[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
M

marucohamhoc

Kêu là dành cho con trùng;))
Chó là không phải là côn trùng, là động vật
\Rightarrow Gọi là sủa chứ không phải kêu
:|
phản đối:|:-?
mèo cũng kêu mà cậu:|
có ai nói mèo sủa đâu:-o:-o:p
:-? mà côn trùng cũng là động vật mà:D
câu này sai ròi:p
hay mình hiểu sai ý nhỉ:D:-S
theo tớ thì...:-? gọi là sủa tại vì:-?...khó nhỉ:D
sry spam:D
 
H

hongnhung.97

Tại sao người tai lại nói chó sủa chứ không nói chó kêu?
Đầu tiên ta cần biết nghĩa của từ sủa là gì [cái này em tra không ra:p nên bí ah. Nhưng chắc nghĩa cũng đại loại là báo hiệu kẻ lạ gì đó.. :p]
~~> Câu này đợi giải đáp của lan_phuong_000.

Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao không có con thú trên cạn ăn thịt nào lớn hơn voi?
Câu 2: Vì sao rắn thường xuyên, liên tục lè lưỡi ra?
Câu 3: Vì sao con người không mãi trẻ mà lại phải già đi?
 
H

hiensau99

3, Nó sử dụng lưỡi để đưa các thành phần không khí vào trong những cơ quan đó.
+ MÀ vị giác của rắn là những cấu trúc dạng túi, đặt cạnh nhau và mở ra trong vòm miệng Nên khi lưỡi thè ra thi lưỡi sẽ đi vào trong các cơ quan vị giác nếm thử xem có nên ăn hay ko?

2 ý đó giải thích vì sao rắn thường xuyên, liên tục lè lưỡi ra.

Em chỉ bik làm câu này thui chị iu ạ! 2 câu kia khó quá à ;))
 
T

tomandjerry789

Rắn “nếm” không khí nhờ các cơ quan nằm trong miệng của mình. Nó sử dụng lưỡi để đưa các thành phần không khí vào trong những cơ quan đó.
Ở loài rắn, vị giác còn có thêm hai cơ quan đặc biệt. Đó là những cấu trúc dạng túi, đặt cạnh nhau và mở ra trong vòm miệng. Khi con rắn thè lưỡi ra, chiếc lưỡi này “bắt” lấy các phần tử hóa học của không khí. Khi thụt vào, phần cuối của lưỡi sẽ đi vào trong các cơ quan vị giác, các cơ quan này sẽ “nếm thử” những phần tử đó, phán đoán liệu có thức ăn hay không.
Một số loài rắn như rắn chuông, rắn lục lạc còn phát hiện được hơi nóng. Ở giữa mắt và lỗ mũi của mình, chúng có một “lúm đồng tiền” đóng vai trò cảm nhận nhiệt. Nhờ đó, rắn phát hiện được sự xuất hiện của các loài động vật máu nóng ngay cả vào ban đêm và biết chính xác chúng ở đâu.
 
T

tanpopo_98

Câu 1 :
Thú ăn thịt là những loài có thân hình "cân đối", chân dài, cơ khỏe và thấp, nhỏ thích hợp với lối rình rập và rượt đuổi như loài báo có khả năng chạy với tốc độ cao và chạy dai sức nên nếu các loài thú ăn thịt sở hữu thân hình "quá khổ" , ục ịch như voi thì rất khó để có thể no bụng như trước :D:D:D
 
V

vietkhanh98

Câu 3: Là vì nếu con người trẻ mãi như thế mà ko già đi thì sẽ ko có ai chết đi khiến cho mọi người ko có đất ở=> nhiều người vô gia cư => con người phải già đi
P/s: Bí quá nên chỉ biết trả lời thế thôi

~~ Chú ý không dùng chữ màu đỏ trong bài viết nha em ^^
 
Last edited by a moderator:
P

pemivip


Đầu tiên ta cần biết nghĩa của từ sủa là gì [cái này em tra không ra:p nên bí ah. Nhưng chắc nghĩa cũng đại loại là báo hiệu kẻ lạ gì đó.. :p]
~~> Câu này đợi giải đáp của lan_phuong_000.

Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao không có con thú trên cạn ăn thịt nào lớn hơn voi?
Câu 2: Vì sao rắn thường xuyên, liên tục lè lưỡi ra?
Câu 3: Vì sao con người không mãi trẻ mà lại phải già đi?

Câu 1: Trong quá trình tiến hóa, những con thú ăn thịt trên cạn như sư tử hay sói chưa bao giờ có kích thước tương đương với voi. Nhưng nếu được như thế, chúng sẽ tuyệt chủng vì không thể bắt đủ con mồi để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

"Động vật ăn thịt có vú không được phép sở hữu một cơ thể quá lớn", Chris Carbone, chuyên gia tại Viện nghiên cứu động vật ở London (Anh), phát biểu.

Carbone và cộng sự đọc các ấn phẩm nói về mức tiêu thụ năng lượng hằng ngày của động vật ăn thịt có vú. Đúng như dự đoán ban đầu, họ nhận thấy mức tiêu thụ tăng lên cùng với kích thước cơ thể. Nếu kích thước cơ thể tăng gấp đôi thì nhu cầu năng lượng của chúng tăng lên 1,6 lần.

Động vật ăn thịt có vú được chia thành hai nhóm. Những con có kích thước nhỏ (trọng lượng khoảng 15-20 kg) thường ăn chuột, côn trùng và những sinh vật nhỏ hơn chúng. Trong khi đó, những con lớn hơn, như hổ, gấu bắc cực, có xu hướng săn bắt những con có kích thước tương đương hoặc lớn hơn.

Chiến lược "thắt lưng buộc bụng"

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những con thú ăn thịt to lớn nhất trong cả hai nhóm đều gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Sói (loài to lớn nhất trong nhóm nhỏ) và gấu bắc cực, sư tử (to nhất trong nhóm lớn) buộc phải đầu tư phần lớn thời gian vào việc nghỉ ngơi và di chuyển chậm rãi để duy trì năng lượng. Với cơ thể to lớn, tốc độ "nạp" và tiêu thụ năng lượng của chúng có xu hướng chậm hơn những con thú ăn thịt trung bình và nhỏ.

Những động vật ăn thịt nhỏ vẫn có thể làm cho kích thước cơ thể to lên bằng cách bắt các con mồi lớn, nhưng những kẻ săn mồi to lớn thì chẳng còn chiến lược nào để mà lựa chọn, các nhà khoa học kết luận.

Với suy luận đó, nhóm của Carbone dự đoán rằng thú săn mồi không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nếu trọng lượng của chúng lớn hơn 1.000 kg. Hóa thạch của một con gấu mặt ngắn, được coi là lớn nhất từ trước tới nay, chỉ nặng gần 1.000 kg. Gấu bắc cực, động vật săn mồi có vú lớn nhất hiện nay, cũng chưa đạt tới trọng lượng đó.

Nhu cầu năng lượng của những loài khủng long ăn thực vật to lớn nhất từng xuất hiện trên hành tinh - chẳng hạn như T. rex - cũng chỉ tương đương với một con thú ăn thịt có trọng lượng 1.000 kg. "Ngưỡng giới hạn" về trọng lượng đối với các loài sống ở biển có thể cao hơn, bởi nguồn thức ăn ở đây dồi dào hơn nhiều. Sự phong phú về thức ăn ở các đại dương cho phép những động vật có vú ăn thịt, chẳng hạn như cá voi, đạt tới kích thước lớn hơn nhiều động vật săn mồi trên cạn. Đó là nhận định của James Brown, nhà sinh thái học của Đại học New Mexico (Mỹ).

Chiến lược "thắt lưng buộc bụng" trong việc tiêu thụ năng lượng của động vật săn mồi to lớn trên cạn đồng nghĩa với việc chúng phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn những loài khác khi môi trường sống hoặc khí hậu thay đổi. Chính vì thế mà những loài ăn thịt trên cạn to lớn nhất từng xuất hiện trên Trái Đất đều tuyệt chủng, John Gittleman, nhà sinh thái học tại Đại học Georgia (Mỹ), kết luận.

Câu 2: Rắn liên tục lè lưỡi để tìm con mồi.
Rắn “nếm” không khí nhờ các cơ quan nằm trong miệng của mình. Nó sử dụng lưỡi để đưa các thành phần không khí vào trong những cơ quan đó.

Ở loài rắn, vị giác còn có thêm hai cơ quan đặc biệt. Đó là những cấu trúc dạng túi, đặt cạnh nhau và mở ra trong vòm miệng. Khi con rắn thè lưỡi ra, chiếc lưỡi này “bắt” lấy các phần tử hóa học của không khí. Khi thụt vào, phần cuối của lưỡi sẽ đi vào trong các cơ quan vị giác, các cơ quan này sẽ “nếm thử” những phần tử đó, phán đoán liệu có thức ăn hay không.

Một số loài rắn như rắn chuông, rắn lục lạc còn phát hiện được hơi nóng. Ở giữa mắt và lỗ mũi của mình, chúng có một “lúm đồng tiền” đóng vai trò cảm nhận nhiệt. Nhờ đó, rắn phát hiện được sự xuất hiện của các loài động vật máu nóng ngay cả vào ban đêm và biết chính xác chúng ở đâu.

Câu 3: Ai trên đời cũng muốn sống lâu và không bị già đi. Nhưng ước muốn này không bao giờ thực hiện được.

Khi một đứa bé được sinh ra đời, tất cả các bộ phận của cơ thể đều nhỏ. Tất cả các tiến trình sinh học tiếp tục phát triển với một tốc độ nhanh. Khi lớn lên, các thay đổi về sinh học xảy ra trong cơ thể. Những thay đổi này không thể ngăn chặn được. Tuổi già là kết quả của những thay đổi sinh học này.

Càng lớn tuổi, những tiến trình về sinh học chậm dần, sức khoẻ và tính nhạy cảm của người đó cũng giảm đi. Điều này là do mức sản sinh chất protein trong cơ thể giảm. Những thay đổi trong các chất enzym (chất lên men) cũng là nguyên nhân chính gây ra tiến trình lão hoá. Các hoạt động về thể chất bị giảm đi, người đó bắt đầu giảm cân, tóc bạc dần và mắt yếu đi, đó là những dấu hiệu của tuổi già.

Ở tuổi già, các thay đổi xảy ra trong tất cả các tế bào mô của cơ thể. Các tế bào của thận, gan và mật bị yếu đi. Các mạch máu trở nên yếu đi, do đó chúng không thể chuyển máu và các dưỡng chất tới các bộ phận của cơ thể một cách đầy đủ được. Kết quả là quá trình lão hoá tăng nhanh. Khi tuổi già càng tăng thì mắt t,tai, da, răng và hệ tiêu hoá đều yếu đi. Máu không tuần hoàn đều.

Mức độ lão hoá có thể khác nhau ,tuỳ theo từng người, nhưng tuổi già thì không chừa một ai. Tuy vậy, nếu ta ăn uống tốt, sống ở môi trường trong lành và tập thể dục thường xuyên, để đầu óc thoải mái, thì tiến trình lão hoá sẽ chậm đi.

~Theo Google~
 
D

donquanhao_ub

Câu 3: Vì sao con người không mãi trẻ mà lại phải già đi?

Con người… già đi do một trường hợp ngẫu nhiên đặc biệt!

Sự lão hóa đã ghi dấu mật mã trong các gen. Chính mật mã lão hóa theo dòng thời gian tế bào bị hao mòn, sẽ ngừng phân chia và tự sửa chữa. Tới một thời điểm nào đó, không còn đủ loại tế bào hoạt động đúng mực để làm cho các cơ quan giữ chức năng sống hoạt động tốt (tim, phổi, não) và con người sẽ già đi mà k trẻ mãi
 
H

hongnhung.97

Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao trong 1 vài trường hợp người ta dùng vân tay để phá án?
Câu 2: Vì sao cá sấu lại khóc khi ăn thịt con mồi?
 
M

meocon_dangiu_96

Câu 1: Người ta dùng vân tay để phá án vì ko có bất kì một ai có dấu vấn tay giống nhau, có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu dấu vân tay, thế nên dễ tìm ra được dấu vân tay của kẻ phạm tội :D
Chẳng bik trả lời như thế có đúng hay ko nữa :D
Câu 2: Cá sấu khóc là làm sao nhỉ, chị chưa bao h thấy cá sấu nó khóc e ợ ;))
 
D

donquanhao_ub

Câu 2: Vì sao cá sấu lại khóc khi ăn thịt con mồi?

Tuyến nước mắt của cá sấu nối liền với khoang mũi và có ý kiến cho rằng nước mắt được tạo ra từ mắt, chảy vào khoang mũi và trôi xuống cổ họng.

Các cụ còn ns "Nước mắt cá sấu" => Em "sấu" nhà ta giả tạo thôi ;))

Khoa học lại ns "Quan niệm từ xưa là nước mắt làm trơn ướt thức ăn khi nó được nuốt và những giọt lệ chúng ta nhìn thấy là một sự sản xuất hơi quá đà"

=> Đfcm

Câu 1: Vì sao trong 1 vài trường hợp người ta dùng vân tay để phá án?

Vân tay k ai giống ai :x
 
P

pemivip

Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao trong 1 vài trường hợp người ta dùng vân tay để phá án?
Câu 2: Vì sao cá sấu lại khóc khi ăn thịt con mồi?

Câu 1: Ngày nay trong các hoạt động tội phạm, nếu kẻ phạm tội để lại dấu vân tay, sẽ dễ dàng lần ra đầu mối. Vậy tại sao vân tay lại có thể phá án?
Trước hết ta hãy xem vân tay là cái gì? ở đốt ngón tay thứ nhất của mỗi người, phía lòng bàn tay, trên da, đều có một hoa văn đặc biệt gọi là vân tay. Da người gồm có hai lớp: lớp biểu bì và lớp chân bì (lớp da thật). Lòng ngón tay, các sợi chân bì sắp xếp thành những bó nhỏ hình thành một mạng lưới tương đối xốp, tạo ra nhiều đầu vú về phía biểu bì, gọi là vú chân bì. Các vú chân bì được sắp xếp theo đường gọn ghẽ gọi là đường vú. Giữa các đường vú là những rãnh nhỏ. Thế là lớp biểu bì hình thành hoa văn có đường lồi và rãnh lõm. Đó chính là vân tay.

Hình dạng vân tay rất nhiều và vô cùng phức tạp. Người ta chia vân tay thành các loại hình cung, hình phên, hình xoắn ốc, hình gấp khúc. Nếu ta in dấu vân tay rồi xét, đại thể có ba hình thái lớn khác nhau.
Vân hình cung: đường vân từ một cạnh ngón làm thành một đường cong lồi lên vòng sang phía bên kia.
Vân hình phên: còn gọi là hình móng ngựa, đường vân đi từ bên này chếch sang bên kia làm thành một bức rào rồi gấp vòng trở lại.
Vân hình phễu: còn gọi là vân xoáy, đường vân từ giữa làm thành dạng vòng, dạng xoắn ốc hay uốn khúc.
fingerprint.jpg

Kể cũng lạ, vân tay không ai giống ai, cho dù là anh chị em sinh đôi cùng trứng cũng vậy. Cũng như vẻ mặt, tuy rất giống nhau, nhưng vẫn có những chi tiết khác nhau. Vân tay của hai người mới xem cứ tưởng giống, kỳ thực lại có nhiều chỗ khác nhau. Cho nên mỗi người đều có vân tay riêng của mình, hoàn toàn khác với người khác. Vả lại, vân tay suốt đời không thay đổi, cho dù bàn tay phải tiếp xúc với công cụ lao động, với hoá chất làm cho nham nhở, nhưng vân tay vẫn rất rõ. Trừ khi bị thương nặng, da lòng bàn tay bị huỷ hoại nặng, thành sẹo, thì vân tay mới bị phá huỷ. Nhưng lại tạo ra một đặc trưng mới của lòng bàn tay. Chính vì vậy, vân tay có thể dùng để phá án. Không ai có vân tay giống kẻ tội phạm cả.
Dĩ nhiên, kiểm tra dấu vân tay không phải là chuyện dễ dàng. Các nhân viên công an điều tra tại hiện trường có một số phương tiện kỹ thuật đặc biệt, làm cho dấu vân tay hiện lên. Có khi người ta rắc một lớp bột phấn, dấu vân tay hút bột phấn hiện lên. Có khi người ta bôi một lớp hoá chất, qua phản ứng hoá học làm cho vân tay hiện ra. Sau khi thu thập các bức ảnh chụp dấu vân tay và đối chiếu với vân tay người bị tình nghi, sự việc sẽ hai năm rõ mười.
Tóm lại, vân tay là một môn khoa học vừa thực dụng vừa phức tạp trong phạm vi pháp y, cần phải có nhân viên chuyên nghiệp mới nắm vững.

Các quan sát cho thấy cá sấu và họ hàng gần gũi của nó thực sự nhỏ lệ, kể cả khi chúng lao vào xé toạc con mồi.

Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ vì sao.


Câu 2: Cá sấu thường "nhỏ lệ" khi ăn thịt con mồi. Ảnh: kinhtenongthon.com.vn
Giai thoại về "nước mắt cá sấu" ám chỉ một người bày tỏ sự buồn bã một cách giả tạo. Nhưng không hẳn cá sấu và họ hàng của nó thể hiện sự thương tiếc một cách bịp bợm.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida, Mỹ, nhận định nước mắt có thể có chức năng tương tự như nước bọt ở con người, giúp động vật tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước mắt của cá sấu nối liền với khoang mũi và có ý kiến cho rằng nước mắt được tạo ra từ mắt, chảy vào khoang mũi và trôi xuống cổ họng.
2.jpg


"Quan niệm từ xưa là nước mắt làm trơn ướt thức ăn khi nó được nuốt và những giọt lệ chúng ta nhìn thấy là một sự sản xuất hơi quá đà", nhà nghiên cứu Kent Vliet nói.

Một khả năng khác: Nước mắt có thể là kết quả của việc con mồi xuýt xoa và hổn hển khi ăn. Không khí chui vào mũi có thể đẩy nước mắt rơi ra, Vliet cho biết.

~Theo Google~

 
H

hongnhung.97

Tiếp ah:

Câu 1: Vì sao cá heo có thể vừa ngủ, vừa... bơi?
Câu 2: Tại sao mũi chó thường xuyên ướt?
 
P

pemivip

Tiếp ah:

Câu 1: Vì sao cá heo có thể vừa ngủ, vừa... bơi?
Câu 2: Tại sao mũi chó thường xuyên ướt?

Câu 1: Loài cá heo chỉ ngủ với một nửa bộ não và nửa còn lại sẽ điều khiển các hoạt động với điều minh chứng là trong trạng thái ấy chúng vẫn có thể bơi vòng tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Nhiều người cho rằng cá heo bơi như vậy là do tính không đối xứng trong não, song nhà khoa học Thụy Điển Paul Manger thuộc Trường đại học Stockholm lại cho rằng loài cá heo ở Bắc bán cầu bơi ngược chiều kim đồng hồ trong khi cá heo ở Nam bán cầu lại bơi theo hướng ngược lại.

dophin.jpg


Trong những ngày theo dõi loài cá heo ở Nam Phi, ông và đồng nghiệp còn phát hiện những con cá heo ở Nam bán cầu đã sử dụng ít nhất 86% thời gian bơi di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Điều này cho thấy phương hướng bơi của chúng có thể còn tùy thuộc khu vực bán cầu nào và chịu sự chi phối của các lực tác động của Trái đất.


Một khả năng khác của loài cá heo là trong quá trình nửa tỉnh nửa mê như thế, những con cá heo trong đàn vẫn có thể bơi theo cùng một hướng để bảo vệ lẫn nhau vì đây cũng là lúc chúng dễ bị tấn công nhất. Khả năng này - cũng theo các nhà chuyên môn - có thể do các con cá heo trong đàn đã được huấn luyện trước hoặc chúng đã được lập trình sẵn bẩm sinh trong gen để cùng bơi theo một hướng đi của bầy đàn.

Câu 2: Chó có khứu giác rất nhạy cảm. Cấu tạo mũi chó phức tạp hơn nhiều so với mũi những loài động vật khác. Bộ phận để phân biệt các mùi vị của nó cũng đặc biệt lớn.

Trong các loài động vật cấp cao, xoang mũi có nhiều nếp nhăn, bên trên có một màng nhầy, niêm mạc trên thường xuyên tiết ra chất dịch nhầy làm ướt các tế bào khứu giác này. Nhờ đó, chúng có thể đưa các loại mùi vị từ thần kinh khứu giác lên đại não.

Đầu mũi con chó có một tổ chức niêm mạc không lông, phía trên có rất nhiều nốt nổi lên. Đó là bộ phận chủ yếu của khí quan khứu giác. Trên tổ chức niêm mạc đầu mũi này thường xuyên tiết ra rất nhiều dịch nhờn để làm ướt mũi, khiến cho khứu giác của chó đặc biệt nhạy cảm.

cho.jpg


Ở loài chó, khứu giác là cơ quan phát triển tốt nhất, hơn cả thính giác và thị giác. Chó tập trung vào mùi vị để xác định một chất có thể ăn được hay không và cũng dùng khứu giác để thông tin lúc đi tìm bạn tình. Ước tính mũi chó thính hơn mũi người gấp 1 triệu lần.

Nhưng khứu giác không có tác dụng gì nếu chó không có khả năng phân tích, diễn dịch và ghi nhớ thông tin ở não và những khả năng này lại khác nhau ở từng con chó. Chó có mũi càng dài thì càng thính và trung bình có thể phân biệt được 44 loại mùi khác nhau.

~Theo Internet~
 
H

hongnhung.97

Tiếp nào [lần này câu tự bịa ah ;)), ứ chơi cop trên mạng nữa, bà con ghê quớ]

Câu 1: Vì sao khi ngủ chó hoặc mèo thường lấy chên che mũi lại [đặc biệt trong môi trường thiếu sạch sẽ]?
Câu 2: Vì sao linh dương sừng dài lại có thể di chuyển trở về lại được vị trí ban đầu? [tức là nó có gì để làm dấu trên đường đi?]
 
H

hongnhung.97

Trả lời luôn nha cả nhà để nhà mình đổi câu nha :x.
Câu 1: Để bảo vệ mũi. Vì ta biết mũi rất quan trọng đặc biệt đối với chó ;))
Câu 2: Bởi nó có tuyến tiết mùi ở chân ~~> dù đi đến đâu nó cũng để lại dấu ~> Có thể trở về lại được vị trí ban đầu :x

Tiếp nào ah:
Câu 1: Vì sao mỗi tổ ong chỉ có một ong chúa?
Câu 2: Vì sao mắt vừa nhìn gần lại vừa nhìn xa được?
 
H

hiensau99

1.ong chúa tự mình xây một tổ con rồi ở trong đó đẻ trứng, nuôi một số ong con. Cho dù các con ong mà ong chúa sinh ra và nuôi dưỡng có cả ong cái, nhưng ong chúa đã tiết ra một chất đặc biệt để nhằm chế ngự sự phát dục về giống cái của các con ong này, để biến chúng thành ong thợ.

2. Câu này em bó tay ạ ;))
 
V

vietkhanh98

Cho em cái câu 2 nha
vì có sự điều chỉnh của võng mạc phù hợp vật thể trước mắt
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom