[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hiensau99

Em đoán câu chuyện là thế này:
Ngày xửa ngày xưa; nó bị người ta ngứa mắt ( ko biết lí do là sao ) rồi đang ở vùng khí hậu bình thường người ta ghét, vứt nó ra bắc cực ( năm cực j đó ) rồi cắt cánh nó để nó ko bay về được. vậy nên gọi là Chim cánh cụt! =)) Mình kiểu này đi làm nhà viết truyện được đấy! =))
 
Last edited by a moderator:
V

vietkhanh98



Tiếp nào, Câu hỏi chủ nhật ^^ :x

Câu hỏi kì này là: Vì sao gọi là Chim cánh cụt? ;))

P.s Câu hỏi kì này chắc phải có khách mời quá :">
Chị ơi
Em bóc tem nha
gọi là chim cánh cụt ... bí quá:confused::-SSà có rồi là vì ngày trước nó có cánh nhưng nó cứ bay vào nhà người ta thế là họ tức lắm, một lần nó bay vào nhà người ta thế là nó bị người tóm và cắt mất cánh đi => từ đó gọi nó là chim cánh cụt:D:D:D:D
 
T

traitimbangtuyet

nhìn con chim
thấy coá cánh
mà không bay được
k biết nói gì
dặt nó là con k biết bay
một thời gian xã hội phát triển
tên nghe dở quá
đặt là chim cục cánh
thấy cũng giở
đặt là chim cánh cụt >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>thế thôi :p
 
G

girltoanpro1995


Câu 1: Vì sao HIV không truyền qua đường muỗi chích?
Câu 2: Vì sao nên hạn chế việc truyền máu trực tiếp từ người hiến tặng?
3)Câu hỏi kì này là: Vì sao gọi là Chim cánh cụt?

Câu 1: có ở pic này rồi nè :p
Gơn post chứ ai :))
khơ khớ =))
Câu 2: chưa xét nghiệm ai dám nhận máu đó
- Máu chưa qua xử lí => mầm bệnh không à :p
Câu 3: vì cánh nó không bay được. Câu này có ở góc thiếu nhi gì đó rồi :D
 
M

marucohamhoc

câu này mà kêu conan vô chắc được:))=))
theo chị gọi là cánh cụt tại vì:-?
lạ nhỉ:-?, nó có cánh mà:|
chắc là thế này, ngày trước thời tiết nóng quá, con chim nó bay di cư về nơi..lạnh hơn để tránh nóng:D, xong bay đến Bắc cực, thấy hợp hợp thế là sống ở đó, càng ngày càng...ăn chơi sa đọa:)):D, ng béo ra:|
thế là...ko bay nổi nữa:))=))
=> cánh cụt:D:))
vỗ tay:)):D
sry spam:D
 
G

girlbuon10594

Người ta gọi là chim cánh cụt là vì cánh của nó rất ngắn, cụt ngủn chứ không giống như nhưng con chim khác:))

P/S: Câu này phải hỏi em canhcut nhà mình Nhung à;))
 
H

hongnhung.97

Người ta gọi là chim cánh cụt là vì cánh của nó rất ngắn, cụt ngủn chứ không giống như nhưng con chim khác:))

P/S: Câu này phải hỏi em canhcut nhà mình Nhung à;))
Em chờ chị ấy trả lời mà đợi mãi ứ thấy đâu :(( tiếc quá ah
:-S Do không quảng cáo nên khách ghé thăm ít quá :((. Em xin rút kinh nghiệm lần sau ah :(.

Bây giờ cùng tiếp tục với Hàng... vạn câu hỏi vì sao^^ nào:

Câu 1: Thời Trung Quốc xưa có chuyện kể rằng: Trong buổi sáng nọ, khi mọi người đang chuẩn bị ra đồng làm việc thì bỗng thấy 1 con gà "mái" gáy ò ó o.Nhìn thấy vậy, mọi người đều kinh hãi. Có người lại cho rằng gà mái đã biến thành gà trống và ngày nay khoa học đã chứng minh được điều này. Vậy theo bạn Vì sao gà mái lại biến thành gà trống?

Câu 2: Vì sao ong mật chết sau khi đốt?

Câu 3: Vì sao sốt không đáng sợ với trẻ nhỏ?
 
H

hiensau99

1. Gà mái biến thành gà trống xảy ra sau khi buồng trứng của gà bị bệnh, không thể sản ra kích tố giới tính cái để ức chế túi tinh phát dục. Kết quả là túi tinh vốn bị thoái hoá lại có điều kiện phát triển và tiết ra kích tố đực, khiến cho gà mái mọc lông như gà trống, rồi cất tiếng gáy và thế là gà mái biến thành gà trống. Đây là hiện tượng phát dục tính biệt.

2. Khi ngòi ong cắm vào da người rồi rút ra, những chiếc ngạnh cong mắc trong da thịt người kéo cả ngòi và một phần ruột ong tuột ra theo nên sau đó ong sẽ chết.

3. Cơn sốt của trẻ là cơ chế sinh lý có hiệu quả trong việc chống lại sự nhiễm trùng, vì thế việc hạ sốt có thể lại cản trở quá trình lành bệnh.
 
L

lan_phuong_000

Mình đã trở lại ^^
Mấy hôm vừa qua trên mình mưa lớn ---> rớt mạng
hôm nay mới trở lại bthường ---> to diễn đàn liên
Trả lời bị chậm nên quyết định đặt câu hỏi

Tại sao người tai lại nói chó sủa chứ không nói chó kêu?
 
V

vietkhanh98

Câu 1: Thời Trung Quốc xưa có chuyện kể rằng: Trong buổi sáng nọ, khi mọi người đang chuẩn bị ra đồng làm việc thì bỗng thấy 1 con gà "mái" gáy ò ó o.Nhìn thấy vậy, mọi người đều kinh hãi. Có người lại cho rằng gà mái đã biến thành gà trống và ngày nay khoa học đã chứng minh được điều này. Vậy theo bạn Vì sao gà mái lại biến thành gà trống?
Câu này em chịu nhưng cũng thử trả lời tí là vì buồng trứng của nó bị bệnh nên mới thế:D:D ko biết đúng ko nữa

Câu 2: Vì sao ong mật chết sau khi đốt?
Vì khi đó ngòi của nó bị rụng ra khiến ko còn cái gì để đỡ ruột nên chết
Câu 3: Vì sao sốt không đáng sợ với trẻ nhỏ?
Để chống lại mầm bệnh
 
G

girlbuon10594

Mình đã trở lại ^^
Mấy hôm vừa qua trên mình mưa lớn ---> rớt mạng
hôm nay mới trở lại bthường ---> to diễn đàn liên
Trả lời bị chậm nên quyết định đặt câu hỏi

Tại sao người tai lại nói chó sủa chứ không nói chó kêu?

Kêu là dành cho con trùng;))
Chó là không phải là côn trùng, là động vật
\Rightarrow Gọi là sủa chứ không phải kêu
 
H

hongnhung.97

Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao dạ dày cũng cấu tạo từ protein nhưng không bị enzim tiêu hóa?
Câu 2: Vì sao ngỗng trời bay thành hình mũi tên?
 
H

hiensau99

Câu 1 em chưa học nên hem bik còn câu 2 thì hình như có hỏi ở pic nào rồi đố chị iu

Bay theo hình mũi tên giúp đàn chim có thêm lực nâng và đoàn kết ( ở đây là bảo vệ nhau, đặc biệt là những con non)
 
C

conlocmaudacam98

Câu 1:Một là do lớp màng nhầy lót bên trong thành ống tiêu hóa bảo vệ ống tránh khỏi tác động của enzim. Khi lớp màng bảo vệ nầy bị phá hủy, enzim bắt đầu ăn lan ra một phần của lớp màng lót, gây ra bệnh loét dạ dầy (ulcer). Ða số trường hợp, sự loét phát sinh và phát triển do nhiễm một loài vi khuẩn đặc biệt là Helicobacter pylori.

Hai là, tuyến dạ dày không tiết ra enzim pepsin hoạt động mà tiết ra một tiền chất bất hoạt là pepsinogen. Tiền chất bất hoạt của enzim thường được gọi chung là các zymogen. HCl trong dịch vị sẽ biến đổi pepsinogen thành pepsin bằng cách cắt bỏ 42 acid amin từ một đầu của phân tử pepsinogen làm bộc lộ vị trí hoạt động của enzim. Vì acid và pepsinogen được tiết bởi hai loại tế bào khác nhau nên chúng không thể hòa trộn với nhau trước khi được tiết vào xoang vị. Khi pepsinogen được biến đổi thành pepsin hoạt động, chính pepsin lại có thể hoạt hóa các pepsinogen được thêm vào.
Câu 2:cách bay nà tiết kiệm năng lượng cho cả đàn.Con đầu đàn xuyên qua không khí tạo ra một luồng khí trượt về phía sau-l khí này có tác dụng như là một lực kéo cho các thành viên bay sau,làm tăng tốc độ lên khoảng hình như là 5%->10%(mềnh hông nhớ rõ)Luồng khí truyền đến đúng đuôi của từng em ngỗng một trong đội hình nên mỗi em đều nhận được sự trợ giúp từ thành viên đằng trước nó.
 
C

canhcutndk16a.

Câu 1:Một là do lớp màng nhầy lót bên trong thành ống tiêu hóa bảo vệ ống tránh khỏi tác động của enzim. Khi lớp màng bảo vệ nầy bị phá hủy, enzim bắt đầu ăn lan ra một phần của lớp màng lót, gây ra bệnh loét dạ dầy (ulcer). Ða số trường hợp, sự loét phát sinh và phát triển do nhiễm một loài vi khuẩn đặc biệt là Helicobacter pylori.

Hai là, tuyến dạ dày không tiết ra enzim pepsin hoạt động mà tiết ra một tiền chất bất hoạt là pepsinogen. Tiền chất bất hoạt của enzim thường được gọi chung là các zymogen. HCl trong dịch vị sẽ biến đổi pepsinogen thành pepsin bằng cách cắt bỏ 42 acid amin từ một đầu của phân tử pepsinogen làm bộc lộ vị trí hoạt động của enzim. Vì acid và pepsinogen được tiết bởi hai loại tế bào khác nhau nên chúng không thể hòa trộn với nhau trước khi được tiết vào xoang vị. Khi pepsinogen được biến đổi thành pepsin hoạt động, chính pepsin lại có thể hoạt hóa các pepsinogen được thêm vào.
Câu 2:cách bay nà tiết kiệm năng lượng cho cả đàn.Con đầu đàn xuyên qua không khí tạo ra một luồng khí trượt về phía sau-l khí này có tác dụng như là một lực kéo cho các thành viên bay sau,làm tăng tốc độ lên khoảng hình như là 5%->10%(mềnh hông nhớ rõ)Luồng khí truyền đến đúng đuôi của từng em ngỗng một trong đội hình nên mỗi em đều nhận được sự trợ giúp từ thành viên đằng trước nó.
Đồng ý cả 2 tay vs ý kiến của conlocmaudacam98:x

Bổ sung câu1: Khi thức ăn có tính acid đến ruột non, tụy tạng phóng thích các enzim khác cũng tác động trong sự tiêu hóa protein. Giống như pepsin, trypsin và chymotrypsin (hai enzim tiêu hóa protein của tuyến tụy) chỉ cắt đứt các liên kết peptid giữa một số acid amin chuyên biệt. Trypsin và Chymotrypsin cũng được tiết ra dưới dạng bất hoạt (zymogen) là trypsinogen và chymotrypsinogen. Trong ruột non, trypsinogen được biến đổi thành trypsin hoạt động (bằng cách cắt bỏ 6 acid amin tận cùng của chuỗi polypeptid) nhờ enzim enterokinaz do tuyến ruột tiết ra. Trypsin được tạo thành sẽ cắt bỏ hai đoạn ngắn bên trong chuỗi polypeptid của chymotrypsinogen. Phân tử còn lại là chymotrypsin hoạt động gồm ba chuỗi polypeptide riêng biệt được nối với nhau bằng các liên kết disulfid.

Bổ sung câu2:
Ngoài ra, sự xếp hàng như trên của ngỗng trời cũng là một biểu hiện của bản năng hợp quần, có lợi cho việc phòng ngự kẻ địch. Đàn ngỗng trời lúc nào cũng do con ngỗng già có kinh nghiệm làm “đội trưởng” bay ở phía trước hàng ngũ. Những con ngỗng non hoặc yếu ớt đều xen vào giữa đội hình. Khi nghỉ ngơi bên vực nước tìm ăn cỏ, lúc nào cũng có một con ngỗng già có kinh nghiệm giữ vai trò “lính gác”. Nếu ngỗng bay đơn lẻ về phương Nam rất dễ gặp nguy hiểm do bị địch hại ăn thịt.
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Đúng ùi ah :x. Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao cua đi ngang?
Câu 2: Vì sao trâu luôn nhai?
 
T

tomandjerry789

1. Do cua có ít khớp, và các khớp ấy không được linh hoạt
2. Trâu nhai lại là do thói quen được di truyền trong quá trình tiến hóa của chúng; làm như vậy sẽ khiến cho chúng ăn được nhiều hơn, hoặc những lúc thiếu thức ăn thì sẽ nhai lại dần dần. Như vậy chúng vừa đảm bảo được an toàn vừa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thê. (Có sưu tầm trên mạng :D).
 
H

hongnhung.97

:x 5fế đúng ùi. Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao chó thông minh hơn mèo?
Câu 2: Vì sao chim ngủ trên cây không bị ngã
 
C

canhcutndk16a.

:x 5fế đúng ùi. Tiếp nào:

Câu 1: Vì sao chó thông minh hơn mèo?
Câu 2: Vì sao chim ngủ trên cây không bị ngã

Câu 1
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy rằng não của những loài động vật có tính hướng ngoại và sống hòa đồng phát triển hơn não của những động vật sống ẩn mình. Điều này có thể giúp giải thích tại sao chó thông minh hơn mèo.
cat_and_dog.jpg

Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Oxford (Anh) đã tiến hành phân tích những dữ liệu về não bộ và kích thước cơ thể của hơn 500 loài động vật có vú đang sống và hóa thạch của một loài động vật sống cách đây hàng triệu năm.

Kết quả, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng não của loài khỉ hay chó phát triển nhanh hơn não của của những loài sống ẩn mình và đơn độc như mèo, hươu, tê giác, … Điều này được các nhà khoa học lý giải là do những động vật hướng ngoại thường phải suy nghĩ nhiều hơn để thích nghi với môi trường mới. Điều này thúc đẩy não chúng phát triển hơn.

Tiến sĩ Susanne Shultz, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết trên báo Telegraph: “Chó luôn được đánh giá là loài động vật sống hòa đồng và ham khám phá, trong khi mèo dường như chỉ muốn sống một mình. Lối sống đó đã giúp não của loài chó phát triển hơn não đối thủ của chúng trong các gia đình”.

Các nhà khoa học cho rằng kết quả nghiên cứu này cũng giúp giải thích tại sao con người là loài động vật thống trị trên Trái đất. Những nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, tỷ lệ kích thước não so với cơ thể của loài người là lớn nhất trong các loại động vật có vú.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, não của một loài động vật cũng phát triển với tốc độ khác khi môi trường của chúng thay đổi. Điều này thể hiện rõ nhất ở quá trình tiến hóa từ chó sói thành chó nhà.

Loài chó nhà hiện này được coi là có cùng họ với loài sói. Đây là những loài động vật được đánh giá có khả năng thích nghi rất tốt với môi trường. Sau khi tách ra khỏi loài sói, não của loài chó nhà dần phát triển lớn hơn nhờ sống trong môi trường hòa đồng hơn

Câu 2:Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Khi đáp xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi nằm phục trên cành.
Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt, đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra.
Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở được trên cành cây.
 
H

hiensau99

1. Vì Chó luôn được đánh giá là loài động vật sống hòa đồng và ham khám phá lối sống này đã giúp não của loài chó phát triển to hơn mèo ( mèo ko ham khám phá như chó )

2. chim ở trên cành cây nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây giữ thăng bằng để ngủ. Hơn nữa, não chim tiến hóa hơn những loài bò sát có thể điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom