[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conlocmaudacam98

Ừm,theo em nghĩ là em gấu này nhút nhát,gan to tựa...hạt lạc=))nên hay rúc bụi rậm ở ẩn=))
Mà lâu ngày gọi là gấu rúc thì nó hơi...chối=))nên người ta đặt tên khác kù té hơn-->là gấu tờ rúc,hay còn gọi là gấu trúc=))
 
T

tanpopo_98

Gấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là một loài thú hiện nay được phân loại trong họ Gấu (Ursidae), có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Tên tiếng Hán của nó là đại hùng miêu. Dưới đây gọi tắt là gấu trúc.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~Internet~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~`
Tại các bác lấy hết cái để đoán mò (ăn cây trúc) nên mới phải lấy cái này ra :D
 
C

camnhungle19

Xem nào :-?

Gâu trúc được phát hiện đầu tiên ở trung quốc, khi phát hiện nó ở trong rừng trúc , thức ăn của nó chủ yếu là lá trúc vì vậy người ta đặt cho là gấu trúc, còn nó vẫn ăn lá tre như thường vì tre trúc đều có tính chất và cấu taọ thành phần chất như nhau.

;)) chị cũng chả biết đúng ko :p
 
L

locxoaymgk

Theo cách giải thích như vậy thì chưa thuyết phục. Theo tôi nghĩ vì trên thế giới có rất nhiều loài gấu vô cùng. Vì vậy để ngưòi ta đỡ nhầm lẫn,họ đã dựa vào đặc điểm sinh lý nổi bật nhất của gấu để đặt tên cho gấu!.


Đầu tiên phải hiểu gấu trúc là gì đã:
Trúc trong từ Hán Việt nghĩa là Tre trong tiếng thuần Việt của chúng ta.
Ta phân biệt tre, trúc... với TQ đều là trúc hết .Gấu trúc, tên chữ Hán là đại hùng miêu - gấu mèo lớn. Thường sống trên cây tre, trúc và ăn cây tre ,cây trúc.

Vậy điều đáng nghi ở đây là mọi loài gấu đều ăn động vật nhưng chỉ có mỗi loài này lại ăn thực vật.
Điều này có thể lý giải như sau:
Nguyên văn bởi thư viện lốc xoáy!
Tổ tiên của làoi gấu mèo lớn là loài động vật ăn thịt , vì sao chúng lại chuyển sang ăn cây trúc . Điều này có liên quan trực tiếp tới những thay đổi của môi trường sống của chúng.sau khi bị các dòng sông băng tấn công,những con gấu mèo lớn còn tồn tại ở vùng Tứ xuyên,Cam Túc của TQ, mà những vùng này lại chỉ tồn tại rất nhiều loài cây trúc. Thêm nữa , do việc săn mồi của mèo lớn gặp rất nhiều khó khăn,nên buộc chúng phải thay đổi thói quen sống ,chuyển thừ ăn thịt sang ăn cây trúc và trỏ thành loài đọng vật chuyên ăn thực vật.Do gấu mèo lớn chuyển sang ăn cây trúc nên răng hàm phát triển rất to và rộng ,đủ khả năg để nghiền nát chất xơ của cây trúc.Gấu mèo lớn đặc biệt thích ăn những loại cây trúc mũi tên,trúc mực,trúc nước và thích ăn nhất là ăng trúc. Mỗi ngày chúng ăn tới 20 kg cây trúc non . Do chúng phải tiêu hóa một lượng lớn chất xơ và chất gỗ nên đặc biệt thích uống nước. Gấu mèo cũng thỉnh thoảng ăn một số con vậ nỏ như chuột gặm cây trúc chẳng hạn.

Do phải gõ nhiều nên có chỗ nào mắc lỗi chính tả mọi người thông cảm!!
 
Last edited by a moderator:
L

longlxag123

Chắc tại thấy nó ăn trúc nhiều nên gọi là gấu trúc:))
 
Last edited by a moderator:
A

azuredragonzx

Các bạn hài hước quá =)) thế bây giờ gọi tên động vật là "dơi sóc" hay "vượn cáo" thì các bác định gt ntn ??? =)) đổi chủ đề đi =))
 
L

lan_phuong_000

Sau một thời gian dài xa cách hôm nay mik quyết định về thăm trường cũ ^^

trước tiên là gấu trúc thời xưa không phải phổ biến như hiện nay mà là ở những rừng trúc bạt ngàn ở Trung Quốc và một số vùng khác trên trái đất (nhưng hiếm hơn Trung Quốc) và chính vì đặc điểm này mà người Trung Quốc xưa kia đặt tên cho loài gấu đen trắng dễ thương này là gấu trúc (nó liên quan đến nơi phát hiện ra gấu trúc chứ không phải tại thức ăn).

thienthan@ nhung@ nhớ mấy bồ nhìu nhìu

 
L

locxoaymgk

Sau một thời gian dài xa cách hôm nay mik quyết định về thăm trường cũ ^^

trước tiên là gấu trúc thời xưa không phải phổ biến như hiện nay mà là ở những rừng trúc bạt ngàn ở Trung Quốc và một số vùng khác trên trái đất (nhưng hiếm hơn Trung Quốc) và chính vì đặc điểm này mà người Trung Quốc xưa kia đặt tên cho loài gấu đen trắng dễ thương này là gấu trúc (nó liên quan đến nơi phát hiện ra gấu trúc chứ không phải tại thức ăn).

thienthan@ nhung@ nhớ mấy bồ nhìu nhìu



Gâu trúc sống ở nơi rừng trúc đặt tên là gấu trúc chứ không phải là do gấu trúc ăn cây trúc!!

Cho hỏi vậy gấu trúc nó không ăn cây trúc thì nó ăn được gì!!
Mặt khác nếu nó không ăn cây trúc thì nó cũng không thèm ở cái chỗ toàn rừng trúc mà lại không có thức ăn chứ!! vậy thì không có thức ăn là cây trúc thì nó đã bỏ đi còn dc gọi là gấu trúc ko ạ!!
Như mình đã giải thích ở trên thì do gấu trúc phải ăn cây trúc và sống ở rừng trúc nên dc gọi là gấu trúc.
Chính vì những dc điểm riêng hiếm có như thế nên chúng dc nguời ta mới phân biệt!
Thực chất ăn cây trúc và rừng trúc cũng giống nhau thôi ạ! không cần phân biệt!
 
Q

qyounglady9x

một câu hỏi cũng khá thú vị đây các bạn..
vì sao trước khi đi ngủ chó phải đi vài vòng xung quanh ổ?
 
S

serin97

một câu hỏi cũng khá thú vị đây các bạn..
vì sao trước khi đi ngủ chó phải đi vài vòng xung quanh ổ?

Các chuyên gia cũng rằng thói quen này cũng giúp chó kiểm tra lại độ an toàn của chỗ ngủ trước khi chúng nằm ngủ bởi trong tự nhiên duy trì sự sống không phải lúc nào cũng đơn giản. Trong tự nhiên, chó thường đi vòng quanh các vùng cỏ cao để làm bẹp đám cỏ này xuống, tạo ra một chiếc nệm tự nhiên bằng cỏ cho chúng và con của chúng. Việc đi vòng tròn sẽ giúp chúng kiểm tra lại một lần nữa xem cỏ có rắn rết hay côn trùng có hại cho bản thân và con của mình hay không.
Ngoài ra, việc dọn ổ cho mình cũng giúp cho các con chó khác trong tự nhiên biết rằng lãnh địa này đã có chủ. Ngay cả khi bây giờ mỗi con chó có một chuồng riêng để ở, chúng vẫn dùng cách này để đánh dấu chỗ của mình theo bản năng.:)
 
G

girlbuon10594

một câu hỏi cũng khá thú vị đây các bạn..
vì sao trước khi đi ngủ chó phải đi vài vòng xung quanh ổ?

+) Đánh dấu lãnh thổ
+) Kiểm tra lại độ an toàn của chỗ ngủ
+) Dọn dẹp chỗ ngủ

~> Nhưng thói quen này có từ thời tiền sử, từ trước khi chó được huấn luyện thành chó nhà
 
T

tunkute123

theo mình nghĩ ngoài cái lí gấu ăn cây trúc thì có lẽ đại đa số gấu trúc đều rất thích trúc
mà có khi là loại gấu này đk cái ông j j ấy tên là............. :d trúc phát hiện ra cũng nên
....................
hí hí
 
H

hongnhung.97

^^ Thứ 2 rồi ;)). Kết thúc Câu hỏi chủ nhật và chờ đợi kì tiếp nhé ;). Có nhiều câu trà lời của bà con thật... ấn tượng ah ;))

Cùng trở lại với: Hàng... vạn câu hỏi vì sao^^

Câu 1: Vì sao đà điểu di chuyển chủ yếu bằng chân mà nó không bay?
Câu 2: Vì sao người nhóm máu O không nhận máu của người nhóm A?
 
T

traitimbangtuyet

Câu 1: Vì sao đà điểu di chuyển chủ yếu bằng chân mà nó không bay?
Đà điểu trở thành một loài chim nặng nề và mất khả năng bay sau khi khủng long, kẻ thù chính của chúng, biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất.

Trước đây nhiều nhà khoa học nghĩ rằng tổ tiên của đà điểu không biết bay. Nhưng một số nhà sinh học của Đại học quốc gia Australia cho rằng tổ tiên của đà điểu từng bay lượn trên bầu trời.

Telegraph cho biết, tiến sĩ Matthew Phillips, một nhà sinh học của Đại học quốc gia Australia, cùng các cộng sự đã phân tích gene của những phân loài đà điểu sống tại châu Phi, Australia, Nam Mỹ và New Zealand để chứng minh suy đoán của họ. Kết quả cho thấy chúng mất khả năng bay sau khi khủng long tuyệt chủng.

138616774-kh-ng-long-tuy-t-ch-ng-kh.jpg

Đà đểu ngừng bay do khủng long tuyệt chủng

Theo lập luận của nhóm nghiên cứu, khi khủng long còn thống trị địa cầu, chúng là kẻ thù của nhiều loài động vật. Thực trạng đó khiến đà điểu phải sở hữu cơ thể nhỏ gọn để có thể bay lượn dễ dàng. Sự tuyệt chủng của khủng long cách đây hơn 65 triệu năm khiến thức ăn trở nên dồi dào. Do thức ăn quá nhiều nên cơ thể đà điều ngày càng to hơn. Sự nặng nề của cơ thể, cộng với sự biến mất của khủng long, khiến đà điểu dần thích chạy hơn bay. Sau hàng triệu năm, cuối cùng khả năng bay của chúng mất hẳn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Systemic Biology
 
H

hoang_tu_thien_than198



Câu 2: Vì sao người nhóm máu O không nhận máu của người nhóm A?

Vì nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O.
Vì vậy người nhóm máu O không thể nhận máu từ người nhóm máu A




Câu 1: Vì sao đà điểu di chuyển chủ yếu bằng chân mà nó không bay?
Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
Nguồn: wikipedia :)|
 
Last edited by a moderator:
A

avatarspirit2702

Thấy diễn đàn ở đây sôi nổi wa', tui cũng mún tham gia zới!!
Tui đặt câu hỏi nha: 1 câu thôi, tại đọc qua ko thấy câu nào hỏi về sinh lý người nên tui dặt câu này cho thay đổi không khí:
Vì sao khí quản lại có cấu tạo từ các sụn giáp xếp chồng lên nhau hình chữ C (tức là một đầu bị hở ), và phẩn hở đó lại quay về phí trong( tức là hướng về phía sau lưng của mình)??
 
T

traitimbangtuyet

Thấy diễn đàn ở đây sôi nổi wa', tui cũng mún tham gia zới!!
Tui đặt câu hỏi nha: 1 câu thôi, tại đọc qua ko thấy câu nào hỏi về sinh lý người nên tui dặt câu này cho thay đổi không khí:
Vì sao khí quản lại có cấu tạo từ các sụn giáp xếp chồng lên nhau hình chữ C (tức là một đầu bị hở ), và phẩn hở đó lại quay về phí trong( tức là hướng về phía sau lưng của mình)??
uh !!! :D
là sụn lớn nhất trong các sụn thanh quản . Sụn giáp như 1 tấm khiên che phía trước thanh quản . Nằm trên sụn nhẫn và dưới xương móng . Được tạo nên từ 2 mảnh trái và phải , dính liền nhau ở đường giữa , tạo nên thanh quản nhô ra trước và một góc mở ra sau , gọi là góc sụn giáp nên nó có hình chữ C !! nam 90* và nữ 120* :)) nhớ bao nhiêu thì làm bây nhiêu thui ^^
 
P

p3_l0v3_dbsk

Lâu lâu hem ra câu hỏi hum ni cho tớ hỏi nha : Lá màu xanh nhờ có chất diệp lục mới có khả năng quang hợp vậy lá màu đỏ thỳ quang bằng cách nào?

~~> Chú ý: Hôm sau bà nhớ đặt câu hỏi đúng chủ đề nha !! :)
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Lâu lâu hem ra câu hỏi hum ni cho tớ hỏi nha : Lá màu xanh nhờ có chất diệp lục mới có khả năng quang hợp vậy lá màu đỏ thỳ quang hợp như thế nào?

- Chúng cũng vẫn dùng rễ hút dinh dưỡng và dùng lá để quang hợp. Bởi vì những lá này tuy màu đỏ, nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục. Còn sở dĩ có màu đỏ vì nó chứa chất antocyan màu đỏ.

Tỷ lệ chất này trong lá so với diệp lục nhiều đến nỗi nó át cả màu xanh của diệp lục. Để chứng minh hiện tượng này, người ta chỉ cần nhúng lá đỏ vào nước nóng - nó sẽ bộc lộ chân tướng ngay lập tức. Khác với chất diệp lục, antocyan rất dễ bị hoà tan trong nước nóng.Vì vậy, khi bị luộc, chất antocyan sẽ tan dần và lá cây chuyển từ đỏ thành xanh. Vậy là, tuy lá cây có màu đỏ, nhưng nó vẫn chứa chất diệp lục như thường.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom