[Sinh học 8] Nối tiếp tên các bộ phận

L

l0n3ly_canby

Mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường xung quanh. Mắt nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, trên có gò lông mày và trán, dưới giáp xương má. Ngoài ra có thể tham khảo thêm tại đây.
~~> Tiếp tục với tim.


Tim là bộ phận quan trọg trog hệ tuần hoàn của độg vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu the0 các độg mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 và lấy khí O2. [câu này hỏi rồi nhỉ?] ;))

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> lông mày =))
 
T

thienthannho.97

Tim là bộ phận quan trọg trog hệ tuần hoàn của độg vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu the0 các độg mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 và lấy khí O2. [câu này hỏi rồi nhỉ?] ;))

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> lông mày =))

Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước ( khi đi dưới trời mưa) không chảy xuống mắt.

~> Da :x
 
L

langtham_98

Da gồm ba lớp:
Thượng bì (biểu bì):
- Đây là lớp da có thể sử dụng kem, mỹ phẩm và thuốc xức ngoài da. Lớp trên cùng của biểu bì gọi là stratum corneum (lớp vỏ bọc) - đây là lớp da ngoài cùng mà chúng ta nhìn thấy, bao gồm chủ yếu lớp tế bào da chết bị tróc ra.
- Các tế bào mới liên tục được tạo ra ở lớp dưới cùng của biểu bì (lớp cơ sở). Ở đây, có các tế bào đặc biệt gọi là melanocyte (tế bào biểu bì tạo hắc tố) tạo melanin, một sắc tố làm cho làn da có màu và có khả năng tự bảo vệ chống lại bức xạ UV (tia cực tím).
Bì: Đây là phần hỗ trợ cho biểu bì, có ba thành phần chính:
- Collagen (chất béo): Làm cho da bền và mềm dẻo.
- Elastin (sợi đàn hồi): Tạo cho da tính đàn hồi.
- Chất gel-like giàu polysaccharide. Các chất này là những phần tử có thể hấp thụ 1.000 lần trọng lượng trong nước và chịu trách nhiệm duy trì độ ẩm của làn da.
Hạ bì: Lớp này gắn với lớp da, nối với cơ nằm dưới sụn và xương. Đây cũng là nơi dự trữ chất béo cho cơ thể:
- Melanocyte: sản xuất melanin (sắc tố tự nhiên của da).
- Sợi collagen, elastin: duy trì đàn hồi của da.
- Nguyên bào sợi: sản xuất collagen, elastin làm mau lành vết thương.
Nhớ Thank tớ nhá

Theo tôi thì chức năng nào của da cũng đều mang tính sống kon` với kon người :Da bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như các hóa chất độc hai cũng như các sinh vật nhỏ bé muốn xâm nhập vào cơ thể. Da cũng kiểm soát & hạn chế quá trình mất các chất dịch duy trì sự sống cho cơ thể như máu & nước. Từ việc này, cơ thể luôn được duy trì ở một thân nhiệt nhất định mặc cho sự biến động nóng lạnh của thời tiết bên ngoài. Da cũng giúp các cơ quan bên trong không bị tổn thương khi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không có hệ thần kinh dưới da, chúng ta sẽ không cảm nhận được tình trạng nóng, lạnh hoặc những cảm giác xúc giác khác. Nói cách khác, da là thành phần chủ yếu trong cảm nhận xúc giác cho cơ thể. Da có thể thay đổi để đáp ứng với từng trạng thái vận động & cảm xúc....
Giữ thịt không bị rớt ra khỏi xương...(không tin cứ thử lột da ra mà xem ^^)
Còn về điều hòa thân nhiệt: trên da có nhiều lỗ chân lông nhỏ, dưới các lỗ chân lông có tuyến mồ hôi, mỗi khi bạn nóng, tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi ở lỗ chân lông đồng thời lúc này lỗ chân lông mở to, mồ hôi bay hơi mang theo nhiệt làm giảm nhiệt độ cơ thể, do đó bạn cảm thấy mát mẻ , dễ chịu hơn.Ngược lại, khi trời rét, lỗ chân lông thu nhỏ lại tránh sự mất nhiệt không cần thiết.
 
Last edited by a moderator:
L

l0n3ly_canby

Tiếp nhé: Tuỷ sống .


Tủy sống là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Tuỷ sông bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
Tủy sống không chỉ là phần nối dài của bộ não, nó còn giữ một chức năng vô cùng quan trọng, đó là sự phản xạ. Có thể nói rõ là sự phản ứng tức thời của cơ thể mà không cần não xử lí, nó bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm hằng ngày. Ví dụ khi bạn lỡ tay chạm vào nồi canh nóng, lập tức cơ thể bạn sẽ tự xử lí bằng cách ngón tay rụt phắt lại.
Tủy sống nằm xuyên bên trong ống cột sống, nó được bao bọc bởi ba lớp màng: mành ngoài gọi là màng cứng, màng giữa gọi là màng nhện, màng trong gọi là màng nuôi.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> Cột sống :D
 
T

thienthannho.97

Tủy sống là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Tuỷ sông bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
Tủy sống không chỉ là phần nối dài của bộ não, nó còn giữ một chức năng vô cùng quan trọng, đó là sự phản xạ. Có thể nói rõ là sự phản ứng tức thời của cơ thể mà không cần não xử lí, nó bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm hằng ngày. Ví dụ khi bạn lỡ tay chạm vào nồi canh nóng, lập tức cơ thể bạn sẽ tự xử lí bằng cách ngón tay rụt phắt lại.
Tủy sống nằm xuyên bên trong ống cột sống, nó được bao bọc bởi ba lớp màng: mành ngoài gọi là màng cứng, màng giữa gọi là màng nhện, màng trong gọi là màng nuôi.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> Cột sống :D

- Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng tạo nên cấu trúc đốt sống. Đốt sống gồm phần xương đặc và phần xương tạo thành rãnh. Phần đặc gá lên nhau, ở giữa có lớp đệm làm bằng colagen có tác dụng chống đỡ và kết nối. Phần xương rãnh cho tủy phát triển.
- 7 đốt sống cổ
- 12 đốt sống lưng
- 5 đốt sống thắt lưng
- 5 đốt sống cùng
- 3 đốt sống đuôi

~~> Phổi :)
 
T

tomandjerry789

Hình minh hoạ cho phổi:
400px-Lungs_anatomy.png

Phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) - là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.
Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.
(Nguồn: wikipedia)
~~> Tiếp tục: Dạ dày.
 
T

thienthannho.97


~~> Tiếp tục: Dạ dày.

(*) Cấu tạo của dạ dày:
- Dạ dày dạng túi.
- Dung tích 3 lít.
- Cấu tạo gồm 4 lớp:
+ Lớp màng bọc bên ngoài.
+ Lớp cơ: dày, khoẻ gồm 3 loại cơ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo).
+ Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
+ Lớp niêm mạc trong cùng.

(*) Chức năng của dạ dày:
- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị.
- Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

~~> Tá tràng
 
L

langtham_98

góp vui chút:
đoạn đầu của ruột non nhận thức ăn từ dạ dày đi xuống. Có dạng cong chữ U (ở người, dài khoảng 30 cm), qua các ống dẫn nhận dịch tiêu hoá tiết ra từ gan (mật) và tuỵ. Niêm mạc TT có nhiều lông nhung, xen kẽ là các tuyến tiết dịch ruột chứa enzim tiêu hoá. Khi dịch sữa có tính axit từ dạ dày xuống tới TT, các tế bào của niêm mạc tiết hocmon pancreozimin kích thích tuyến tuỵ tiết một số enzim tiêu hoá. Một loại hocmon khác là cholecystokinin gây ra sự co bóp túi mật để tiết mật vào TT. Các chất tiết có tính kiềm này làm trung hoà axit từ dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hoá
Xem đúng ko. nếu đúng Thank
 
S

suabo2010

Bạn trl đúng rồi mà k cho câu hỏi. Để t cho hộ ná.Tiếp theo là bàng quang........... hì
 
D

danghoangyennhi1998

Cấu tạo của bàng quang :
Bàng quang có cấu tạo 3 lớp: niêm mạc phía trong, cơ ở giữa và thanh mạc phía ngoài. Lớp niêm mạc tại bàng quang có cấu tạo đặc thù riêng, là một phần của niệu mạc. Niệu mạc lót bên trong đường tiết niệu, trên từ đài – bể thận qua bàng quang và xuống đến phần đầu của niệu đạo.
 
T

thienthannho.97

Sao chưa ai trả lời câu hỏi tiếp của mình vậy :)

~~> Tá tràng ;))

P/s: Các bạn trả lời dù đúng hay sai đều post tiếp câu hỏi để những người tiếp theo chơi nhé !! ;)
 
T

tomandjerry789

Tá tràng là đoạn đầu của ruột non nhận thức ăn từ dạ dày đi xuống. Có dạng cong chữ U (ở người, dài khoảng 30 cm), qua các ống dẫn nhận dịch tiêu hoá tiết ra từ gan (mật) và tuỵ. Niêm mạc tá tràng có nhiều lông nhung, xen kẽ là các tuyến tiết dịch ruột chứa enzim tiêu hoá. Khi dịch sữa có tính axit từ dạ dày xuống tới tá tràng, các tế bào của niêm mạc tiết hocmon pancreozimin kích thích tuyến tuỵ tiết một số enzim tiêu hoá. Một loại hocmon khác là cholecystokinin gây ra sự co bóp túi mật để tiết mật vào tá tràng. Các chất tiết có tính kiềm này làm trung hoà axit từ dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hoá

Tiếp:
Ruột già.
 
L

l0n3ly_canby

Ruột già là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa — chặng cuối cùng của ống tiêu hóa là hậu môn-trong những động vật có xương sống. Nó có chức năng hấp thụ nước từ những phần thức ăn khó tiêu hóa còn lại, sau đó đưa chất thải ra khỏi cơ thể.Ruột già dài khoảng 1,5 mét (4,9 ft), khoảng một phần năm chiều dài của ống tiêu hóa.

~~~~~~~~~~~~~~> Ruột non
 
T

tiendat_no.1

Ở động vật có xương sống, ruột non là một phần của hệ tiêu hóa sau dạ dày và trước ruột già, tại đây sự tiêu hóa phần lớn thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được diễn ra. Trong những động vật không có xương sống như sâu/giun, thuật ngữ "ống tiêu hóa" thường được dùng để mô tả toàn bộ ruột.
Cấu tạo gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. Lớp cơ gồm: cơ dọc, cơ vòng. Ruột non gồm 3 phần: tá tràng, hổng tràng và hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy nhờ vào Cơ Oddi. Tuyến ruột tiết ra tuyến ruột và tế bào tiết chất nhầy. Dịch mật có muối mật và muối kiềm. Ruột non là ống dài nhất trong ống tiêu hóa (tới 2-3m).Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2 nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở đây là về mặt hóa học. Có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dáy đặc tới từng lông ruột.
tiếp:
~~~~>con mắt
 
L

l0n3ly_canby

Mắt là cơ quan của động vật, giúp động vật cảm nhận các bức xạ điện từ, thường thuộc vùng phổ hồng ngoại gần đến tử ngoại gần, đến từ môi trường chung quanh; giúp cho động vật định hướng trong môi trường và phản ứng lại các tác động từ môi trường. Đa số động vật có hai mắt nằm ở phần trên của đầu.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> Mũi
 
C

callalily

mũi là một phần lồi ở động vật có xương sống, nơi chứa lỗ mũi, nơi cho không khí đi vào và ra qua hệ vỏ bọc, thông với miệng. Sau mũi là cơ quan khứu giác và xoang. Sau hốc mũi, không khí sẽ tiếp tục qua hầu, một phần đi qua hệ tiêu hóa, và sau đó vào phần còn lại của hệ hô hấp
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~lưỡi
:khi (158):
:khi (158):
 
T

tiendat_no.1

Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của động vật có xương sống. Ở động vật có vú, lưỡi là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía dưới là lớp mô liên kết. Mặt trên lưỡi có nhiều nhú cảm giác (chồi cảm giác), nhú chứa các cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung dịch. Trên lưỡi chia thành một số vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị giác khác nhau. Ở đa số động vật, lưỡi gắn với phía sau khoang miệng và thò ra phía trước, cử động được.
CN : cảm nhận vị của thức ăn...
~~~~~~~> tai
 
T

thienthannho.97


Cấu tạo: gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
(*) Tai ngoài:
- Vành tai: hứng sóng âm.
- Ống tai: hướng sóng âm.
- Màng nhĩ: khuếch đại âm.
(*) Tai giữa:
- Chuỗi xương tai: truyền sóng âm.
- Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
(*) Tai trong:
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai: Thu nhận kích thích của sóng âm.
Chức năng: truyền sóng âm
- Sóng âm ~~> màng nhĩ ~~> chuỗi xương tai ~~> cửa bầu ~~> chuyển động ngoại dịch và nội dịch ~~> rung màng cơ sở ~~> kích thích cơ quan Cooc ti xuất hiện xung thần kinh ~~> vùng thính giác (phân tích âm thanh).

~~> Mắt ;))
 
H

haoanh_98

tớ tham gia với nhé!!!

Mắt là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể, nó là một bộ phận để nhìn. để có một

đôi mắt tốt chúng ta cần phải giữ gìn đôi mắt để tránh cận thị. phải rử mắt thường

xuyên bằng nước muối loãng, k dùng chung khăn với người bị bệnh về mắt


từ khoá tiếp theo nè:


miệng
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom