[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
L

locxoaymgk

Đợi cả mấy tiếng đồng hồ không có ai post câu hỏi,mình post luôn!!

Câu 1 : Vì sao chó luôn luôn vẫy đuôi?

Câu 2: hiện tượng động vật nhai lại là như thế nào,trình bày quá trình nhai lại?
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào:

Câu 1:
Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, và hoạt động về đêm?
Câu 2: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người già, người trưởng thành lại khác nhau?
 
L

locxoaymgk

Tiếp nào:

Câu 1:
Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, và hoạt động về đêm?
Câu 2: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người già, người trưởng thành lại khác nhau?

câu 2:
*trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người trưởng thành vì :
- Trẻ em ngoài năg lương cho cơ thể hoạt động còn cần tích lũy cho cơ thể phát triển lớn lên.
-Người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già vì sự vận động của người già kém hơn người truởng thành.

Câu 1:
- Ếch là đại diện của bọn lưỡng cư, mà lưỡng cư bởi vì nó phải sống cả ở 2 nơi (nước và cạn). Nếu bạn học Sinh học lớp 7-8 rồi bạn sẽ thấy, các đặc điểm cấu tạo của ếch chỉ có thể cho phép nó sống được ở môi trường ẩm ướt.
(Ví dụ nhé: Về hệ hô hấp thì da và phổi, Phổi thì cho phép ở trên cạn được, da cũng vậy nhưng lại không thể lâu được vì nếu da khô thì khả năng thẩm thấu sẽ kém đi. Cấu tạo hình thái: đầu dạng tam giác, mắt ở phía trên cho phép bơi gần mặt nước mà vẫn nhìn được xung quanh..., Da nhờn giữ độ ẩm, giảm thoát hơi nước....)
- Ếch bắt mồi vì ban đêm có 2 lý do:
+ Một là, thức ăn của ếch là côn trùng, sâu bọ...mà các loài này hoạt động khá mạnh về đêm ở những nơi ẩm ướt (không có nghĩa là ngày chúng không hoạt động nhé).
+ Thứ 2 là mắt của ếch không nhìn được vật tĩnh (côn trùng hoạt động ở nơi ẩm ướt thì cũng giống như con người trở về nhà để sinh hoạt về chiều tối vậy thôi) và nếu bị chiếu sáng nó chịu luôn.
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Đợi cả mấy tiếng đồng hồ không có ai post câu hỏi,mình post luôn!!

Câu 1 : Vì sao chó luôn luôn vẫy đuôi?

Câu 2: hiện tượng động vật nhai lại là như thế nào,trình bày quá trình nhai lại?

Câu 2:
(*) Thức ăn được động vật vào không được nhai kỹ mà chuyển từ dạ cỏ đến dạ tổ ong, qua quá trình lên men thức ăn lại quay trở lại lên miệng và sau nhiều lần được nhai đi nhai lại, nó được đưa xuống dạ dày thứ 3 - lá sách, cuối cùng đưa xuống sách hấp thụ.
VD: Động vật nhai lại: trâu, bò, ...
 
H

hongnhung.97

Câu 1 : Vì sao chó luôn luôn vẫy đuôi?
Em lụi nha ^^. Chó vẫy đuôi để thể hiện tình cảm, sự mừng rỡ,... ~~> 1 hình thức thể hiện tình cảm

Sai anh sửa hộ em nha^^. Tiếp ah:
Câu 1: Vì sao mang cá phù hợp để hô hấp ở nước mà không thể hô hấp ở cạn?
Câu 2: Vì sao oxi từ mao mạch máu có thể khuếch tán vào tế bào?
 
T

thienthannho.97


Em lụi nha ^^. Chó vẫy đuôi để thể hiện tình cảm, sự mừng rỡ,... ~~> 1 hình thức thể hiện tình cảm

Sai anh sửa hộ em nha^^. Tiếp ah:
Câu 1: Vì sao mang cá phù hợp để hô hấp ở nước mà không thể hô hấp ở cạn?
Câu 2: Vì sao oxi từ mao mạch máu có thể khuếch tán vào tế bào?

Câu 1:
(*) Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nước ~~> các phiến mang và cung mang xẹp dính chặt vào nhau tạo thành một khối ~~> diện tích bề mặt khí còn rất nhỏ. Hơn nữa, khi lên cạn ~~> mang cá bị khô ~~> cá không hô hấp được ~~> chết.


 
T

traitimbangtuyet

Em lụi nha ^^. Chó vẫy đuôi để thể hiện tình cảm, sự mừng rỡ,... ~~> 1 hình thức thể hiện tình cảm

Sai anh sửa hộ em nha^^. Tiếp ah:
Câu 2: Vì sao oxi từ mao mạch máu có thể khuếch tán vào tế bào?


Nguồn dự trử oxy chính của trái đất là khí quyển (khoảng 21%). Biển, sông và các nguồn nước khác cũng có chứa oxy dưới dạng oxy hòa tan. Nguồn oxy gọi chung là môi trường hô hấp (respiratory medium), là không khí cho động vật ở cạn và là nước cho động vật thủy sinh. Trên cơ thể động vật, bộ phận để cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào tế bào và CO2 khuếch tán ra khỏi tế bào được gọi là bề mặt hô hấp (respiratory surface). Vì tất cả các tế bào sống đều được bao bởi một lớp nước nên bề mặt hô hấp của các động vật phải ẩm ướt để O2 và CO2 có thể khuếch tán qua chúng sau khi đã hòa tan trong nước. Ðồng thời, bề mặt hô hấp cũng phải đủ lớn để cung cấp O2 và phóng thích CO2 cho toàn bộ cơ thể.

Ở động vật, vấn đề cung cấp một bề mặt hô hấp đủ lớn phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể và môi trường sống của chúng (ở nước hay ở cạn). Sự trao đổi khí xảy ra trên toàn bộ bề mặt cơ thể của nguyên sinh động vật và các động vật đơn bào khác. Tương tự, ở một số động vật như ruột khoang, giun dẹp, màng nguyên sinh của mỗi tế bào trong cơ thể tiếp xúc với môi trường ngoài, cung cấp đủ bề mặt hô hấp. Tuy nhiên, ở nhiều động vật do toàn bộ cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với môi trường hô hấp nên bề mặt hô hấp là một lớp tế bào biểu mô ẩm phân cách môi trường hô hấp với máu hoặc mao mạch.
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tiếp nào: (*) Vì sao khi bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết?
 
L

locxoaymgk

Tiếp nào: (*) Vì sao khi bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết?

giun có hệ hô hấp nằm ở bề mặt da của nó, da luôn tiết chất nhờn đảm bảo cho da không bị khô( dễ luồn rúc dưới đất) giúp hô hấp tốt hơn. Nếu bắt lên thì sau một thời gian, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường và điều kiện sống thay đổi nhanh chóng làm nó bị khô da, khó hô hấp hơn và kết quả là chết
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

giun có hệ hô hấp nằm ở bề mặt da của nó, da luôn tiết chất nhờn đảm bảo cho da không bị khô( dễ luồn rúc dưới đất) giúp hô hấp tốt hơn. Nếu bắt lên thì sau một thời gian, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường và điều kiện sống thay đổi nhanh chóng làm nó bị khô da, khó hô hấp hơn và kết quả là chết

Anh locxoay trả lời đúng rồi ^^. Em tóm tắt câu trả lời ngắn gọn lại ạ ;))

(*) Vì khí [TEX]O_2[/TEX] [TEX]CO_2[/TEX] không khuếch tán qua da được [da bị khô] ~~> giun đất sẽ chết.

Tiếp nào: (*) Vì sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát.
 
H

hongnhung.97

Tiếp ah ;)):
Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn ở châu bọ đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
Câu 2: Vì sao máu người lại có màu đó?
 
L

locxoaymgk

Tiếp ah ;)):
Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn ở châu bọ đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
Câu 2: Vì sao máu người lại có màu đó?

Câu 2:
trong máu có sắt! nên máu có màu đỏ! và khi máu tiếp xúc với không khí và khô lại! do tác dụng của ô xi với sắt nên máu thâm lại! có màu nâu đỏ!
máu là một dạng tế bào chuyên biệt hóa cao độ phù hợp với chức năng trao đổi khí ở môi trường trong. ở một số đoạn mạch trong cơ thể như động mạch chủ, tĩnh mạch phổi, phần bên trái của trái tim thì máu có màu đỏ tươi do Hb trong hồng cầu có khả năng tạo màu đỏ do kết hợp với oxi trong quá trình trao đổi khí ở phổi. ngoài ra ở những đoạn mạch như tĩnh mạch chủ, động mạch phổi và phần bên phải của trái tim máu có màu đỏ thẫm do kết hợp với cacbon dioxide ở môi trường trong cơ thể để trao đổi khí với môi trường ngoài. như vậy máu có màu đỏ khi ở trong cơ thể (bao gồm đỏ thẫm lẫn đỏ tươi).
 
T

traitimbangtuyet

Tiếp ah ;)):
Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn ở châu bọ đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm, vì thế

hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim hình ống, có

nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
 +Châu chấu có đủ các hệ cơ quan .

+ Hệ tiêu hoá: Miệng -> hầu -> diều -> dạ dày -> ruột tịt
-> ruột sau -> trực tràng -> hậu môn

+ Hệ tiêu hoá và bài tiết đều đổ chung vào ruột

+ Hệ tuần hoàn: tim hình ống, gồm nhiều ngăn ở mặt
lưng. Hệ mạch hở, làm nhiệm vụ vận chuyển ôxi và các
chất dinh dưỡng

+Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ
thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi
tới các tế bào.

+ Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

=)) =)) { ^-^ }

 
T

thienthannho.97

Tiếp ah ;)):
Câu 1: Vì sao hệ tuần hoàn ở châu bọ đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
Câu 2: Vì sao máu người lại có màu đó?
Câu 1: Vì hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, chỉ vẫn chuyển chất dinh dưỡng.

Câu 2:
Vì trong máu có chứa sắt [được gọi là huyết sắc tố]

Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng ?

Câu 2: Vì sao máu người máu đỏ, nhưng lại gọi là chảy máu cam ?
 
T

thienthannho.97

Hi all !!
leaf12.gif


(*) Sau một tuần vất vả học thêm học bớt :p Đã đến ngày chúng ta cùng nhau giảm căng thẳng sau tuần vất vả đó, để chuẩn bị bước vào tuần mới
leaf3.gif
Nào hãy cùng đồng hành với :
purple4.gif
Câu hỏi chủ nhật
purple4.gif
.Câu hỏi chủ nhật tuần này là
leaf6.gif

7bears17.gif
Vì sao lại gọi là gấu trúc ;))
7bears17.gif


40213353-208511sm.jpg


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mình xin trả lời trước nha !!
leaf4.gif


(*) Theo mình vì thức ăn yêu thích của nó là cây trúc ~~> có thường sống ở những nơi có cây trúc ~~> mọi người thường gọi nó là gấu cây trúc ~~> thấy không hay lắm dần dần mọi người tóm gọn lại gọi thân mật là gấu trúc
9bears18.gif
[sự tích gấu trúc, mình sáng tác :p]
 
V

vietkhanh98

Mọi người ơi
Là vì nó thích ăn trúc, người nó béo tròn thấy thế người ta liền gọi nó là gấu trục.Sau này thấy tên đó ko hây lắm nên gọi lại là gấu trúc, cái tên đó đk gắn bó với nó đến tận bây giờ
Thế là song mong người chỉ giáo thêm
Hihihi
 
H

helldemon

Mình nghĩ ngoài cái lý do Gấu này ăn Trúc nên được gọi là Gấu TrÚc thui thì mình chẳng tìm được cái cớ nào nữa hết !:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom