[Sinh học 11] Nhân tố ngoại cảnh

V

volongkhung

(*) Hỏi : Hãy phân biệt điểm bù ánh sáng và điểm bảo hoà ánh sáng ?
-Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
-Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại.
 
C

canhcutndk16a.

đỏ và xanh tím, tương ứng với PSI và PSII ;;)

(*) Nhưng chưa trả lời hết mà , vì sao :)
_________________

Do phần tia đỏ là phần giàu năng lượng nhất trong bức xạ Mặt Trời, đồng thời năng lượng của mỗi quang tử (photon của bức xạ đỏ cũng đủ lớn (37kcal) để gây ra các phản ứng quang hoá. Tổng năng luợng của phần tia xanh tím tuy ít nhưng năng lượng của môxquang tử của phần này khá lớn (62kcal) nên có thể gây ra các phản ứng quang hoá phức tạp.

Nhưng theo tài liệu giáo khoa thí điểm Sinh học-10, ban KHTN xuất bản năm 1996:

Trong các thực vật màu xanh thì các sắc tố (chủ yếu là sắc tố chính chlorophyll) với trung tâm quang hợp có phổ hấp thu là ánh sáng đỏ lamda < 670nm và xanh dương lamda <420 nm do đó hiệu suất quang hợp cao nhất đối với ánh sáng đỏ, xanh dương . Còn ánh sáng xanh tím (bước sóng<400nm) sẽ có hiệu quả quang hợp thấp do ít (hoặc không) được hấp thu.
Nếu thế thì phải là ánh sáng đỏ và xanh dương chứ nhỉ :-? ( em vẫn nghiêng về đỏ và xanh tím hơn :D)
 
A

azuredragonzx

Do phần tia đỏ là phần giàu năng lượng nhất trong bức xạ Mặt Trời, đồng thời năng lượng của mỗi quang tử (photon của bức xạ đỏ cũng đủ lớn (37kcal) để gây ra các phản ứng quang hoá. Tổng năng luợng của phần tia xanh tím tuy ít nhưng năng lượng của môxquang tử của phần này khá lớn (62kcal) nên có thể gây ra các phản ứng quang hoá phức tạp.

Nhưng theo tài liệu giáo khoa thí điểm Sinh học-10, ban KHTN xuất bản năm 1996:


Nếu thế thì phải là ánh sáng đỏ và xanh dương chứ nhỉ :-? ( em vẫn nghiêng về đỏ và xanh tím hơn :D)
cái này là cái a từng tranh cãi nhiều với thầy cô =)) e đưa cái quyển sách cũ mèm từ năm 96 ra làm j thế ;))
trước cô mình bảo ás đỏ có lượng photon gấp đôi as tím (do có bước sóng lambda cao gấp đôi), mình nghe đã thấy có vấn đề trầm trọng r =))
1000px-EM_Spectrum_Properties_edit.svg.png
 
C

canhcutndk16a.

cái này là cái a từng tranh cãi nhiều với thầy cô =)) e đưa cái quyển sách cũ mèm từ năm 96 ra làm j thế ;))
trước cô mình bảo ás đỏ có lượng photon gấp đôi as tím (do có bước sóng lambda cao gấp đôi), mình nghe đã thấy có vấn đề trầm trọng r =))
1000px-EM_Spectrum_Properties_edit.svg.png
Sách cũ thì vẫn là sách ^^ Nói chung KL là ánh sáng đỏ và xanh tím ;))
p/s: chiều nay vừa mới cãi nhau với bạn về bài này :((
 
L

lananh_vy_vp

cái này là cái a từng tranh cãi nhiều với thầy cô =)) e đưa cái quyển sách cũ mèm từ năm 96 ra làm j thế ;))
trước cô mình bảo ás đỏ có lượng photon gấp đôi as tím (do có bước sóng lambda cao gấp đôi), mình nghe đã thấy có vấn đề trầm trọng r =))
1000px-EM_Spectrum_Properties_edit.svg.png


Vấn đề là gì vậy?:-s
cô giáo t cũng nói thế mà :-?
cô nói trên cùng 1 mức năng lượng thì số lượng phôton ánh sáng đỏ gấp đối ánh sáng xanh tím.
 
A

azuredragonzx

Vấn đề là gì vậy?:-s
cô giáo t cũng nói thế mà :-?
cô nói trên cùng 1 mức năng lượng thì số lượng phôton ánh sáng đỏ gấp đối ánh sáng xanh tím.
đấy đấy biết ngay mà quá nhiều người nhầm cái này :((
Theo Max Planck ;;), ta có:
32dc9f4ab02f3c1d06658785ea357c39.png

==> có h là hằng số plack, c là tốc độ ánh sáng (ko đổi) ==> năng lượng của photon phụ thuộc vào tần số (tức bước sóng) f của nó ==> năng lượng giữa as đỏ và xanh tím khác nhau là do cái này, chứ ko phải do lượng photon của 2 loại ánh sáng khác nhau :D
 
L

linh030294

(*) Theo mình cây hấp thụ ánh sáng nhiều nhất ở vùng xanh tím (395 – 490) và vùng đỏ (650 -750nm) .
Mà khi học thì thầy nói nó có liên quan tới bước sóng ngắn hay dài nhất để cây dễ hấp thụ :)
 
L

lananh_vy_vp

đấy đấy biết ngay mà quá nhiều người nhầm cái này :((
Theo Max Planck ;;), ta có:
32dc9f4ab02f3c1d06658785ea357c39.png

==> có h là hằng số plack, c là tốc độ ánh sáng (ko đổi) ==> năng lượng của photon phụ thuộc vào tần số (tức bước sóng) f của nó ==> năng lượng giữa as đỏ và xanh tím khác nhau là do cái này, chứ ko phải do lượng photon của 2 loại ánh sáng khác nhau :D
Công thức tính năng lượng của 1 hạt photon đây hả?thế cũng đâuc ó chứng minh đc cô cậu nói sai:-?
Ánh sáng xanh tím có bước sóng khoảng 420 đến 490 nm.Còn ánh sáng đỏ có bước sóng khoảng 750 nm.
Năng lượng của một hạt photon có bứơc sóng λ là hc/λ,
hc ko đổi.Mà bước sóng của ánh sáng đỏ gấp khoảng1,6 hay gấp gần 2 lần bước sóng của ánh sáng xanh tím.
-->NL photon của ánh sáng xanh tím có mức năng lượng gần gấp đôi ánh sáng đỏ ha nếu xét cùng 1 mức năng lượng E thì ánh sáng đỏ có số lượng photon gần gấp đôi ánh sáng xanh tím.
đúng ko ta:-?
 
A

azuredragonzx

Ờ ha ;;) kể ra thì cũng có lý ;)) gà mái trông thế mà siêu :D
tại vịt ko đọc kỹ cái cùng mức năng lượng :|
 
A

acidnitric_hno3

* Nhiệt độ ảnh hưởng đến pha sáng và pha tối của quang hợp:
-Pha sáng: nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển của điện tử trên chuổi vận chuyển điện tử quang hợp. phản ứng photphoryl hóa hình thành ATP và NAPDH rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành diệp lục và phân hủy của diệp lục.
-Pha tối: pha tối bao gồm các phản ứng hóa sinh nên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
Hệ số Q10 của pha sáng là 1,1 --> 1,4. Của pha tối là 2 -->3.
Hôm nọ mình cũng thắc mắc cái này nên vào google search thử. Đọc xong thấy không cụ thể cho lắm nhưng cứ đưa ra xem có giúp được gì cho bạn không.
 
V

volongkhung

Hỏi: nhiệt độ ảnh hưởng đến pha sáng và pha tối của quang hợp như thế nào?
Nhiệt độ ảnh hưởng đến pha sáng và pha tối của quang hợp:
Pha sáng: nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển của điện tử trên chuổi vận chuyển điện tử quang hợp. phản ứng photphoryl hóa hình thành ATP và NAPDH rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành diệp lục và phân hủy của diệp lục
Pha tối: pha tối bao gồm các phản ứng hóa sinh nên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Hệ số nhiệt độ Q10 của quang hợp trùng với Q10 của các phản ứng hóa học(Q10 =2-2,5)
 
A

acidnitric_hno3

Vai trò chung: ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quang hợp trên 3 cơ sở chính sau: Tham gia xây dựng cấu trúc bộ máy quang hợp như các protein cấu trúc, enzim, hệ thống sắc tố, chuổi vận chuyển điện tử trong lục lạp… Tham gia vào các quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP) Tham gia vào sự điều tiết các hoạt động của hệ enzim quang hợp ở lục lạp. Ngoài ra, các nguyên tố khoáng còn ảnh hưởng đến tính thắm của màng tế bào, thay đổi cấu tạo và điều chỉnh hoạt động của khí khổng, thay đổi độ lớn và số lượng lá cũng như cấu tạo giải phẩu của lá, ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan đồng hóa… b. Vai trò của Nitơ(N): Tham gia vào quá trình hình thành nên protein, axit nucleic và diệp lục tố có vai trò trong việc cấu trúc nên bộ máy quang hợp, bao gồm hệ thống màng thilacoic, màng lục lạp, chất nguyên sinh và sắc tố diệp lục… Nitơ là thành phần của tất cả các eim quang hợp vì nó có ở trong thành phần protein của enzim, nhóm hoạt động enzim và thành phần của ATP…nên N có vai trò quan trọng trong biến đổi chất và năng lượng trong quang hợp… Khi có đủ nitơ diệp lục nhanh chống hình thành làm cho lá có màu xanh đậm, diện tích lá tăng rất nhanh và hoạt động quang hợp tăng lên. Nếu thiếu N thì lá vàng vì thiếu diệp lục, là bị khô, rụng và giảm sút quang hợp… c. Vai trò của photpho (P): Là thành phần của photpholipit có vai trò kiến tạo nên hệ thống màng trong lục lạp bao gồm màng thilacoic và màng bao bọc lục lạp. P tham gia vào các nhóm hoạt động của các enzim quang hợp như NADP và trong thành phần của hệ thống ADP-ATP. Do đó P có vai trò trong quá trình photphoryl hóa để tạo thành ATP và NADPH. Đây là 2 sản phẩm quan trọng của pha sáng sử dụng để khử CO2 trong pha tối. Nếu thiếu P, lục lạp không được hình thành, phản ứng sáng và phản ứng tối đều bị ức chế… d. Vai trò của Kali(K): Có mặt với hàm lượng cao trong tế bào khí khổng. K có vai trò trong việc điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng, quyết định sự xâm nhập của CO2 vào lá. K có mặt nhiều trong mô libe để làm nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá đến các cơ quan tiêu thụ, giúp cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường. K làm tăng khả năng thủy hóa của keo nguyên sinh chất và tăng khả năng giữ nước, giảm độ nhớt của nguyên sinh chất thuận lợi cho hoạt động quang hợp. Khi hàm lượng K trong mô giảm thấp xuống 0,2-0,6% khối lượng khô thì ức chế tổng hợp diệp lục, khí khổng đóng, phá hủy trao đỏi gluxit trong tế bào, tích lũy nhiều monoxacarit và axit amin trong lá…nên quang hợp đình trệ.
 
Top Bottom