[Sinh học 6] Cùng đặt câu hỏi nào ^^~

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hiensau99

Hoa có mùi thơm là bởi vì bên trong hoa có một khu vực chế tạo hương thơm - tế bào dầu. Sản phẩm là dầu hương thơm có mùi thơm, nó có thể tiết ra liên tục thông qua ống dẫn dầu, bốc hơi cùng với nước, từ đó biến thành thể khí toả ra hương thơm

Ngoài ra trong một số loài hoa tuy có các tế bào dầu nhưng tế bào của nó trong quá trình đổi mới cũng lại sẽ tiếp tục sản sinh ra một số dầu thơm khác. Bên trong tế bào của một số hoa còn có thể tạo ra dầu thơm và chứa một loại dịch thể chứa đường, bản thân thể chứa đường này tuy không có hương thơm nhưng khi nó bị chất lên men phân giải, nó cũng có thể toả ra hương thơm.

Tóm lại: hoa nào cũng tạo ra dầu nhưng 1 số loài ta ko ngửi thấy mà thôi =)) ( Chắc thế! Em cũng ko chắc chắn!)
 
L

linh030294

(*) Trả lời : Thông thường, hoa của đa số các loại thực vật đều có mùi thơm nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có. Tại sao có một số hoa có mùi thơm, một số lại không có? Trước tiên chúng ta hãy xem xét nguồn gốc của mùi thơm này.



hoabuom.jpg




Hoa có mùi thơm là bởi vì bên trong hoa có một nhà máy chế tạo hương thơm - tế bào dầu. Sản phẩm của nhà máy này chính là dầu hương thơm có mùi thơm, nó có thể tiết ra liên tục thông qua ống dẫn dầu, hơn nữa còn có thể bốc hơi cùng với nước ở nhiệt độ thông thường, từ đó biến thành thể khí toả ra hương thơm mê hoặc người, cho nên còn gọi nó là dầu bốc hơi. Bởi vì dầu bốc hơi có chứa trong các loài hoa khác nhau nên mùi thơm nó toả ra cũng khác nhau. Chúng ta vốn có thể ngửi được hương hoa là do các phân tử khí trong dầu bốc hơi thoát ra rồi bay đến lỗ mũi chúng ta. Nếu dầu thơm bị Mặt trời chiếu vào, nó sẽ bay hơi rất nhanh, vì vậy mà khi có nhiều ánh sáng Mặt trời, hương hoa càng đậm hơn, hoa toả ra mùi thơm xa hơn.



Ngoài ra trong một số loài hoa tuy có các tế bào dầu nhưng tế bào của nó trong quá trình đổi mới cũng lại sẽ tiếp tục sản sinh ra một số dầu thơm khác. Bên trong tế bào của một số hoa còn có thể tạo ra dầu thơm và chứa một loại dịch thể chứa đường, bản thân thể chứa đường này tuy không có hương thơm nhưng khi nó bị chất lên men phân giải, nó cũng có thể toả ra hương thơm.



Tại sao có một số loài hoa lại không thơm? Nói một cách đơn giản như sau, trong những loài hoa này không có tế bào dầu và cũng không có thể chứa đường. Một nhà máy không có nguyên liệu thơm chắc chắn sẽ không thể sản xuất ra được những sản phẩm có mùi thơm. Vì vậy mà có một số loài hoa không thơm.



Tế bào dầu trong hoa không phải đều có mùi thơm, cũng có một số loại có mùi thối, hơn nữa hoa của một số thực vật rất thối như Xà cô, Mã đâu linh, hoa đại vương… khi nở đều toả ra mùi thối rất khó ngửi. Đối với những loại hoa này, không chỉ con người ghét chúng mà ngay cả ong mật và bướm cũng đều phải tránh xa. Còn loại nhặng lại thấy mùi thối mà sà đến chứ không muốn bỏ đi.



Nói tóm lại, hoa thơm và không thơm quan trọng là ở chỗ trong tế bào có dầu bốc hơi hay không. Còn mùi thơm và thối lại do các chất khác nhau chứa trong dầu bốc hơi của các loại thực vật khác nhau nên mùi toả ra cũng khác nhau.



Vậy thì dầu bốc hơi được hình thành trong cơ thể thực vật như thế nào? Ý nghĩa sinh lý đối với thể thực vật như thế nào? Những câu hỏi này hiện nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra đáp án hoàn chỉnh. Thông thường, mọi người đều cho rằng dầu bốc hơi chứ trong cơ thể thực vật là sản phẩm cuối cùng do tác dụng trao đổi của bản thân thể thực vật. Cũng có người nói rằng đó là sản phẩm được bài tiết ra trong thể thực vật, là chất thải công nghiệp của quá trình sinh lý. Đa số các nhà khoa học đều cho rằng, dầu bốc hơi được sản sinh ra khi chất diệp lục đang tiến hành quá trình quang hợp. Khi mới sinh ra, chúng phân bố trên khắp cơ thể thực vật rồi lớn lên cùng thể thực vật dựa vào đặc tính sinh lý của các loài thực vật, có loại tập trung trong thân cây và lá như Bạc hà, Rau cần, Hương thảo…, có loại lại chứa trong thân cây, có loại chứa trong vỏ cây như Nguyệt quế, Hậu phắc…, có loại chứa ở bộ phận dưới đất như Giang tươi; Có loại chứa trong quả như Quýt, Hồi hương, Chanh… Thông thường, phần lớn dầu bay hơi đều chứa trong hoa của thực vật.



Sự tồn tại của dầu thực vật trong thể thực vật trên thực tế cũng có những tác dụng nhất định của nó. Tác dụng rõ ràng nhất là nó là chất hấp dẫn các loại côn trùng, giúp truyền phấn hoa để sinh sôi đời sau tốt hơn. Mặt khác, dầu bốc hơi có thể làm giảm sự bốc hơi của nước hoặc dùng hương thơm để gây độc cho các thực vật gần nó nhằm mục đích bảo vệ mình.

Nguồn : http://vn2z.net/
 
K

kiss.baby97

Tiếp nào ^^

Vì sao vào mùa đông cây không cần tổng hợp chất hữu cơ?


Vì khi đến mùa đông, đối với loài cây lá rụng, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì cây chỉ cần một ít chất hữu cơ để tiếp tục tồn tại và sinh trưởng. Vì vậy, cây không cần tổng hợp nhiều chất hữu cơ vào mùa đông.

Điều đó không có nghĩa là cây cần rất ít chất hữu cơ vào mùa đông và chỉ cần một lượng nhỏ để đáp ứng cho sự sinh trưởng hàng ngày. Cây không chỉ chuẩn bị để chịu đựng qua thời kỳ rụng lá vào mùa đông mà còn chuẩn bị cho việc nảy lộc đâm chồi vào mùa xuân. Đối với loại cây rụng lá, nhu cầu các chất hữu cơ trong một ngày xuân vượt xa nhu cầu cho cả mùa đông.
 
H

hiensau99

Vì nhờ chất diệp lục cây mới quang hợp ánh sáng được, nhờ vậy mà cây mới sống, mới tổng hợp được chất hữu cơ, quá trình đồng hóa và dị hóa mới diễn ra, cây mới sinh trưởng và phát triển.

=> Nếu ko có diệp lục cây chết là cái chắc
Em ko có câu hỏi sau ạ!
 
H

hongnhung.97

tiếp nè ~~~> Vì sao nói diệp lục là chất hữu cơ quan trọng nhất?

Ta biết trong quá trình quang hợp, Diệp lục và ánh sáng là 1 trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình để từ nước và cacbonic tạo ra tinh bột và oxi.
~~> Không có diệp lục, thì quá trình không được thực hiện ~~> cây không thể tự tổng hợp được tinh bột ~~> sản phẩm để thực hiện quá trình hô hấp...

Câu hỏi tiếp ah:
Vì sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
 
H

hiensau99


cây phải mọc chen chúc sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí tăng cao ảnh hưởng lớn đến quang hợp => cây tạo ít chất hữu cơ, năng suất thấp
 
K

kiss.baby97

Ta biết trong quá trình quang hợp, Diệp lục và ánh sáng là 1 trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình để từ nước và cacbonic tạo ra tinh bột và oxi.
~~> Không có diệp lục, thì quá trình không được thực hiện ~~> cây không thể tự tổng hợp được tinh bột ~~> sản phẩm để thực hiện quá trình hô hấp...

Câu hỏi tiếp ah:
Vì sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?



Đơn giản vì nếu trồng với mật đọ dày thì cây ko đủ chất dinh dưỡng được nên cần
phải trông thưa.

Câu tiếp nhá: Vì sao trong sữa chua không có vi sinh vật gây bệnh?
 
H

hongnhung.97


cây phải mọc chen chúc sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí tăng cao ảnh hưởng lớn đến quang hợp => cây tạo ít chất hữu cơ, năng suất thấp

Em có thể nêu thêm thiếu ánh sáng thì quá trình quang hợp gặp khó khăn ~~> tinh bột sản xụất ra ít. Mà tinh bột là sản phẩm để tiếp tục quá trình hô hấp ~~> hô hấp hạn chế ~~> năng lượng sản xuất ra ít ~~> cây kém phát triển

Tiếp nào: Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng với cây?
 
T

thienthannho.97

Vì hô hấp là hiện tượng cây hút khí oxi của không khí để phân giải chất hữu cơ, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
~~> Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, cây có hô hấp thì mới phát triển bình thường.
 
H

hiensau99

Đơn giản vì nếu trồng với mật đọ dày thì cây ko đủ chất dinh dưỡng được nên cần
phải trông thưa.

Câu tiếp nhá: Vì sao trong sữa chua không có vi sinh vật gây bệnh?



Trong sữa chua có một số lượng lớn vi sinh vật Lactic, vi sinh vật này sống trong môi trường axit cao hơn mức cho phép của các vi khuẩn gây bênh nên trong sữa chua có rất ít vi khuẩn gây bệnh.
khi chế biến sữa chua nếu có vi khuẩn bên ngoài xâm nhập thì chúng sẽ bị vi sinh vật Lactic tiêu điệt, và bị môi trường axit chế ngự không cho lây lan.



Em có thể nêu thêm thiếu ánh sáng thì quá trình quang hợp gặp khó khăn ~~> tinh bột sản xụất ra ít. Mà tinh bột là sản phẩm để tiếp tục quá trình hô hấp ~~> hô hấp hạn chế ~~> năng lượng sản xuất ra ít ~~> cây kém phát triển

Tiếp nào: Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng với cây?

Cái này thì nghĩ đã ạ :)
 
H

hongnhung.97

Thienthan em yêu đúng rồi :x. Tiếp nhá ;))

Vì sao hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
 
T

thienthannho.97

(*) Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và khí ôxi) là ngyuên liệu của hô hấp, và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước và khí cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp.
(*) Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra.
 
T

thienthannho.97

(*) Vì rêu chưa có rễ chính thức, thân và lá chưa có mạch dẫn nên việc lấy nước và chất khoáng hòa tan còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt ~~> rêu thường chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây thường nhỏ bé.
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào:
Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?

(*)Cơ quan sinh sản của thông gọi là nón.
- Có hai loại nón:
+ Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
Gồm: trục nón, vảy (nhị) mang hai túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn.
+ Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ.
Gồm: trục nón, vảy (lá noãn) mang noãn, noãn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom