[Sinh học 9] Ôn luyện Sinh 9

T

tichuot124

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Híc, pic Sinh 12 sôi động thế, chả bù cho pic sinh 9 gì cả, lâu đc 1 bài, bọn em phải chạy lên pic 12 để học (Sinh 12 giống 9 mà )
Thế tớ viết pic này, mong các bạn đóng góp đề thi, thảo luận về cách làm , cách trình bày thật sôi nổi nha, như pic sih 12 vậy

 
T

tichuot124

Tớ mở hàng nha !!

Đề thi HSG cấp tỉnh 2010-2011 tỉnh nghệ an

Câu 1 (3,0 điểm).
a) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích.
b) Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn (b). Cho cây đậu hạt trơn F1 (có kiểu gen Bb) tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ. Xác định tỷ lệ tính trạng hình dạng hạt đậu Hà Lan ở trên cây F2. Biết quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót của các cá thể ngang nhau.
Câu 2 (3,0 điểm).
a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?
b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?
c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.
Câu 3 (2,0 điểm).
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ.
b) Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.
Câu 4 (5,0 điểm).
a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa và mối liên quan giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật sinh sản hữu tính.
Câu 5 (2,0 điểm).
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6 (5,0 điểm).
Ở một loài sinh vật, tổng số nhiễm sắc thể của 1/1000 số giao tử đực tham gia một đợt thụ tinh có 70000 nhiễm sắc thể, trong đó chỉ có 0,1% số giao tử đực trực tiếp thụ tinh của nhóm này. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài có 14 nhiễm sắc thể.
a) Xác định số hợp tử được tạo thành.
b) Một hợp tử của nhóm trên khi nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra ở thế hệ tế bào cuối cùng có 208 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.
c) Một hợp tử khác của nhóm trên nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo thế hệ tế bào cuối cùng có 336 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.
Biết rằng các trường hợp trên có sự thay đổi của vật chất di truyền trong quá trình phát sinh giao tử cái.

- - - Hết - - -

Các bạn làm trong vòng 2 ng`, chúng ta thảo luận rui` mình post đáp án đối chiếu nha
 
H

hongnhung.97

Bài 1:
a. Em nghĩ là quần thể cây tự thụ phấn. Vì ta biết đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Mà tự thụ phấn có nguy cơ xảy ra đồng hợp rất cao [em không chắc :p]
b. Theo bài ra, quy ước:
- Gen B: hạt trơn
- Gen b: hạt nhăn
Cây đậu F1 có kiểu gen Bb [hạt trơn] tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ
Sơ đồ lai:
F1...................Bb......................x..........................Bb
..........................................[Hạt trơn]
GF1:...............B,b.................................................B,b
F2:....................................1bb:2Bb:1BB [Kiểu hình: 25% hạt nhăn, 75% hạt trơn]

P.s Câu b phần biện luận em làm có vẻ không ổn:-S. Anh/chị xem xong sửa hộ em với :-S

Anh Ti ơi, Sinh 9 cũng có 1 pic hội nhóm, anh có thể xem qua đó, nó cũng khá bổ ích ah ^^. Tại đây
 
Last edited by a moderator:
T

tichuot124

Uk, em làm đúng rui`, mới lớp 8 mà làm sinh 9 như cháo, hình như là em của chị Cánh cụt thì phải :)):))
Ý kiến của anh :a)- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn.
- Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo.
b) Hạt ở trên cây F2 thuộc thế hệ F3.
Do đó hình dạng hạt ở F3 có tỷ lệ như sau: 5 hạt trơn: 3 hạt nhăn
 
T

thanh_96_hd

hjhj
the nao ma ca chi canh cut va hong nhung 97 deu gioi va hay giai dap thac mac cho moi nguoi vay . hjjhj thánk nhjeu nha!

Em chẳng giúp được gì đâu anh/chị. Kiến thức em còn ít lắm, mong anh/chị giúp đỡ em thêm ^^. Anh/chị hạn chế nội dung gây loãng pic + bài viết không dấu nha ^^. Anh/chị có thể vào trang nhà của mình ở đây ah.
Mong anh chị có thêm nhiều đóng góp hơn nữa cho Box Sinh ah :x. - hongnhung.97
 
Last edited by a moderator:
T

tichuot124

Giải đáp

Em đọc kĩ đề sẽ thấy: Cho cây F1 tự thụ phấn(vài trò như 1 P), thì F2 của phép lai này là F3 của phép lai gốc.Chỗ này cũng khó hiểu, em thắc mắc cũng đúng thui.
Mọi người hăng hái lên nào, sao có 2 chúng tôi tham gia pic vậy
 
V

vanphuoc1029

Cho mình tham gia với nhé:
Câu 3: a. Bởi vì 2 ADN con được tổng hợp lại từ 2 đoạn nuclêôtit tách ra của ADN mẹ theo NTBS nên 2 ADN con sẽ giống với ADN mẹ (giải thích thế này không biết có ai hiểu không :p.)
b. Chịu :D.

Câu 5: Quan hệ hỗ trợ là sự hợp tác giữa các loài sinh vật mà các loài đều có lợi hoặc chỉ 1 số loài có lợi, loài kia không có hại gì.
Quan hệ đối địch là sự kìm hãm phát triển giữa các loài sinh vật cùng hoặc khác loài.
Theo mình hiểu là vậy :D.
-------------------------------------------------------
Mình đang ở Huế và tính thi vào trường chuyên Quốc Học Huế. Có ai có tài liệu đề thi chuyên mấy năm trước của trường này không ? Tài liệu sinh hiếm quá.
 
Last edited by a moderator:
T

tichuot124

Cho mình tham gia với nhé:
Câu 3: a. Bởi vì 2 ADN con được tổng hợp lại từ 2 đoạn nuclêôtit tách ra của ADN mẹ theo NTBS nên 2 ADN con sẽ giống với ADN mẹ (giải thích thế này không biết có ai hiểu không :p.)
b. Chịu :D.

a: B.s tí: Dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản là:khuôn mẫu, NTBS, giữ lại 1 nửa :D:D.
b: Đây là 1 câu lí thuyết vận dụng:
[FONT=&quot]- ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtit tạo nên đây là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.[/FONT] [FONT=&quot] - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV.[/FONT]
 
V

vanphuoc1029

Nguyên tắc khuôn mẫu ??? Mình mới biết à ! Giải thích dùm đi bạn, còn bán bảo toàn thì mình quên cho vào :D.
 
T

tichuot124

Đó là cách gọi khác thui, giông như cậu giải thích là từ 2 mạch gốc của ADN mẹ thui ma`:D:D:D:D:D:D:D
 
H

hongnhung.97

Câu 2 (3,0 điểm).
a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?
b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?
c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.
Câu 2:
a. Tinh bào bậc 1 chỉ có thể tổ hợp được NST ở 1 trong 2 trường hợp: [bb] [cc] và [BB] [CC] hoặc [BB] [cc] và [bb] [CC] ~~> Do tổ hợp tự do kết thúc ~~> khi giảm phân sẽ cho 2 loại tinh trùng: BC và bc hoặc là Bc và bC
b. Ta có tế bào trừng chỉ cho 1 trứng ~~> Sẽ cho 8 loại trứng
c. {:p Em ứ biết làm}

P.s Cái này là em mới đọc lí thuyết ~~> Chưa nắm ~~> Em không chắc.
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.


* Do nguyên phân:
Thế hệ P có 2n = 12. Quá trình giảm phân của P diễn ra bình thường, tạo ra giao tử n = 6. Thụ tinh bình thường tạo ra hợp tử 2n = 12. Do ảnh hưởng của môi trường, ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử diễn ra không bình thường (NST nhân đôi nhưng không phân ly) tạo ra một tế bào có 4n = 24. Sau đó tế bào này nguyên phân bình thường tạo ra thể tứ bội (4n = 24)
* Do giảm phân:
Thế hệ P có 2n = 12. Do ảnh hưởng của môi trường, quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả 2 bên P diễn ra không bình thường, đều tạo ra giao tử 2n =12. Thụ tinh bình thường tạo ra hợp tử 4n = 24. Hợp tử nguyên phân bình thường tạo thể tứ bội (4n = 24)


Sưu tầm:)
 
P

pemivip

Câu 1
a) Các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân I giống và khác với các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân II như thế nào?
b) Hai loài cải bắp và cải củ đều có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18. Tại sao hầu hết các cây lai giữa cải bắp và cải củ lại bất thụ? Làm thế nào để thu được cây lai giữa hai loài này hữu thụ?
Câu 2
a) Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit có vai trò thế nào trong tự nhân đôi (sao chép) ADN?
b) Mức phản ứng của một kiểu gen là gì? Nêu cách xác định mức phản ứng của một kiểu gen.
Câu 3
a) Trong các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến nào thường gây hại nhất? Tại sao?
b) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở người bình thường gồm 44 nhiễm sắc thể thường (kí hiệu 44A) và 2 nhiễm sắc thể giới tính XX (ở nữ giới) hoặc XY (ở nam giới). Tuy vậy, những người chỉ có 1 nhiễm sắc thể X (44A+XO) có kiểu hình nữ giới; còn những người có 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y (44A+XXY) có kiểu hình nam giới. Người ta tìm thấy một số người có kiểu hình nữ giới mang bộ nhiễm sắc thể 44A+XY nhưng nhiễm sắc thể Y bị mất đoạn đầu vai ngắn. Có thể rút ra kết luận gì về cơ chế di truyền xác định giới tính ở người? Giải thích.

Câu 6
a) Một loài lan rừng có giá trị kinh tế đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn nguồn gen loài lan này và tạo được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được đặc tính của cây giống gốc, người ta thường sử dụng phương pháp công nghệ sinh học nào?
b) Công nghệ gen là gì? Trình bày các bước cơ bản ứng dụng kĩ thuật gen và công nghệ tế bào nhằm tạo giống cây trồng biến đổi gen.
Câu 7
Phả hệ bên ghi lại sự xuất hiện một bệnh di truyền ở một gia đình.
Noname1111.jpg

a) Cơ chế di truyền nào chi phối gen gây bệnh này? Giải thích.
b) Hãy kí hiệu gen gây bệnh và viết các kiểu gen có thể có của những
người có số hiệu 12, 13 và 17.
Câu 8
a) Vai trò quan trọng nhất của nhân tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật và đối với động vật là gì?
b) Nêu các đặc điểm khác biệt điển hình về hình thái và sinh lý giữa các cây ưa sáng (ví dụ: bạch đàn) và các cây ưa bóng (ví dụ: lá lốt).
Câu 9
a) Mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong một quần thể sinh vật xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ ở thực vật, động vật và ý nghĩa của mối quan hệ này với sự phát triển của quần thể.
b) Trong thực tiễn sản xuất, nên làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể nhằm làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 10
Cho các quần thể sinh vật A, B, C, D, E, G, H, I và K thuộc các loài khác nhau.
a) Điều kiện để các quần thể nêu trên hình thành một quần xã sinh vật là gì?
b) Giả sử trong một quần xã gồm các loài trên, nếu loài A bị loại bỏ thì tất cả các loài khác sẽ chết. Hai loài C và D cùng sử dụng loài A làm thức ăn. Nếu loài C bị loại bỏ, thì các loài G và I sẽ chết. Nếu hai loài C và H bị loại bỏ, thì các loài G, I và K sẽ chết, nhưng các loài D và E tăng nhanh về số lượng. Biết rằng loài H không sử dụng loài E làm thức ăn. Hãy vẽ lưới thức ăn phù hợp với các dữ kiện này và nêu một ví dụ về quần xã như vậy trong thực tế.

Đây là đề KHTN Sinh năm nay. Câu 4 & 5 tớ đã post bên pic kia.
 
H

hongnhung.97

Last edited by a moderator:
T

tichuot124

Câu 2
a) Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit có vai trò thế nào trong tự nhân đôi (sao chép) ADN?
b) Mức phản ứng của một kiểu gen là gì? Nêu cách xác định mức phản ứng của một kiểu gen.
a: NTBS có vai trò là giữ cho những Nu của ADN liên kết đúng vs nhau theo quy luật A-T, G-X
-------------> Hệ quả: *Nếu biết trình tự sắp xếp của 1 mạch thì có thể xác định đc trình tự sắp xếp ở mạch 2
*Do theo NTBS : A=T, G=X, A+T=G+X
b: Khái niệm mức phản ứng
* Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
Xác định mức phản ứng của một kiểu gen:
- Tạo ra được các cá thể có cùng một kiểu gen
- Với cây sinh sản sinh dưỡng thì cắt các cành của cùng một cây đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau để theo dõi
 
K

kga

Mấy đại ca giúp em bài này. Em cop luôn trên net nên không có dấu nha! SORRY
Hai hợp tử cua 1 loai nguyen phan lien tiep 1 so lan không bang nhau, moi truong da cung cap nguyen lieu tuong duong voi 612 NST don. Hợp tử hai co so lan nguyen phan gap doi so lan np cua hop tu 1. Ở kỳ giữa cua nguyen phan, trong moi tế bào có 34 NST kép. Hãy tìm:
a. số lan np cua hop tu 1 va hop tu 2.
b. so loai giao tu toi da co the thu dc qua giam phan
c. so kiểu hop tu tối đa có thể thu được qua thụ tinh.
Biết wá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra binh thường
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Mấy đại ca giúp em bài này. Em cop luôn trên net nên không có dấu nha! SORRY
Hai hợp tử cua 1 loai nguyen phan lien tiep 1 so lan không bang nhau, moi truong da cung cap nguyen lieu tuong duong voi 612 NST don. Hợp tử hai co so lan nguyen phan gap doi so lan np cua hop tu 1. Ở kỳ giữa cua nguyen phan, trong moi tế bào có 34 NST kép. Hãy tìm:
a. số lan np cua hop tu 1 va hop tu 2.
b. so loai giao tu toi da co the thu dc qua giam phan
c. so kiểu hop tu tối đa có thể thu được qua thụ tinh.
Biết wá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra binh thường


Ở kì giữa của quá trình NP thì NST ở trạng thái 2n kép
\Rightarrow 2n=32
Gọi hợp tử 1 NP k lần \Rightarrow Hợp tử 2 NP 2k lần
Ta có: [TEX]2n(2^k-1)+2n(2^{2k}-1)=612[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]2^k+2^{2k}=16[/TEX] \Leftrightarrow[TEX] k=2[/TEX]

a. Hợp tử 1 NP 2 lần
Hợp tử 2 NP 4 lần

b. Số loại giao tử tối đa có thể thu được sau GP là: [TEX]2^n=2^{17}=131072[/TEX]

c. Chị chưa biết làm:(

P/S: Hem biết đúng không
 
Top Bottom