ĐÂY LÀ ĐỀ MÌNH TỰ GIẢI.RẤT MONG CÁC BẠN GÓP Ý GIÚP
(nay rảnh giải cho vui tí)sai đừng chê mình nhé
Mã đề thi 615(ĐẠI HỌC KHỐI B 2010)
mình post 10câu một
Câu 1: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:
A. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
C. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.
Ta tính ngay đc tỉ lệ kiểu gen Aa=(0,4:8)=0,05
Chon luôn đc C
Câu 2(dễ nên mình bỏ)
câu3 cũng dễ
Câu 4: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (4), (5), (6).
Sgk khẳng định: (2) Giao phối KHÔNG ngẫu nhiên. :chỉ làm biến đổi thành phần kiểu genen mà ko làm thay đổi tần số a len=> A SAI.
(2) Giao phối ngẫu nhiên
:CÒN Goi là ngẫu phối:nên ko làm thay đổi tần số và thành phần kiểu gene vì ngay sau 1 thế hệu quần thể đã cân = và ở trạng thái ổn định=>D
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Hiển nhiên D sai:vì có thể khởi đầu = mùn bã hữư cơ
Hiển nhiên A sai. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.(vì sgk khẳng định ngược lại)
Hiển nhiên B SAI:,(,vì quần xã thì có nhiều loài,mỗi loài có thể tham gia vào nhiều hơn 1 chuỗi
=>C dung
ai chắc kiến thức 1 chút chọn ngay C
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính
trạng thường.
C. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
D sai ngay:vì có con chim,bướm..v..v.. XX là trai,xy là nữ
C SAI hoàn toàn:vì có XY nữa
A sai tiếp:vì trong 1 tế bào bao giờ chả có đủ NST giói tính và thường:vd 2n=46(người)
Ko bao giờ ở tế bào sô ma lại có 2n=44
=>B ĐÚNG
Câu 7(dễ nên mình ko viết nữa)
Câu 8: (câu này dễ do có hẳn 1 bảng trong sgk)
Câu 9: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím.
Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo
lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
KHI LAI dị hợp 2 cắp gene ta có:
9A_B_:ĐỎ
3A_bb:ĐỎ
3aaB_:TÍM
3aaB_:TÍM
nhưng theo đề:khi có B thì hoa có màu,còn b tức hoa mất màu
=>9A_B_:ĐỎ
3A_bb:trắng:
3aaB_:TÍM:
1aabb:trắng=> B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
Câu 10: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các
cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa
hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
=>AAaa--> 1/6:aa
LAI với aaaa->100%aa=> cây quả vàng=1/6-->A[/COLOR]
Câu 11: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có
đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp
về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là
A. 50% và 25%. B. 25% và 50%. C. 25% và 25%. D. 50% và 50%.
HÃY NHỚ ĐẾN TỈ LỆ:AaBb* AaBb: 1..2..2..4..1..2..1..2…1
=>đỒng hợp 1cặp gene:2+2+2+2=8(50%)
đồng hợp 2 cặp gene:1+1+1+1=4(25%)
=>A
Câu 12: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này
giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a. B. ABb và a hoặc aBb và A.
C. Abb và B hoặc ABB và b. D. ABB và abb hoặc AAB và aab.
Aa bình thường=>1A:1a,
cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường. :giảm phân 1BBbb
giảm phân 2 100%Bb
tổ hợp B. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 13:bị lỗi
Câu 14: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới
(nơi có khí hậu lạnh) thường có
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.
(.(ĐÚNG SGK)C) tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ
Câu 15: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần
thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với
gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. mất một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X. D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
TÍNH :GENE A:
A=T=181(NU)=>2A=362
G=X=269(NU)=>2G=538
TÍNH GEN SAU ĐỘT BIẾN(Aa):A=T=361
G=X=539(NU)
=>HIỂN NHIÊN A đúng dưa trên tương quan số nu
AB
Câu 16: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị
ab
giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại
giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
B. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
C. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
ĐỀ bài cho ta 1 tế bào và nó đã xảy ra hoán vị gên thì bao giờ cũng là
D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
vì theo định nghĩa chúng ta có (tần số HVG đc tính bằng tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị trên tỏng số giao tử)
nói khác đi giao tử này hoán vị gene với f=50%
Câu 17: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù
màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai
này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
A. XAXAY, XaXaY. B. XaY, XAY. C. XAXAY, XaY. D. XAXaY, XaY.
Kiểu gen nguơi bố: XAY,
người mẹ là: XaXa
sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường
Bố đột biến:giảm phân XAY, và giao tử O
=>D đúng
Câu 18: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa
mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành
loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
D. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
Viết ra tí chút:=>C
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
B. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
A,B,D đúng vì theo sgk=>C
Hoặc ta thấy ngay C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 20: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
Câu nói quen thuộc:’’cơ quan tương tự phản ánh tién hoá đồng quy’’
chỉ có A ĐÚNG
hoặc:B ,C,D:LÀ cơ quan tương đồng (phân ly ko phải đồng quy)
Câu 21: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp
không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45. B. 90. C. 15. D. 135.
ta thấy: gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. theo ct là:n(n+1)/2=15(kiểu gen)
gen thứ nhất có 3 alen nhưng nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X=>bao gồm đồng dao;XX.(tính như ở NST thường là 6) nhưng còn dị dao (XY có 3 alen tương ứng có 3 kiểu gen)=>tổng là 9==>tất cả là :9.15=135
Nếu ko biết tính loại trên X:giả sử chúng trên NST thường tất:=>áp dụng ct SGK=> số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen=90
Mà đề cho trên X rõ ràng là phải >90=>D