[Sinh học 9]tư liệu về ô nhiễm môi trường

T

the_masterx1

mình mong các bạn cho mình tư liệu về ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học

Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là:
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người
 
H

hai6f2009

Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là:
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người
mình cảm ơn bạn rất nhiều! Mình muốn hỏi bạn có tư liệu hình ảnh nào nói về vấn đề này không?
 
T

the_masterx1

600px-Env_contamination1.if.gif

30238951_onhiemsongHau_280608.jpg
 
T

thaonguyenkmhd

thanks mình nha!!!

Nước ta hiện còn lưu một khối lượng khá lớn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tích tụ tập trung hoặc phân tán gây ô nhiễm môi trường. Bộ TN&MT đã và đang sát cánh với các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước thể hiện quyết tâm loại bỏ “quả bom” ô nhiễm này.

Nhiều điểm ô nhiễm

Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại thuốc trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột và 23 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Các hóa chất BVTV này nhiều về cả số lượng và chủng loại, trong đó có một số loại thuộc danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tồn đọng hết hạn sử dụng. Theo ông Hồ Kiên Trung, Trưởng phòng Cải thiện môi trường, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, đến nay có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm.

Đối với 289 kho đang lưu giữ khoảng 217 tấn hóa chất BVTV dạng bột, 37.000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn vỏ bao bì, hầu hết là hóa chất BVTV độc hại, cấm sử dụng, kém phẩm chất. Đối với 864 khu vực ô nhiễm hiện đang chôn lấp khoảng 23,27 tấn hóa chất BVTV bao gồm: DDT, Lindan, 666, Volphatoc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C và nhiều loại không nhãn mác khác, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hóa chất. Đây là những hợp chất hữu cơ độc đứng đầu bảng danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm. Các chất thải hữu cơ bền này luôn tiềm tàng trong không khí, thức ăn nước uống sinh hoạt hàng ngày, những hóa chất này không phân hủy mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt.

Các chuyên gia của Bộ NN&PTNT nhận định, tổng số các loại hóa phẩm nông nghiệp hiện được lưu trữ có thể hơn 37 nghìn tấn, trong đó có 53% được lưu trữ tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Bên cạnh các kho lưu trữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nước thì có đến hơn 730 nghìn hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại. Những hóa phẩm này hiện đang vứt bỏ không đúng cách hoặc vẫn được sử dụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.

2025 xử lý dứt điểm

Trước tình hình ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng Kế hoạch xử lý, phòng ngừa, ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1946. Kế hoạch được phê duyệt thể hiện quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực mạnh mẽ của các Bộ, ngành và đặc biệt là các địa phương đang nhiều bức xúc về ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu như : Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Tuyên Quang…trong việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực này.

Theo đó, Bộ TN&MT đã khẩn trương xây dựng và ban hành Chương trình của Bộ với mục tiêu đến năm 2015 cải tạo và phục hồi môi trường hơn 300 điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đến năm 2025 xử lý hết các điểm còn lại. Trong đó, Bộ TN&MT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn việc triển khai các nội dung Kế hoạch cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ và UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam” của Bộ TN&MT đã gặt hái được những thành công nhất định. Theo ông Hồ Kiên Trung, Trưởng phòng Cải thiện môi trường, dự kiến đến khi kết thúc dự án, khoảng 150 tấn hóa chất BVTV thuộc nhóm POP sẽ được tiêu hủy một cách an toàn. Đồng thời, các cơ quan liên quan sẽ có đủ năng lực để xử lý các kho bãi được phát hiện thêm và kiểm soát hiệu quả việc nhập khẩu, sử dụng trái phép các hóa chất BVTV thuộc nhóm POP.
đây là một số hình ảnh​
images

images

images

images
 
H

hai6f2009

Mình cảm ơn các bạn rất nhiều! :khi (69): Hinh ảnh và tài liệu của các bạn đã giúp mình làm vài thuyết trình rất nhanh! :khi (122): Giờ mình muốn hỏi về hậu quả và cách khắc phục vấn đề này.
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyenkmhd

mình chỉ tìm được biện pháp thôi....

đây là biện pháp:
Sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ một nền sản xuất nông nghiệp bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường do sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV phải được coi là mục tiêu quan trọng, hàng đầu. Để đảm bảo sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn, phân giải nhanh trong môi trường. Nghiên cứu tìm ra giống kháng sâu bệnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
- Về kỹ thuật:
+ Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt. Mở các lớp tập huấn áp dụng chương trình: ba giảm, ba tăng, 4 đúng trong phun thuốc, IPM (Integted Pest Managemaent). Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến những tác hại do ô nhiễm thuốc BVTV gây ra trong sản xuất để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
+ Khuyến cáo nông dân sử dụng các thuốc sinh học không gây ô nhiễm môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
+ Nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng. Chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.
+ Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hoá học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết: Cần thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng để quyết định có cần dùng thuốc hay không. Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào tình hình dịch hại. Điều này gây nên sự lãng phí và cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng kháng thuốc của dịch hại.
+ Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy bã). Bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.
+ áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ. Sử dụng luân phiên thuốc với mục đích ngăn ngừa sự hình thành tính chống thuốc của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của thuốc.
Để đạt được năng suất, chất lượng cao, sản phẩm an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất do sử dụng thuốc BVTV trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp thì cần có sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều phía. Việc quản lý dịch hại phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp, trong đó sử dụng thuốc BVTV chiếm vị trí đặc biệt. Vì vậy, hiểu biết đúng, sử dụng thuốc an toàn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sốn
 
H

hai6f2009

cảm ơn bài viết

<b>
đây là biện pháp:
Sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ một nền sản xuất nông nghiệp bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường do sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV phải được coi là mục tiêu quan trọng, hàng đầu. Để đảm bảo sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn, phân giải nhanh trong môi trường. Nghiên cứu tìm ra giống kháng sâu bệnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
- Về kỹ thuật:
+ Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt. Mở các lớp tập huấn áp dụng chương trình: ba giảm, ba tăng, 4 đúng trong phun thuốc, IPM (Integted Pest Managemaent). Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến những tác hại do ô nhiễm thuốc BVTV gây ra trong sản xuất để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
+ Khuyến cáo nông dân sử dụng các thuốc sinh học không gây ô nhiễm môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
+ Nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng. Chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.
+ Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hoá học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết: Cần thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng để quyết định có cần dùng thuốc hay không. Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào tình hình dịch hại. Điều này gây nên sự lãng phí và cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng kháng thuốc của dịch hại.
+ Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy bã). Bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.
+ áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ. Sử dụng luân phiên thuốc với mục đích ngăn ngừa sự hình thành tính chống thuốc của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của thuốc.
Để đạt được năng suất, chất lượng cao, sản phẩm an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất do sử dụng thuốc BVTV trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp thì cần có sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều phía. Việc quản lý dịch hại phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp, trong đó sử dụng thuốc BVTV chiếm vị trí đặc biệt. Vì vậy, hiểu biết đúng, sử dụng thuốc an toàn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sốn
</b>
Cảm ơn bạn! Chừng đó biện pháp mình thấy cũng đủ lắm rồi!
 
Top Bottom