạo nên mARN ( không tính tới đoạn khởi đầu và đoạn kết thúc trên gen ).
b)Chiều dài của mARN thành thục ?
khó thế /:) chưa đc hok cách giải của dạng này |-) ( mà vk *** toán lém ) cc post luôn giải cái :D
 
A

anhvodoi94

Tiếp nào:

Một gen ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp 1 mARN cần cung cấp tới 2100 ribonucleotit . Trên ARN chưa trưởng thành có 3 đoạn intron , đoạn 1 có 150 ribonucleotit , đoạn 2 có 200 ribonucleotit , đoạn 3 có 250 ribonucleotit .
a) tìm chiều dài của gen cấu trúc tạo nên mARN ( không tính tới đoạn khởi đầu và đoạn kết thúc trên gen ).
b) Chiều dài của mARN thành thục ?

--------> Lời giải :
a/ Tổng số ribonu của mARN : 2100
=> Chiều dài của gen : 2100.3,4 = 7140 ( Ăngstorong)

b/ Tổng số ribonu trong exôn : 2100 - 150 - 200 - 250 = 1500 (ribonu)
=> Chiều dài mARN trưởng thành : 1500.3,4 = 5100 (Ăngstorong)
 
Q

quocoanh12345

Mới đọc được bài sinh hay, mọi người cùng tham khảo nhé

Một gen có[TEX] l=0,408 \mu m [/TEX] phiên mã một số lần. Trên mỗi bnar mã phiên đều có số Riboxom trượt qua như nhau. Thời gian để 1 Riboxom trượt hết [TEX]m_{ARN}[/TEX] là 40s. thời gian để Riboxom cuối cùng trượt qua hết [TEX]m_{ARN}[/TEX] là 46,3s. Các vận tốc trượt bằng nhau [TEX]\Delta d=74,1 A^{\circ}[/TEX]
Khi R1 trượt qua hết [TEX]m_{ARN}[/TEX] thì môi trườn cần phải cung cấp bao nhiêu a.a nữa để mỗi [TEX]m_{ARN}[/TEX] hoàn tất quá trình dịch mã
P/s: đáp số 306 a.a
 
C

canhcutndk16a.

Mới đọc được bài sinh hay, mọi người cùng tham khảo nhé

Một gen có[TEX] l=0,408 \mu m [/TEX] phiên mã một số lần. Trên mỗi bnar mã phiên đều có số Riboxom trượt qua như nhau. Thời gian để 1 Riboxom trượt hết [TEX]m_{ARN}[/TEX] là 40s. thời gian để Riboxom cuối cùng trượt qua hết [TEX]m_{ARN}[/TEX] là 46,3s. Các vận tốc trượt bằng nhau [TEX]\Delta d=74,1 A^{\circ}[/TEX]
Khi R1 trượt qua hết [TEX]m_{ARN}[/TEX] thì môi trườn cần phải cung cấp bao nhiêu a.a nữa để mỗi [TEX]m_{ARN}[/TEX] hoàn tất quá trình dịch mã
P/s: đáp số 306 a.a
[TEX]L=4080A^o[/TEX]

Vận tốc của mỗi ri :[TEX]v=\frac{L}{t}=\frac{4080}{40}=102 A^o/s[/TEX]

Thời gian chuyển tiếp giữa 2 ri liên tiếp :[TEX]\Delta t=\frac{\Delta d}{v}=\frac{74,1}{102}\approx 0,7[/TEX]

Gọi số ri là n

\Rightarrow[TEX]\sum \Delta t= \Delta t(n-1)=0,7.(n-1)=46,3-40=6,3[/TEX]\Rightarrow[TEX]n=10[/TEX]

\Rightarrowcó 10 ri trượt
Một gen có[TEX] l=0,408 \mu m [/TEX] phiên mã một số lần.
Các dữ kiện đề bài cho ko đủ để tính số lần phiên mã của gen:|
 
Q

quocoanh12345

[TEX]L=4080A^o[/TEX]

Vận tốc của mỗi ri :[TEX]v=\frac{L}{t}=\frac{4080}{40}=102 A^o/s[/TEX]

Thời gian chuyển tiếp giữa 2 ri liên tiếp :[TEX]\Delta t=\frac{\Delta d}{v}=\frac{74,1}{102}\approx 0,7[/TEX]

Gọi số ri là n

\Rightarrow[TEX]\sum \Delta t= \Delta t(n-1)=0,7.(n-1)=46,3-40=6,3[/TEX]\Rightarrow[TEX]n=10[/TEX]

\Rightarrowcó 10 ri trượt
Các dữ kiện đề bài cho ko đủ để tính số lần phiên mã của gen:|


Đề đã cho trên mỗi bản mã [TEX]m_{ARN}[/TEX] rồi mà bạn
_________________________________________________________



 
C

canhcutndk16a.

Đề đã cho trên mỗi bản mã [TEX]m_{ARN}[/TEX] rồi mà bạn
_________________________________________________________
Uh, mình xin hỏi: có bao nhiêu bản mARN ? ( mỗi lần gen phiên mã tạo ra 1 bản mARN đúng ko) mà số mARN sinh ra ảnh hưởng đến số aa mà mt cung cấp cho qt dịch mã---> muốn làm bài này phải cho dữ kiện để tìm ra số lần phiên mã của gen, hoặc sửa đề lại thnàh:
Một gen có
latex.php
phiên mã một lần
 
O

oo11oo

mạch thứ nhất của 1 gen có A=1/2 T và G =30% số nucleotit của toàn mạch . khi gen tái sinh 5 lần đã cần môi trường cung cấp số nucleotit tự do loại A và T cho mạch này là 2250 nucleotit , sự kết hợp các Nu tự do G và X vào mạch thứ nhất đã hình thành 15750 liên kết hiđro xác định
1, chiều dài của gen
2, số Nu từng loại trên mỗi mạch đơn của gen
3, số nu tụ do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tái sinh
:D hơi dễ nhưng làm cho vui |-)
 
C

canhcutndk16a.

Ck vốn muốn các mem tham gia nhiệt tình, nhưng mà tình hình này thì ko ổn chút nào rùi vk ợ :-SS bài ra 2 ngày rùi mà vẫn chưa có mem nào đến :-S
mạch thứ nhất của 1 gen có A=1/2 T và G =30% số nucleotit của toàn mạch . khi gen tái sinh 5 lần đã cần môi trường cung cấp số nucleotit tự do loại A và T cho mạch này là 2250 nucleotit , sự kết hợp các Nu tự do G và X vào mạch thứ nhất đã hình thành 15750 liên kết hiđro xác định
1, chiều dài của gen
2, số Nu từng loại trên mỗi mạch đơn của gen
3, số nu tụ do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tái sinh
:D hơi dễ nhưng làm cho vui |-)
khi gen tái sinh 5 lần đã cần môi trường cung cấp số nucleotit tự do loại A và T cho mạch này là 2250 nucleotit \Rightarrow[TEX](2^5-1).(A+T)=2250[/TEX]\Rightarrow[TEX]A+T[/TEX] lẻ
Số liệu của đề ko đúng rùi vk ơi :-?
 
L

lsunsun1995

Được đó, mình ủng hộ 2 tay lun
Vốn mình thấy môn sinh cũng bt nhưng sao môn này mình lại học dễ dzo nhứt, điểm cao nhất
nick: g.lsunsun
mem 11 chính hiệu nhak
 
Top Bottom