[Sinh học 8] Nối tiếp tên các bộ phận

T

tomandjerry789

Xí một tí, bà con phải coi thử coi có trùng không chứ. Chứ như thế này thì... :-S
 
T

thienthannho.97

tớ tham gia với nhé!!!

Mắt là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể, nó là một bộ phận để nhìn. để có một

đôi mắt tốt chúng ta cần phải giữ gìn đôi mắt để tránh cận thị. phải rử mắt thường

xuyên bằng nước muối loãng, k dùng chung khăn với người bị bệnh về mắt


từ khoá tiếp theo nè:


miệng


Cho phép mình thêm chữ khoang ở đằng trước nhá :x Khoang miệng nhaz ;))

Cấu tạo: răng nanh, răng cửa, tuyến nước bọt dưới lưỡi, nơi tiết nước bọt, lưỡi, răng hàm.
Chức năng:
- Tiết nước bọt ~~> nhai ~~> đảo trộn thức ăn ~~> hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt ~~> tạo viên thức ăn.

~~> Tiếp: ruột già ;))
 
T

tomandjerry789

~~> Xem tại đây
• Ruột già được chia làm 3 phần : manh tràng, kết tràng và trực tràng.

Tiếp: Phế quản
 
C

callalily

phế quản có phải phổi ko nhỉ?
nếu là phổi thì...
Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
~~~~~~~> dạ dày.
 
T

thienthannho.97

phế quản có phải phổi ko nhỉ?
nếu là phổi thì...
Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
~~~~~~~> dạ dày.

Phế quản không phải là phổi đâu bạn ạ ;)) Phế quản là một trong các cơ quan của đường dẫn khí.
(*) Cấu tạo của phế quản: tạo bởi các vòng sụn, ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

Dạ dày có rồi bạn :)

~~> Khí quản ;))
 
C

callalily

Bộ phận của bộ máy hô hấp hình ống, dẫn không khí từ cuống họng vào hai lá phổi.
~~móng tay
 
T

thienthannho.97

Bộ phận của bộ máy hô hấp hình ống, dẫn không khí từ cuống họng vào hai lá phổi.
~~móng tay
- Móng là lớp sừng keratin cứng bao che phần nhậy cảm của ngón tay. Móng tay mọc dài khoảng 4 cm một năm. Móng có công dụng trong việc cột tháo một nút buộc (dây giầy chẳng hạn, đôi khi cả sợi dây tơ hồng cột nhau đã cũ) và nhiều công việc khác mà chỉ khi nào móng hư hao, đau bệnh ta mới thấy sự quan trọng của chúng.[Sưu tầm]

Tiếp nè ;)
~~> Nước bọt ;))
 
H

haoanh_98

chị ơi nước bọt nói rùi mờ..........................................................
 
L

langtham_98

tiếp cái khác nhé_>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>ruột non
mau lênnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn nàooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo
!!!!!!!!!!!!!!!!!!11
 
B

boy_100

1 cấu tạo :Gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. Lớp cơ gồm: cơ dọc, cơ vòng. Ruột non gồm 3 phần: tá tràng, hổng tràng và hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy nhờ vào Cơ Oddi. Tuyến ruột tiết ra tuyến ruột và tế bào tiết chất nhầy. Dịch mật có muối mật và muối kiềm. Ruột non là ống dài nhất trong ống tiêu hóa (tới 2-3m).Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2 nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở đây là về mặt hóa học. Có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dáy đặc tới từng lông ruột.
2 hoạt động :Ruột hấp thu theo hướng tích cực: thức ăn được hấp thu hết khi tiêu hóa. Glucid -> đường Maltose -> Glucose lipide dưới tác động của enzyme lipase chuyển thành Acid béo và Glycegol Protein xuống ruột non thành Polypeptide Tụy có enzyme Trypsin Ruột có enzyme Trypsinogen + entersrokinase -> Trypsin Polypeptide + Trypsin -> Amino Acid
3 hấp thụ: Chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột. Mạch máu: Các chất dinh dưỡng và 30% lipid lẫn chất độc đi qua gan để lọc, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim. Mạch bạch huyết: Vitamin tan trong dầu và 70% lipid theo tĩnh mạch chủ trên về tim
-------->ruột già
 
L

langtham_98

Ruột già là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa — chặng cuối cùng của ống tiêu hóa là hậu môn-trong những động vật có xương sống. Nó có chức năng hấp thụ nước từ những phần thức ăn khó tiêu hóa còn lại, sau đó đưa chất thải ra khỏi cơ thể.Ruột già dài khoảng 1,5 mét (4,9 ft), khoảng một phần năm chiều dài của ống tiêu hóa.

Ruột già chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng
Manh tràng
Kết tràng
Trực tràng

ruuọt già chức năng chính là hấp thụ nước và thải chất cặn bã qua hậu môn nhờ sự co bóp của cơ thành bụng và cơ hậu môn..... Ở đây thức ăn được lên men thối, đưa ra ngoài như trên
**********************************************************************************************
 
L

langtham_98

Túi mật:::::
Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn.

Chức năng sinh lí:
Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol.
Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt.
Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, E và K.
 
B

boy_100

tiếp theo nhé
----------->ĐẠI NÃO
.........................................................................................................................................
 
L

langtham_98

Đại não là một bộ phần trong não(óc):
Gồm:
Bán cầu não trái và bán cầu não phải
Bề mặt mỗi bán cầu có nhiều khúc cuộn do rãnh và khe tạo thành
Mỗi bán cầu não gồm có 4 thùy:Thùy trán,, thùy đinh, thùy chẩm và thùy thái đương

Cấu tạo trong:gồm:
Chất xám:ở ngoài dày 2-3mm, gồm 6 lớp tế bào
Chất trắng:nằm trong các đường dẫn truyền

Có chức năng(não):Là vùng cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, vận động, là trung ương thần kinh tiếp nhận các kích thích môi trường, trả lời các kích thích, điều khiển cả cơ thể và các bộ phận khác
>><<....
 
B

boy_100

tiếp theo là
--------->động mạch
............................................................................................................................................
 
T

tomandjerry789

Động mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu từ tim đến các cơ quan. Máu trong động mạch có lượng ô xy cao, ngoại trừ ở động mạch phổi và động mạch rốn.
~~> Tiếp: Tĩnh mạch. ;))
 
L

langtham_98

Tĩnh mạch hay ven là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng ô-xi thấp khi đưa máu từ các mô trong cơ thể về tim. Hai ngoại lệ là tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi. Trong hai trường hợp này máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao.
[sửa]Cấu trúc tĩnh mạch

Tĩnh mạch có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng colagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn. Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô. Đa số các tĩnh mạch đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì sức hút của trái đất. Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, khác với vị trí tương đối cố định của động mạch.
[sửa]Chức năng

Chức năng của tĩnh mạch là đưa luồng máu kém dưỡng khí về tim.
Tuần tự trong hệ thống tuần hoàn thì máu từ tim bơm ra sau khi rời tâm thất trái thì theo động mạch luân lưu qua các bộ phận cơ thể và bắp thịt. Máu nhả dưỡng khí (O2) ra và nhận thán khí (CO2) vào ở các vi huyết quản. Sau đó nguồn máu này theo tĩnh mạch trở về tim, vào tâm nhĩ phải rồi qua tâm thất phải trước khi được bơm qua hai lá phổi nơi bộ phận hô hấp nhận dưỡng khí (O2) vào và thả thán khí (CO2) ra. Máu từ phổi trở về tim ở tâm nhĩ trái, rồi qua tâm thất trái, hoàn tất cuộc huyết lưu tuần hoàn.
 
B

boy_100

tiếp theo là
là cơ hoành
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
 
L

langtham_98

Cơ hoành:
Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản - là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính. Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.
Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên), trái-dưới, bên phải có 3 thùy (phải-trên), phải-giữa và phải-dưới. Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.
 
Top Bottom