Theo văn bản Nôm Hoa Lư tự sự phổ biến từ lâu ở Ninh Bình, văn bản này giáo sư Chương Thâu đọc trong hội nghị Khoa học về Định quốc công Nguyễn Bặc ở Ninh Bình, có đoạn như sau:
Dương Thị Vân phản bội chồng
Từ lâu vốn đã tư thông Lê Hoàn
Đặt mưu hiểm lập chước gian
Đầu độc giết chết Tiên Hoàng cha con
Đỗ Thích tri nội hậu quan
Đi tuần về thấy tâm can hãi hùng
Nhẩy ngay lên mái điện rồng
Bụng đói miệng khát long đong ba ngày
Trời mua hứng nước dơ tay
Triều đình hô hoán lôi ngay xuống đình
Đổ cho tội thí Đinh Đinh
Để Lê gia xuất thánh minh trị vị.
Đỗ Thích làm chức nhỏ, thế lực mỏng manh, nếu giết vua chỉ đem lại cái chết, còn kẻ khác tọa hưởng. "tứ trụ triều đình" đầy tài ba, đầy sự trung thành còn ngồi đấy làm sao một kẻ tầm thường như Đỗ Thích có thể giết được vua nếu không có một lược lượng mạnh hơn "tứ trụ" rất nhiều?[8] Hơn thế, nếu Đỗ Thích giết vua rồi ông ta có thể xưng vương được không? Do không có chính danh cộng với áp lực từ các trung thần của chế độ, một thừa tướng quyền uy chỉ dưới vua còn khó mà xưng vương huống chi một viên quan tầm thường như Đỗ Thích. Do vậy, viên quan này hoặc vì bị điên nên bày mưu giết Đinh Tiên Hoàng, hoặc vì tham lam nên thông đồng, hoặc bị vu oan.
Gia phả họ Đỗ ở Đại Đê, huyện Vụ Bản và sự tích đền Thảo Mã (tức đền Gạo ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) có nói tới việc Đỗ Thích có công cõng Đinh Tiên Hoàng chạy trốn khi ông bị Nam Tấn Vương đuổi.[8]
Sử liệu đầu tiên đề cập giả thuyết “Lê Hoàn mưu sát Đinh Bộ Lĩnh” là ghi chép của Thẩm Quát trong Mộng khê bút đàm được viết vào năm 1093 - sớm hơn Toàn thư 400 đến 600 năm. Bộ sử này ghi như sau: “thổ nhân Lê Uy giết Liễn tự lập”. Lê Uy tức Lê Hoàn