CLB Khu vườn ngôn từ Sinh hoạt CLB khóa 1 buổi 2 với chủ đề "Làm chủ dạng bài nghị luận xã hội"

Status
Không mở trả lời sau này.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SINH HOẠT CLB KHU VƯỜN NGÔN TỪ DIỄN ĐÀN HOCMAI KHÓA 1 BUỔI 2 NĂM 2019

LÀM CHỦ DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Xin chào tất cả các bạn hội viên CLB Khu Vườn Ngôn Từ, các bạn thí sinh tham gia event "Nét phấn vẽ nết người" :D

Buổi sinh hoạt đầu tiên của CLB Khu Vườn Ngôn Từ HMF cũng đã khép lại với vô vàn cảm xúc. Không biết các bạn nghĩ gì về buổi sinh hoạt này nhỉ? Nếu có suy nghĩ hay ý kiến nào thì hãy gửi vào đây cho ban chủ nhiệm nhé :D

Như các bạn cũng đã biết, buổi sinh hoạt CLB Khu Vườn Ngôn Từ khác với cách thức sinh hoạt của các CLB - Đội - Nhóm trên diễn đàn HOCMAI. Tại đây, ngay tại thời điểm tổ chức buổi sinh hoạt này là dành cho từng bạn với những nội dung khác nhau xoay quanh việc hướng dẫn làm chủ dạng bài nghị luận. Cũng chính bởi sự đầu tư về mặt chất lượng cũng như mặt thời gian cho từng bạn nên mình tin chắc rằng đây sẽ là buổi sinh hoạt mang lại cho bạn nhiều kiến thức học thuật bổ ích nhất. Kaka, hãy tận hưởng buổi sinh hoạt khóa 1 buổi 2 này nhé hỡi các bạn đang theo dõi buổi sinh hoạt có một không hai trên diễn đàn HOCMAI :D

A. Nhân vật chính của buổi sinh hoạt:

1. @Hinachigo là cây bút nhỏ tuổi nhất trong những cây bút ghi danh dự thi event "Nét phấn vẽ nét người" Dẫu với lượng kiến thức giới hạn tại bậc THCS nhưng Hina đã không ngừng nỗ lực để có thể viết nên những dòng nghị luận sáng vai với các đàn chị trong CLB. Hãy cho tràng pháo tay khích lệ nỗ lực của Hina nào :D

2. @baochau1112 là trưởng nhóm box Ngữ Văn và đồng thời là chủ nhiệm CLB Khu Vườn Ngôn Từ. Dù thời gian hạn hẹp cùng với áp lực công việc khá cao nhưng Quậy vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia buổi sinh hoạt này với chúng ta. Hãy chào đón Quậy nào :D

3. @Starter2k là phó chủ nhiệm CLB Khu Vườn Ngôn Từ. Đây là gương mặt đại diện cho cổng thử thách đến với CLB chúng ta. Trong tất cả các bài dự thi event "Nét phấn vẽ nết người", Sana chưa bao giờ cho điểm thí sinh nào trên 7 cả. Có lí do nào chăng? Hãy chờ đợi lời nhận định sắc sảo của Sana nào :D

B. Các khách mời của buổi sinh hoạt:
Các thí sinh xuất sắc của event "Nét phấn vẽ nết người" mùa hạ: @Huyền Sheila @Ye Ye @Tư Âm Diệp Ẩn @Mart Hugon @Trangg Thuỳy 5324 @hoaxuan9b@gmail.com

C. Nội dung buổi sinh hoạt:
1. Ban giám khảo phân tích nội dung 3 đoạn văn NLXH của Hinachigo & hỏi xoáy đáp xoay về phương pháp làm văn nghị luận xã hội để ẵm điểm cao
2. Lắng nghe những thách thức của Hinachigo khi bắt đầu cầm bút viết văn NLXH để tìm hướng giải quyết.
3. Các khách mời đặt câu hỏi cho Hinachigo và ban giám khảo về NLXH
4. Hina hãy lựa chọn một ý tưởng chủ đề tâm đắc bất kì, áp dụng những điều chúng ta vừa trao đổi và viết thành một đoạn văn NLXH 200 chữ đăng vào phòng "Tác phẩm hội viên".
5. Các bạn khách mời có quyền tham gia góp ý, nhận xét và chia sẻ những cái hay cái đẹp trong tác phẩm của Hina

D. Thời gian của buổi sinh hoạt:
- Tối thiểu 15ph và tối đa 60ph. Bắt đầu từ 20h30.
- Các nội dung 1, 2, 3, 4 là các nội dung được thực hiện trong thời gian quy định như trên
- Các nội dung 5, 6 là các nội dung được thực hiện nằm ngoài thời gian quy định như trên và hoàn tất trước thời điểm khóa 1 buổi 2 sinh hoạt CLB

E. Các nội dung liên quan:
- Sinh hoạt buổi 1 khóa 1 được diễn ra vào lúc 20h30 tối nay là buổi dành cho Hinachigo. Hina có quyền từ chối câu hỏi của các khách mời.
- Hina sẽ xác nhận đã có mặt đúng giờ bằng cú pháp "Em đã sẵn sàng tham gia buổi sinh hoạt"
- Nếu Hina đến trễ 5ph so với thời gian dự kiến diễn ra sinh hoạt thì ban chủ nhiệm quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt này
- Buổi sinh hoạt đầu tiên sẽ được diễn ra tại topic này.

:D Mời tất cả các bạn chú ý theo dõi :D
 

Hinachigo

Học sinh tiêu biểu
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
3 Tháng tư 2017
2,493
3,482
543
18
Hà Nội
THCS Nguyễn Thượng HIền
SINH HOẠT CLB KHU VƯỜN NGÔN TỪ DIỄN ĐÀN HOCMAI KHÓA 1 BUỔI 2 NĂM 2019

LÀM CHỦ DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Xin chào tất cả các bạn hội viên CLB Khu Vườn Ngôn Từ, các bạn thí sinh tham gia event "Nét phấn vẽ nết người" :D

Buổi sinh hoạt đầu tiên của CLB Khu Vườn Ngôn Từ HMF cũng đã khép lại với vô vàn cảm xúc. Không biết các bạn nghĩ gì về buổi sinh hoạt này nhỉ? Nếu có suy nghĩ hay ý kiến nào thì hãy gửi vào đây cho ban chủ nhiệm nhé :D

Như các bạn cũng đã biết, buổi sinh hoạt CLB Khu Vườn Ngôn Từ khác với cách thức sinh hoạt của các CLB - Đội - Nhóm trên diễn đàn HOCMAI. Tại đây, ngay tại thời điểm tổ chức buổi sinh hoạt này là dành cho từng bạn với những nội dung khác nhau xoay quanh việc hướng dẫn làm chủ dạng bài nghị luận. Cũng chính bởi sự đầu tư về mặt chất lượng cũng như mặt thời gian cho từng bạn nên mình tin chắc rằng đây sẽ là buổi sinh hoạt mang lại cho bạn nhiều kiến thức học thuật bổ ích nhất. Kaka, hãy tận hưởng buổi sinh hoạt khóa 1 buổi 2 này nhé hỡi các bạn đang theo dõi buổi sinh hoạt có một không hai trên diễn đàn HOCMAI :D

A. Nhân vật chính của buổi sinh hoạt:

1. @Hinachigo là cây bút nhỏ tuổi nhất trong những cây bút ghi danh dự thi event "Nét phấn vẽ nét người" Dẫu với lượng kiến thức giới hạn tại bậc THCS nhưng Hina đã không ngừng nỗ lực để có thể viết nên những dòng nghị luận sáng vai với các đàn chị trong CLB. Hãy cho tràng pháo tay khích lệ nỗ lực của Hina nào :D

2. @baochau1112 là trưởng nhóm box Ngữ Văn và đồng thời là chủ nhiệm CLB Khu Vườn Ngôn Từ. Dù thời gian hạn hẹp cùng với áp lực công việc khá cao nhưng Quậy vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia buổi sinh hoạt này với chúng ta. Hãy chào đón Quậy nào :D

3. @Starter2k là phó chủ nhiệm CLB Khu Vườn Ngôn Từ. Đây là gương mặt đại diện cho cổng thử thách đến với CLB chúng ta. Trong tất cả các bài dự thi event "Nét phấn vẽ nết người", Sana chưa bao giờ cho điểm thí sinh nào trên 7 cả. Có lí do nào chăng? Hãy chờ đợi lời nhận định sắc sảo của Sana nào :D

B. Các khách mời của buổi sinh hoạt:
Các thí sinh xuất sắc của event "Nét phấn vẽ nết người" mùa hạ: @Huyền Sheila @Ye Ye @Tư Âm Diệp Ẩn @Mart Hugon @Trangg Thuỳy 5324 @hoaxuan9b@gmail.com

C. Nội dung buổi sinh hoạt:
1. Ban giám khảo phân tích nội dung 3 đoạn văn NLXH của Hinachigo & hỏi xoáy đáp xoay về phương pháp làm văn nghị luận xã hội để ẵm điểm cao
2. Lắng nghe những thách thức của Hinachigo khi bắt đầu cầm bút viết văn NLXH để tìm hướng giải quyết.
3. Các khách mời đặt câu hỏi cho Hinachigo và ban giám khảo về NLXH
4. Hina hãy lựa chọn một ý tưởng chủ đề tâm đắc bất kì, áp dụng những điều chúng ta vừa trao đổi và viết thành một đoạn văn NLXH 200 chữ đăng vào phòng "Tác phẩm hội viên".
5. Các bạn khách mời có quyền tham gia góp ý, nhận xét và chia sẻ những cái hay cái đẹp trong tác phẩm của Hina

D. Thời gian của buổi sinh hoạt:
- Tối thiểu 15ph và tối đa 60ph. Bắt đầu từ 20h30.
- Các nội dung 1, 2, 3, 4 là các nội dung được thực hiện trong thời gian quy định như trên
- Các nội dung 5, 6 là các nội dung được thực hiện nằm ngoài thời gian quy định như trên và hoàn tất trước thời điểm khóa 1 buổi 2 sinh hoạt CLB

E. Các nội dung liên quan:
- Sinh hoạt buổi 1 khóa 1 được diễn ra vào lúc 20h30 tối nay là buổi dành cho Hinachigo. Hina có quyền từ chối câu hỏi của các khách mời.
- Hina sẽ xác nhận đã có mặt đúng giờ bằng cú pháp "Em đã sẵn sàng tham gia buổi sinh hoạt"
- Nếu Hina đến trễ 5ph so với thời gian dự kiến diễn ra sinh hoạt thì ban chủ nhiệm quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt này
- Buổi sinh hoạt đầu tiên sẽ được diễn ra tại topic này.

:D Mời tất cả các bạn chú ý theo dõi :D

Em đã sẵn sàng tham gia buổi sinh hoạt
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
  • Like
Reactions: Hinachigo

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Oke em. Vậy thì chúng ta bắt đầu buổi sinh hoạt nào :D

@Starter2k Châu nghĩ là chúng ta cũng nên làm như hôm qua. Hãy phân tích từ tổng thể đến cụ thể từng đoạn nhé.
Được thôi. Vậy mình vẫn sẽ mở đầu bằng việc phân tích về DUNG LƯỢNG bài viết.

DUNG LƯỢNG. Khi bạn bước vào phòng thi trong kì thi vào 10 hay kì thi THPTQG mà bắt gặp đề bài viết đoạn văn NLXH 200 chữ thì điều đầu tiên bạn vấp phải chính là dung lượng. Hãy nhớ rằng dung lượng tối đa mà giám khảo chấp nhận là 2/3 trang giấy thi hay là 20 - 22 dòng viết tay. Cũng như các bạn khác, bạn cũng phạm phải lỗi về dung lượng. Dẫu vậy, nó ở mức tương đối nên cũng khó có ai phát hiện ra. Mình nhận thấy duy có đoạn văn 3 là bạn phần nào đảm bảo được mức chấp nhận tối đa về dung lượng. Hãy nỗ lực cắt gọt câu từ thừa thải lẫn chọn lọc các ý để triển khai hơn nhé!
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Hinachigo

Học sinh tiêu biểu
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
3 Tháng tư 2017
2,493
3,482
543
18
Hà Nội
THCS Nguyễn Thượng HIền
Được thôi. Vậy mình vẫn sẽ mở đầu bằng việc phân tích về DUNG LƯỢNG bài viết.

DUNG LƯỢNG. Khi bạn bước vào phòng thi trong kì thi vào 10 hay kì thi THPTQG mà bắt gặp đề bài viết đoạn văn NLXH 200 chữ thì điều đầu tiên bạn vấp phải chính là dung lượng. Hãy nhớ rằng dung lượng tối đa mà giám khảo chấp nhận là 2/3 trang giấy thi hay là 20 - 22 dòng viết tay. Cũng như các bạn khác, bạn cũng phạm phải lỗi về dung lượng. Dẫu vậy, nó ở mức tương đối nên cũng khó có ai phát hiện ra. Mình nhận thấy duy có đoạn văn 3 là bạn phần nào đảm bảo được mức chấp nhận tối đa về dung lượng. Hãy nỗ lực cắt gọt câu từ thừa thải lẫn chọn lọc các ý để triển khai hơn nhé!
Vâng, em sẽ cố gắng ạ.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Được thôi. Vậy mình vẫn sẽ mở đầu bằng việc phân tích về DUNG LƯỢNG bài viết.

DUNG LƯỢNG. Khi bạn bước vào phòng thi trong kì thi vào 10 hay kì thi THPTQG mà bắt gặp đề bài viết đoạn văn NLXH 200 chữ thì điều đầu tiên bạn vấp phải chính là dung lượng. Hãy nhớ rằng dung lượng tối đa mà giám khảo chấp nhận là 2/3 trang giấy thi hay là 20 - 22 dòng viết tay. Cũng như các bạn khác, bạn cũng phạm phải lỗi về dung lượng. Dẫu vậy, nó ở mức tương đối nên cũng khó có ai phát hiện ra. Mình nhận thấy duy có đoạn văn 3 là bạn phần nào đảm bảo được mức chấp nhận tối đa về dung lượng. Hãy nỗ lực cắt gọt câu từ thừa thải lẫn chọn lọc các ý để triển khai hơn nhé!

Hờ hờ, có vẻ Sana thích nói về dung lượng bài viết thật nhỉ. Vậy thì mình cũng xin tiếp nối bằng việc phân tích về XÂY DỰNG HỆ THỐNG Ý trong buổi sinh hoạt hôm nay.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG Ý. Không biết em đã xem qua topic "Phương pháp làm văn nghị luận" của chị chưa nhỉ? Nếu chưa thì hãy một lần ghé qua để tìm hiểu nhé. Bởi vì em gần như không thể xây dựng một hệ thống ý hoàn chỉnh để có thể viết nên một đoạn văn đúng nghĩa.

Lấy ví dụ nhé. Như đề 1 thì là một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, ở đây yêu cầu về hệ thống ý tưởng:
+ Ý nghĩa/ Biểu hiện của vấn đề sứ mệnh đánh thức tiềm lực
+ Phân tích vấn đề: Sứ mệnh đánh thức tiềm lực ảnh hưởng trên phương diện nào?/ Thực tế xã hội (Dẫn chứng)/ Tác động của sứ mệnh này đến cuộc sống của chúng ta
+ Mở rộng vấn đề & Bài học nhận thức: Lật ngược lát cắt, nếu như không thực hiện sứ mệnh này thì sẽ ra sao? Và chúng ta sẽ làm gì để có thể đánh thức tiềm lực tự nhiên lẫn con người?

Như đề 2 thì là tư tưởng đạo lí. Ở đây yêu cầu về hệ thống ý tưởng:
+ Giải thích
+ Bàn luận: Mặt tốt và mặt xấu kèm theo dẫn chứng
+ Mở rộng: Tán dương, cổ vũ nét tốt và lên án, phê phán nét xấu (Hành động thiết thực của chúng ta).

Như đề 3 thì là hiện tượng trào lưu. Đây cũng là đoạn văn lạc lõng nhất của em. Chị có cảm giác rằng em không có ý gì để viết trong đây cả. Về luận điểm, từ khóa cũng không hề rõ ràng. Ở đây yêu cầu về hệ thống ý tưởng:
+ Thực trạng
+ Nguyên nhân xảy ra trào lưu
+ Tác động của nó (Đưa dẫn chứng để chứng minh về tác động tiêu cực/ tích cực)
+ Bài học rút ra: Làm gì để ngăn chặn.

Ý đồ của chị khi ra 3 dạng đề như thế này để em có thể biết nhiều hơn về các đoạn văn NLXH mà xu hướng đề thi đang ra. Và kết quả là em không nắm được cách xây dựng ý cho từng đoạn luôn. Sau này, em cứ bám sát bố cục mà chị đưa để viết đoạn văn NLXH nhé. Với những bố cục này, em có thể dễ dàng tìm ra ý để viết mà không sợ bất kì điều gì. Dĩ nhiên, em có thể xây dựng một bố cục khác phù hợp với em hơn. Nhưng nhớ là phải chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu đề văn đặt ra nhé.

À đúng rồi. Xem thêm về phương pháp làm văn nghị luận ở đây nhé.
 

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Vâng, em sẽ cố gắng ạ.
Hờ hờ, có vẻ Sana thích nói về dung lượng bài viết thật nhỉ. Vậy thì mình cũng xin tiếp nối bằng việc phân tích về XÂY DỰNG HỆ THỐNG Ý trong buổi sinh hoạt hôm nay.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG Ý. Không biết em đã xem qua topic "Phương pháp làm văn nghị luận" của chị chưa nhỉ? Nếu chưa thì hãy một lần ghé qua để tìm hiểu nhé. Bởi vì em gần như không thể xây dựng một hệ thống ý hoàn chỉnh để có thể viết nên một đoạn văn đúng nghĩa.

Lấy ví dụ nhé. Như đề 1 thì là một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, ở đây yêu cầu về hệ thống ý tưởng:
+ Ý nghĩa/ Biểu hiện của vấn đề sứ mệnh đánh thức tiềm lực
+ Phân tích vấn đề: Sứ mệnh đánh thức tiềm lực ảnh hưởng trên phương diện nào?/ Thực tế xã hội (Dẫn chứng)/ Tác động của sứ mệnh này đến cuộc sống của chúng ta
+ Mở rộng vấn đề & Bài học nhận thức: Lật ngược lát cắt, nếu như không thực hiện sứ mệnh này thì sẽ ra sao? Và chúng ta sẽ làm gì để có thể đánh thức tiềm lực tự nhiên lẫn con người?

Như đề 2 thì là tư tưởng đạo lí. Ở đây yêu cầu về hệ thống ý tưởng:
+ Giải thích
+ Bàn luận: Mặt tốt và mặt xấu kèm theo dẫn chứng
+ Mở rộng: Tán dương, cổ vũ nét tốt và lên án, phê phán nét xấu (Hành động thiết thực của chúng ta).

Như đề 3 thì là hiện tượng trào lưu. Đây cũng là đoạn văn lạc lõng nhất của em. Chị có cảm giác rằng em không có ý gì để viết trong đây cả. Về luận điểm, từ khóa cũng không hề rõ ràng. Ở đây yêu cầu về hệ thống ý tưởng:
+ Thực trạng
+ Nguyên nhân xảy ra trào lưu
+ Tác động của nó (Đưa dẫn chứng để chứng minh về tác động tiêu cực/ tích cực)
+ Bài học rút ra: Làm gì để ngăn chặn.

Ý đồ của chị khi ra 3 dạng đề như thế này để em có thể biết nhiều hơn về các đoạn văn NLXH mà xu hướng đề thi đang ra. Và kết quả là em không nắm được cách xây dựng ý cho từng đoạn luôn. Sau này, em cứ bám sát bố cục mà chị đưa để viết đoạn văn NLXH nhé. Với những bố cục này, em có thể dễ dàng tìm ra ý để viết mà không sợ bất kì điều gì. Dĩ nhiên, em có thể xây dựng một bố cục khác phù hợp với em hơn. Nhưng nhớ là phải chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu đề văn đặt ra nhé.

À đúng rồi. Xem thêm về phương pháp làm văn nghị luận ở đây nhé.
Xin phép cắt nghĩa rõ hơn về ví dụ đề 1 của Châu. Châu nói ý nghĩa/ biểu hiện tức là giải thích (nêu về ý nghĩa) về vấn đề đó. Nếu mà vấn đề đó đã rõ rồi thì hãy nói về thực trạng (biểu hiện cụ thể) của vấn đề đó. Đến đây thì bạn đã hiểu rõ vấn đề rồi chứ?

Xin phép tiếp nối về phần xây dựng hệ thống ý của Châu. Mình sẽ tiếp tục nói về KHẢ NĂNG LIÊN KẾT.

KHẢ NĂNG LIÊN KẾT. Vì bạn không xây dựng được hệ thống ý rành mạch nên mạch liên kết trong đoạn văn của bạn rất thấp. Có quá nhiều câu thừa và ý tưởng được chắp nối với nhau. Tính logic trong từng phần lúc chuyển ý gần như là không có. Đây thực sự là thiếu sót ở mức báo động đỏ thuộc kĩ năng hành văn của bạn.

Và cũng xin tổng kết mọi phân tích, diễn giải của bọn mình. Về tổng thể, mình tin chắc rằng đây là lần đầu tiên bạn viết một đoạn văn NLXH thật sự. Hệ thống ý của bạn miên man như một dòng nước, không có lấy một chút sắc sảo để làm điểm nhấn thuyết phục người đọc. Bên cạnh đó, bạn không tuân thủ theo cấu trúc viết đoạn NLXH chung: Nêu ra được ý kiến/ hiện tượng câu hỏi - Bàn luận mở rộng vấn đề xoay quanh câu hỏi và rút ra bài học nhận thức cho bản thân. Tất cả những điều đó, bạn vẫn chưa thật sự làm được cái nào cả. Nhưng điều may mắn nhất với bạn là ở phương pháp làm văn với từng dạng. Bọn mình đã cố ý ra các đề thuộc các dạng khác nhau để hướng dẫn phương pháp tiếp cận cho bạn. Bây giờ, hãy đi sâu vào phân tích từng đoạn 1 và tự rút ra cách tiếp cận hợp lí nhất cho từng đoạn nhé!
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Xin phép cắt nghĩa rõ hơn về ví dụ đề 1 của Châu. Châu nói ý nghĩa/ biểu hiện tức là giải thích (nêu về ý nghĩa) về vấn đề đó. Nếu mà vấn đề đó đã rõ rồi thì hãy nói về thực trạng (biểu hiện cụ thể) của vấn đề đó. Đến đây thì bạn đã hiểu rõ vấn đề rồi chứ?

Xin phép tiếp nối về phần xây dựng hệ thống ý của Châu. Mình sẽ tiếp tục nói về KHẢ NĂNG LIÊN KẾT.

KHẢ NĂNG LIÊN KẾT. Vì bạn không xây dựng được hệ thống ý rành mạch nên mạch liên kết trong đoạn văn của bạn rất thấp. Có quá nhiều câu thừa và ý tưởng được chắp nối với nhau. Tính logic trong từng phần lúc chuyển ý gần như là không có. Đây thực sự là thiếu sót ở mức báo động đỏ thuộc kĩ năng hành văn của bạn.

Và cũng xin tổng kết mọi phân tích, diễn giải của bọn mình. Về tổng thể, mình tin chắc rằng đây là lần đầu tiên bạn viết một đoạn văn NLXH thật sự. Hệ thống ý của bạn miên man như một dòng nước, không có lấy một chút sắc sảo để làm điểm nhấn thuyết phục người đọc. Bên cạnh đó, bạn không tuân thủ theo cấu trúc viết đoạn NLXH chung: Nêu ra được ý kiến/ hiện tượng câu hỏi - Bàn luận mở rộng vấn đề xoay quanh câu hỏi và rút ra bài học nhận thức cho bản thân. Tất cả những điều đó, bạn vẫn chưa thật sự làm được cái nào cả. Nhưng điều may mắn nhất với bạn là ở phương pháp làm văn với từng dạng. Bọn mình đã cố ý ra các đề thuộc các dạng khác nhau để hướng dẫn phương pháp tiếp cận cho bạn. Bây giờ, hãy đi sâu vào phân tích từng đoạn 1 và tự rút ra cách tiếp cận hợp lí nhất cho từng đoạn nhé!
Vẫn gắt và gắt đến không tưởng ~~

À, trước khi đi sâu vào phân tích từng đoạn một, chị muốn nhắc kĩ Hina một điều. Dạng văn NLXH ra trong đề thi có 3 dạng chính: hiện tượng xã hội, tư tưởng đạo lí và vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. Chính vì vậy, nếu khi bước vào phòng thi, em bị sốc đề. Tức là khi đọc đề nhưng không sao phân biệt được đâu là 3 dạng thì hãy bám sát vào bố cục chung mà Sana đã đưa ra nhé. Nêu ra hiện tượng đó (Hoặc thực trạng hoặc cắt nghĩa giải thích) - Bàn luận về mặt tốt lẫn mặt xấu (hai mặt trắng đen này luôn song hành cùng nhau trong bất kì vấn đề nào) - Rút ra bài học cho bản thân sau những đánh giá của chính mình (Nên làm điều gì và không nên làm điều gì). Hãy khắc cốt ghi tâm cái này em nhé!
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Vẫn gắt và gắt đến không tưởng ~~

À, trước khi đi sâu vào phân tích từng đoạn một, chị muốn nhắc kĩ Hina một điều. Dạng văn NLXH ra trong đề thi có 3 dạng chính: hiện tượng xã hội, tư tưởng đạo lí và vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. Chính vì vậy, nếu khi bước vào phòng thi, em bị sốc đề. Tức là khi đọc đề nhưng không sao phân biệt được đâu là 3 dạng thì hãy bám sát vào bố cục chung mà Sana đã đưa ra nhé. Nêu ra hiện tượng đó (Hoặc thực trạng hoặc cắt nghĩa giải thích) - Bàn luận về mặt tốt lẫn mặt xấu (hai mặt trắng đen này luôn song hành cùng nhau trong bất kì vấn đề nào) - Rút ra bài học cho bản thân sau những đánh giá của chính mình (Nên làm điều gì và không nên làm điều gì). Hãy khắc cốt ghi tâm cái này em nhé!

Một lời nhận định và khuyên bên lề có tâm đấy. Được rồi, vậy thì bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua phân tích cụ thể từng đoạn 1.
Đầu tiên sẽ là đoạn 1 với chủ đề "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực" nhé

Về nội dung của đoạn 1 thì chúng ta cũng không cần phải bàn nhiều làm gì cả. Bởi vì mình hoàn toàn nhận ra đây là một bài viết sáo rỗng mang tính chất hô hào và không có một điểm nhấn để người đọc thực sự bị cuốn hút khi đọc. Đồng ý rằng mở đoạn rất sáng tạo nhưng đừng quên lời mở đoạn chính là cách bạn định hình nên một hệ thống ý tưởng kéo về ở phía sau. Bạn mở đầu bằng câu hát thể hiện khát khao đổi mới đất nước nhưng lại vẫn để lại dấu chấm hỏi với người đọc rằng chúng ta đã thực hiện được những gì mà thế hệ đi trước mong mỏi hay chưa? Kế tiếp câu hỏi ấy là một lời giải thích về sứ mệnh đánh thức tiềm lực chứ không phải là những thành tựu mà thế hệ nay đạt được so với kì vọng mà thế hệ đi trước đặt ra
=> Sự phi lí trong lời mở đã dẫn đến một mở đoạn đen tối và làm mất thiện cảm với giám khảo ngay từ đầu.
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Hinachigo

Học sinh tiêu biểu
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
3 Tháng tư 2017
2,493
3,482
543
18
Hà Nội
THCS Nguyễn Thượng HIền
Một lời nhận định và khuyên bên lề có tâm đấy. Được rồi, vậy thì bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua phân tích cụ thể từng đoạn 1.
Đầu tiên sẽ là đoạn 1 với chủ đề "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực" nhé

Về nội dung của đoạn 1 thì chúng ta cũng không cần phải bàn nhiều làm gì cả. Bởi vì mình hoàn toàn nhận ra đây là một bài viết sáo rỗng mang tính chất hô hào và không có một điểm nhấn để người đọc thực sự bị cuốn hút khi đọc. Đồng ý rằng mở đoạn rất sáng tạo nhưng đừng quên lời mở đoạn chính là cách bạn định hình nên một hệ thống ý tưởng kéo về ở phía sau. Bạn mở đầu bằng câu hát thể hiện khát khao đổi mới đất nước nhưng lại vẫn để lại dấu chấm hỏi với người đọc rằng chúng ta đã thực hiện được những gì mà thế hệ đi trước mong mỏi hay chưa? Kế tiếp câu hỏi ấy là một lời giải thích về sứ mệnh đánh thức tiềm lực chứ không phải là những thành tựu mà thế hệ nay đạt được so với kì vọng mà thế hệ đi trước đặt ra
=> Sự phi lí trong lời mở đã dẫn đến một mở đoạn đen tối và làm mất thiện cảm với giám khảo ngay từ đầu.
Vậy em nên sửa mở đoạn như nào ạ?
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Một lời nhận định và khuyên bên lề có tâm đấy. Được rồi, vậy thì bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua phân tích cụ thể từng đoạn 1.
Đầu tiên sẽ là đoạn 1 với chủ đề "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực" nhé

Về nội dung của đoạn 1 thì chúng ta cũng không cần phải bàn nhiều làm gì cả. Bởi vì mình hoàn toàn nhận ra đây là một bài viết sáo rỗng mang tính chất hô hào và không có một điểm nhấn để người đọc thực sự bị cuốn hút khi đọc. Đồng ý rằng mở đoạn rất sáng tạo nhưng đừng quên lời mở đoạn chính là cách bạn định hình nên một hệ thống ý tưởng kéo về ở phía sau. Bạn mở đầu bằng câu hát thể hiện khát khao đổi mới đất nước nhưng lại vẫn để lại dấu chấm hỏi với người đọc rằng chúng ta đã thực hiện được những gì mà thế hệ đi trước mong mỏi hay chưa? Kế tiếp câu hỏi ấy là một lời giải thích về sứ mệnh đánh thức tiềm lực chứ không phải là những thành tựu mà thế hệ nay đạt được so với kì vọng mà thế hệ đi trước đặt ra
=> Sự phi lí trong lời mở đã dẫn đến một mở đoạn đen tối và làm mất thiện cảm với giám khảo ngay từ đầu.
Tốc độ gõ máy nhanh đến không tưởng đấy nhỉ :D
Để xem nào, Sana đã phân tích về mở đoạn của bài dự thi 1 rồi thì giờ mình sẽ nói kĩ một chút về thân đoạn của bài dự thi 1 nhé.

Kaka, một đoạn văn NLXH khác với một đoạn NLVH là ở đây đến Hina ạ. Với đoạn văn NLVH thì không giới hạn về câu chữ và em có thể tự do sáng tạo bằng mở bài gián tiếp. Tuy nhiên với đoạn văn NLXH thì khác, em cần phải súc tích và nêu rõ luận điểm của mình ngay từ ban đầu.
Về thân đoạn của em, chị đồng ý rằng em đã cắt nghĩa được tiềm lực và sứ mệnh đánh thức tiềm lực. Tuy nhiên, sự chuyển đoạn giữa mở và thân là phi hợp lí. Ngoài ra, cách mà em diễn giải vấn đề cũng không hề hợp lí chút nào. Tại sao đánh thức tiềm lực lại đang mang đến hiệu quả kinh tế? Và ngay ở vế sau em lại phán xét rằng đất nước có nhiều tiềm lực nhưng lại chưa thể khai thác dẫn đến lạc hậu? Tại sao lại như vậy? "Đánh thức tiềm lực đất nước cũng chính là để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển đất nước. Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn "ngủ yên" Em phải xác định rõ lại một điều như thế này, không phải việc đánh thức đem lại hiệu quả kinh tế mà là việc vận dụng các tiềm lực ấy vào thực tiễn sẽ đem lại hiệu quả về kinh tế. Và trước khi nói về việc có nhiều tiềm lực chưa được khai thác dẫn đến lạc hậu thì em phải nói được có những tiềm lực nào và tác động của tiềm lực ấy đến cuộc sống của chúng ta. Và nếu không có những tác động ấy thì cuộc sống của chúng ta sẽ lạc hậu ra sao. Đó chính là cốt lõi của việc chọn lọc và sắp xếp ý tưởng. Em hiểu ý chị chứ?

Ngoài ra, em vẫn chưa nói đến tiềm lực con người. Chị tin em cũng đã thấu điều này khi đọc lời nhận xét của Sana rồi đúng không?

À còn một điều quan trọng không nữa, khi em nói đến tác động của tiềm lực ấy, em có thể dẫn chứng vào. Em không thể nói suông rằng chỉ có đánh thức được tiềm lực thì kinh tế sẽ phát triển, cuộc sống của chúng ta văn minh hơn. Mà em cần phải đưa dẫn chứng thực về những quốc gia từ đói nghèo, lạc hậu đã vươn lên trở thành cường quốc nhờ vào việc đánh thức ra sao. Chỉ khi như thế, đoạn văn của em mới thực sự có sức thuyết phục và các ý được triển khai mới chặt chẽ hơn

Chà, nói hơi nhiều nhỉ. Vậy chị tóm gọn lại phần phân tích, diễn giải của chị có 2 mảng em cần đặc biệt lưu tâm đến. Đó là việc xây dựng ý tưởng một cách hợp lí, lời lẽ sắc sảo để làm sáng tỏ vấn đề và việc chọn lọc & sắp xếp ý tưởng để có thể tối giản hóa thời gian viết cũng như tránh sa đà, viết lan man thành những câu thừa thải. Nếu em cải thiện được hai điểm này thì chắc chắn bài của em sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết đấy ^^
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Vậy em nên sửa mở đoạn như nào ạ?
Thay vì việc mở đoạn bằng một câu thơ, câu hát thì bạn hãy đi vào trọng tâm vấn đề là "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực"
Sau đó cắt nghĩa tiềm lực là gì, tại sao cần phải đánh thức tiềm lực và sứ mệnh ấy sẽ ảnh hưởng ra sao đến chúng ta. Sau đó tiếp nối sâu vào phần thân đoạn như những gì Châu đã phân tích ở trên
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Thay vì việc mở đoạn bằng một câu thơ, câu hát thì bạn hãy đi vào trọng tâm vấn đề là "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực"
Sau đó cắt nghĩa tiềm lực là gì, tại sao cần phải đánh thức tiềm lực và sứ mệnh ấy sẽ ảnh hưởng ra sao đến chúng ta. Sau đó tiếp nối sâu vào phần thân đoạn như những gì Châu đã phân tích ở trên
Sana ơi, ê tiếp nối phân tích về kết đoạn đi nhé. Sau khi phân tích xong phần thân đoạn, não mình hơi đơ rồi... :>
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Sana ơi, ê tiếp nối phân tích về kết đoạn đi nhé. Sau khi phân tích xong phần thân đoạn, não mình hơi đơ rồi... :>
Tốc độ gõ máy nhanh đến không tưởng đấy nhỉ :D
Để xem nào, Sana đã phân tích về mở đoạn của bài dự thi 1 rồi thì giờ mình sẽ nói kĩ một chút về thân đoạn của bài dự thi 1 nhé.

Kaka, một đoạn văn NLXH khác với một đoạn NLVH là ở đây đến Hina ạ. Với đoạn văn NLVH thì không giới hạn về câu chữ và em có thể tự do sáng tạo bằng mở bài gián tiếp. Tuy nhiên với đoạn văn NLXH thì khác, em cần phải súc tích và nêu rõ luận điểm của mình ngay từ ban đầu.
Về thân đoạn của em, chị đồng ý rằng em đã cắt nghĩa được tiềm lực và sứ mệnh đánh thức tiềm lực. Tuy nhiên, sự chuyển đoạn giữa mở và thân là phi hợp lí. Ngoài ra, cách mà em diễn giải vấn đề cũng không hề hợp lí chút nào. Tại sao đánh thức tiềm lực lại đang mang đến hiệu quả kinh tế? Và ngay ở vế sau em lại phán xét rằng đất nước có nhiều tiềm lực nhưng lại chưa thể khai thác dẫn đến lạc hậu? Tại sao lại như vậy? "Đánh thức tiềm lực đất nước cũng chính là để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển đất nước. Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn "ngủ yên" Em phải xác định rõ lại một điều như thế này, không phải việc đánh thức đem lại hiệu quả kinh tế mà là việc vận dụng các tiềm lực ấy vào thực tiễn sẽ đem lại hiệu quả về kinh tế. Và trước khi nói về việc có nhiều tiềm lực chưa được khai thác dẫn đến lạc hậu thì em phải nói được có những tiềm lực nào và tác động của tiềm lực ấy đến cuộc sống của chúng ta. Và nếu không có những tác động ấy thì cuộc sống của chúng ta sẽ lạc hậu ra sao. Đó chính là cốt lõi của việc chọn lọc và sắp xếp ý tưởng. Em hiểu ý chị chứ?

Ngoài ra, em vẫn chưa nói đến tiềm lực con người. Chị tin em cũng đã thấu điều này khi đọc lời nhận xét của Sana rồi đúng không?

À còn một điều quan trọng không nữa, khi em nói đến tác động của tiềm lực ấy, em có thể dẫn chứng vào. Em không thể nói suông rằng chỉ có đánh thức được tiềm lực thì kinh tế sẽ phát triển, cuộc sống của chúng ta văn minh hơn. Mà em cần phải đưa dẫn chứng thực về những quốc gia từ đói nghèo, lạc hậu đã vươn lên trở thành cường quốc nhờ vào việc đánh thức ra sao. Chỉ khi như thế, đoạn văn của em mới thực sự có sức thuyết phục và các ý được triển khai mới chặt chẽ hơn

Chà, nói hơi nhiều nhỉ. Vậy chị tóm gọn lại phần phân tích, diễn giải của chị có 2 mảng em cần đặc biệt lưu tâm đến. Đó là việc xây dựng ý tưởng một cách hợp lí, lời lẽ sắc sảo để làm sáng tỏ vấn đề và việc chọn lọc & sắp xếp ý tưởng để có thể tối giản hóa thời gian viết cũng như tránh sa đà, viết lan man thành những câu thừa thải. Nếu em cải thiện được hai điểm này thì chắc chắn bài của em sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết đấy ^^
Đến cạn lời luôn rồi. Nghĩ cho đã rồi viết cho cố để thành ra đơ người.

Đọc xong đoạn mà Châu đã viết, Mình nghĩ bạn Hina nên ngẫm kĩ về nội dung mà thân đoạn Châu đã dốc hết tâm huyết để phân tích ấy đi. Mình không chắc là sẽ có ai đủ tận tâm phân tích cặn kẽ thân đoạn của một đoạn văn phi logic như vậy nữa đâu.

Cũng tiếp nối mổ xẻ về thân đoạn của Châu, mình xin điểm sơ qua vài nét về phần kết đoạn của bạn. Hành động mà bạn đặt ra là không được phép lãng phí chúng. Vậy lãng phí ở đây chỉ là tài nguyên thiên nhiên thôi ư? Còn về tài nguyên con người thì như thế nào? Giả sử một thầy giáo giỏi lại không được tuyển dụng để đứng lớp mà đi làm phụ hồ thì sao? Đó phải chăng cũng là lãng phí? Đừng nói những lời sáo rỗng là hãy làm cái này, hãy làm cái kia, phải chịu trách nhiệm việc này, phải chịu trách nhiệm việc kia. Mà hãy đặt chính mình vào đó. Với tư cách là học sinh, bạn sẽ làm gì để góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc đánh thức tiềm lực đất nước. Và cuối cùng, cái ý chốt lại của bạn mang ý niệm là sao? Dòng thời gian không ngừng trôi chảy, làm sao có thể chặn đứng nó được? Tất cả chúng ta luôn luôn phải tiến đến tương lai dù muốn hay không? Chẳng lẽ việc thời gian trôi đi, nghĩ về tương lai tốt đẹp sẽ khiến đất nước tốt đẹp hơn ư? Không bao giờ có chuyện đó. Hãy nhớ rằng, khi kết đoạn thì phải kết được cả nhận thức và chính kiến của mình chứ đừng kết lại một cách xáo rỗng, lời lẽ hô hào như vậy. Bạn có thể viết rằng với tư cách học sinh, bạn có thể ra sức học tập, giúp đỡ bạn bè cùng tiến để cùng nhau vươn xa hơn trên bầu trời tri thức và cùng với các công dân Việt Nam khác, xây dựng đất nước mình sánh vai với các cường quốc trên thế giới, v.v Hãy khiêm tốn một chút, thực tâm một chút, bạn sẽ tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất để hoàn thiện phần kết về bài học nhận thức và rút ra hành động.
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đến cạn lời luôn rồi. Nghĩ cho đã rồi viết cho cố để thành ra đơ người.

Đọc xong đoạn mà Châu đã viết, Mình nghĩ bạn Hina nên ngẫm kĩ về nội dung mà thân đoạn Châu đã dốc hết tâm huyết để phân tích ấy đi. Mình không chắc là sẽ có ai đủ tận tâm phân tích cặn kẽ thân đoạn của một đoạn văn phi logic như vậy nữa đâu.

Cũng tiếp nối mổ xẻ về thân đoạn của Châu, mình xin điểm sơ qua vài nét về phần kết đoạn của bạn. Hành động mà bạn đặt ra là không được phép lãng phí chúng. Vậy lãng phí ở đây chỉ là tài nguyên thiên nhiên thôi ư? Còn về tài nguyên con người thì như thế nào? Giả sử một thầy giáo giỏi lại không được tuyển dụng để đứng lớp mà đi làm phụ hồ thì sao? Đó phải chăng cũng là lãng phí? Đừng nói những lời sáo rỗng là hãy làm cái này, hãy làm cái kia, phải chịu trách nhiệm việc này, phải chịu trách nhiệm việc kia. Mà hãy đặt chính mình vào đó. Với tư cách là học sinh, bạn sẽ làm gì để góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc đánh thức tiềm lực đất nước. Và cuối cùng, cái ý chốt lại của bạn mang ý niệm là sao? Dòng thời gian không ngừng trôi chảy, làm sao có thể chặn đứng nó được? Tất cả chúng ta luôn luôn phải tiến đến tương lai dù muốn hay không? Chẳng lẽ việc thời gian trôi đi, nghĩ về tương lai tốt đẹp sẽ khiến đất nước tốt đẹp hơn ư? Không bao giờ có chuyện đó. Hãy nhớ rằng, khi kết đoạn thì phải kết được cả nhận thức và chính kiến của mình chứ đừng kết lại một cách xáo rỗng, lời lẽ hô hào như vậy. Bạn có thể viết rằng với tư cách học sinh, bạn có thể ra sức học tập, giúp đỡ bạn bè cùng tiến để cùng nhau vươn xa hơn trên bầu trời tri thức và cùng với các công dân Việt Nam khác, xây dựng đất nước mình sánh vai với các cường quốc trên thế giới, v.v Hãy khiêm tốn một chút, thực tâm một chút, bạn sẽ tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất để hoàn thiện phần kết về bài học nhận thức và rút ra hành động.
Người cố chấp là thế :> Phân tích kĩ lưỡng đâu kém cạnh gì mình đâu :")))

Hì, chị nghĩ là đến đây, em đã phần nào hiểu về cách xây dựng ý tưởng, chọn lọc và sắp xếp ý tưởng cho một đoạn văn NLXH với dạng bài vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học rồi đúng không? Bọn chị đi cũng khá nhanh nhỉ. @Hinachigo Em có kịp hiểu không? Và cần bọn chị giảng giải lại cái gì không nè?
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Người cố chấp là thế :> Phân tích kĩ lưỡng đâu kém cạnh gì mình đâu :")))

Hì, chị nghĩ là đến đây, em đã phần nào hiểu về cách xây dựng ý tưởng, chọn lọc và sắp xếp ý tưởng cho một đoạn văn NLXH với dạng bài vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học rồi đúng không? Bọn chị đi cũng khá nhanh nhỉ. @Hinachigo Em có kịp hiểu không? Và cần bọn chị giảng giải lại cái gì không nè?
Vậy thì trong khi chờ đợi bạn Hina đặt ra câu hỏi để thực sự hiểu được vấn đề, mình muốn nhắc đi nhắc lại một điều rằng. Một đoạn văn NLXH yêu cầu sự súc tích và chặt chẽ. Đừng dùng những câu hỏi tu từ với ý văn bay bổng, hãy dùng những lí lẽ chân thực cùng những lập luận sắc sảo mới có thể giúp bạn đạt điểm cao được. Không chỉ là đạt điểm cao trong một kì thi mà là có thể kiểm soát được bản thân khi đối mặt với những vấn đề thực tế nữa.
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Hinachigo

Học sinh tiêu biểu
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
3 Tháng tư 2017
2,493
3,482
543
18
Hà Nội
THCS Nguyễn Thượng HIền
Người cố chấp là thế :> Phân tích kĩ lưỡng đâu kém cạnh gì mình đâu :")))

Hì, chị nghĩ là đến đây, em đã phần nào hiểu về cách xây dựng ý tưởng, chọn lọc và sắp xếp ý tưởng cho một đoạn văn NLXH với dạng bài vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học rồi đúng không? Bọn chị đi cũng khá nhanh nhỉ. @Hinachigo Em có kịp hiểu không? Và cần bọn chị giảng giải lại cái gì không nè?
Chị ơi, làm sao có thể tìm được những dẫn chứng thuyết phục để đưa vào bài vậy ạ?
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Vậy thì trong khi chờ đợi bạn Hina đặt ra câu hỏi để thực sự hiểu được vấn đề, mình muốn nhắc đi nhắc lại một điều rằng. Một đoạn văn NLXH yêu cầu sự súc tích và chặt chẽ. Đừng dùng những câu hỏi tu từ với ý văn bay bổng, hãy dùng những lí lẽ chân thực cùng những lập luận sắc sảo mới có thể giúp bạn đạt điểm cao được. Không chỉ là đạt điểm cao trong một kì thi mà là có thể kiểm soát được bản thân khi đối mặt với những vấn đề thực tế nữa.
Thực sự là thời gian không chờ đợi ai cả. Chúng ta đã dành 3/4 thời gian của buổi sinh hoạt để phân tích kĩ 1 đoạn cũng như tổng thể rồi.

Vậy thì giờ để rút ngắn thời gian, Sana hãy phân tích đoạn 2 và mình phân tích đoạn 3 cho Hina nhé. Rồi chúng ta cùng nhìn lại để giải đáp những thắc mắc xoay quanh về nghị luận xã hội cho Hina nào :D
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Chị ơi, làm sao có thể tìm được những dẫn chứng thuyết phục để đưa vào bài vậy ạ?
Để có những dẫn chứng thuyết phục thì bạn cần phải đọc thật nhiều sách, xem nhiều chương trình giàu thông tin như thời sự (Dù là nó rất nhàm và đơn điệu)
 
  • Like
Reactions: Hinachigo

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị ơi, làm sao có thể tìm được những dẫn chứng thuyết phục để đưa vào bài vậy ạ?
Bên cạnh những gì mà Sana đã nói thì chị muốn bổ sung thêm một ý nhỏ tí xíu như thế này nè.

Để có những dẫn chứng thuyết phục thì phải có tầm hiểu biết về những sự kiện đã và đang xảy ra xung quanh chúng ta. Em có thể lướt nhanh qua những tin mới nóng hổi trên tạp chí, lướt qua những tin tức, hiện tượng đang nóng và được cư dân mạng xôn xao truyền nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chính em. Phải tập viết thật nhiều. Phải luyện tư duy phản xạ với những hiện tượng xảy ra chung quanh ấy. Ví dụ như là về bé An hiến tặng cơ thể cho y học nước nhà khi nói về những tấm lòng cao cả hoặc về sự kiên định, nỗ lực vươn lên của những cô cậu học trò có chuyện buồn trước thềm thi THPTQG ấy em. Tất cả đều có thể đưa vào. Quan trọng là cách em đưa vào như thế nào
 
  • Like
Reactions: Hinachigo
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom