A
anhquynhta
Câu 1:
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất : (ghi phương án lựa chọn vào bài làm)
1.Một đoạn phân tử AND có số vòng xoắn là 120. Số nuclêôtit trên đoạn đó là :
a.1200 nuclêôtit
b.2400 cặp nuclêôtit
c.2400 nuclêôtit
d.4080 nuclêôtit
2.Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Prôtêin là:
a.ADN-mARN-polypeptit-tARN
b.tARN-polypeptit-ADN-mARN
c.mARN-tARN-ADN-polypeptit
d.ADN-mARN-tARN-polypeptit
3.Trong quá trình sao mã của một gen:
a.chỉ có thể có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kỳ tế bào.
b.có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu Prôtêin của tế bào.
c.nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình giải mã.
d.nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giải mã.
4.Một cơ thể có kiểu gen AaBBCcDdEE phân ly độc lập sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
a.4
b.6
c.8
d.16
5.Dạng đột biến gen nào làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi polypeptit?
a.Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở giữa gen.
b.Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác, không tạo ra bộ ba kết thúc.
c.Mất một cặp nuclêôtit ở phía đầu gen.
d.Đảo vị trí một cặp nuclêôtit từ mạch 1 sang mạch 2 và ngược lại.
6.Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả hai NST được gọi là:
a.Thể một nhiễm
b.Thể hai nhiễm
c.Thể đa nhiễm
d.Thể khuyết nhiễm
7.Thể đa bội ít gặp ở ĐV vì:
a.Ở tế bào động vật số lượng NST thường lớn.
b.Ở tế bào động vật số lượng NST thường lớn và không bao giờ xảy ra hiện tượng không phân ly của các cặp NST tương đồng.
c.Ở tế bào động vật không bao giờ xảy ra hiện tượng không phân ly của các cặp NST tương đồng.
d.Thể đa bội ở Động vật thường gây chết hoặc cơ chế xác định giới tính bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
8.Thể đa bội ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt vì:
a.Tế bào có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
b.Số lượng tế bào tăng gấp bội và kích thước tế bài to hơn.
c.Kích thước tế bào to hơn, số lượng bào quan nhiều hơn.
d.Tế bào to hơn, lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
9.Đột biến tiền phôi xảy ra ở:
a.Giao tử.
b.Tế bào sinh dục.
c.Những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
d.Tế bào sinh dưỡng.
10.Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là phương pháp nào?
a.Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
b.Phương pháp lai phân tích.
c.Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
d.Phương pháp nghiên cứu tế bào.
Câu 2:
1.Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc di truyền và trong cơ chế di truyền (tổng hợp ADN, ARN, Prôtêin)?
2.Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại ribônuclêôtit: A:U:G:X = 1:2:3:4
a.Tìm tỷ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn gen và của gen.
b.Nếu trong phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại A là 150 thì số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen là bao nhiêu?
c.Nếu gen nói trên sao mã 5 lần; phần trăm, số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Câu 3:
1.Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?
2.Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Vai trò của các loại biến dị trong chọn giống động, thực vật.
Câu 4:
1.Nêu những ví dụ để chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như các loài sinh vật.
2.Vì sao trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người?
Câu 5:
Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau:
-96 cây thân cao, hoa đỏ - 32 cây thân thấp, hoa đỏ
-192 cây thân cao, hoa hồng - 64 cây thân thấp, hoa hồng
- 96 cây thân cao, hoa trắng - 32 cây thân thấp, hoa trắng
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và phân ly độc lập. Thân thấp và hoa trắng là do gen lặn quy định.
1.Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
2.Muỗn cho F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:1:1:1 thì cây F1 phải giao phấn với cây có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 6:
Tại một bệnh viên, hai đứa trẻ trai vừa được sinh ra, song do sự sơ suất của y tá nên hai bà mẹ chưa nhận chính xác được con của mình. Qua kiểm tra nhóm máu cho biết 1 đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu O. Bà mẹ thứ nhất có nhóm máu A liền nhận ngay đứa trẻ có nhóm máu A là con của mình. Bà mẹ thứ hai có nhóm máu B đành nhận đứa còn lại có nhóm máu O, nhưng vẫn không yên tâm đã yêu cầu bệnh viện phải kiểm tra nhóm máu của cả hai ông bố. Kết quả cho thấy, ông bố của gia đình thứ nhất có nhóm máu O; ông bố của gia đình thứ hai có nhóm máu A. Lúc này lại có hiện tượng tranh giành con ngược lại của hai ông bố.
1.Bằng cơ sở khoa học, em hãy phân giải cho hai gia đình trên. Chỉ bằng kết quả về nhóm máu đã khẳng định được đứa trẻ nào là con của gia đình nào chưa?
2.Em hãy giúp hai gia đình trên nhận đúng con của mình (đề xuất phương pháp).
Biết rằng sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người được kiểm soát bởi các gen IA, IB, IO (IA, IB trội so với IO)
__________________
Đề thi chuyên Sinh - ĐHQGHN - 2005
________________________________________
Câu I:
a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
b) Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải.
c) Nếu ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu phía dưới (cẳng tay) sẽ phồng lên thành từng đoạn.
Hãy giải thích tại sao mạch máu lại phồng lên thành từng đoạn như vậy?
Câu II:
a) Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể?
b) Nêu sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
Câu III:
Trình bày quá trình tiêu hóa và hấp thụ lipit trong cơ thể.
Câu IV:
a) Dựa vào cấu tạo của mắt, hãy giải thích tại sao ta có thể nhìn rõ được vật ở các khoảng cách khác nhau?
b) Tại sao người già khi nhìn xa thì không cần đeo kính nhưng khi đọc sách lại thường phải đeo kính?
Câu V:
a) Trình bày cách tác động của hoocmôn.
b) Nêu tác dụng của các hoocmôn ở phần tủy của tuyến yên trên thận.
Câu VI:
a) Gen là gì?
b) Xét về mặt cấu trúc phân tử, gen này khác gen kia ở những đặc điểm gì?
c) Nếu trong quá trình nhân đôi AND có sự bắt đôi nhầm, ví dụ A bắt đôi với G, thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu VII:
Muốn chủ động tạo ra những biến dị di truyền thì chúng ta cần phải làm gì?
Câu VIII:
a) Nếu cho các con lợn trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại gì?
b) Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này?
Câu IX:
a) Trong một phép lai giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa đẻ, người ta thu được thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 88 con có lông dài, màu xám; 29 con lông dài, màu trắng; 28 con lông ngắn, màu xám; 9 con lông ngắn, màu trắng. Hãy xác định xem kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn đối với các tính trạng màu lông và chiều dài lông? Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích.
b) Trong một phép lai khác giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa để, người ta thu được thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 90 con có lông dài, màu xám; 27 con lông dài, màu trắng. Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích.
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất : (ghi phương án lựa chọn vào bài làm)
1.Một đoạn phân tử AND có số vòng xoắn là 120. Số nuclêôtit trên đoạn đó là :
a.1200 nuclêôtit
b.2400 cặp nuclêôtit
c.2400 nuclêôtit
d.4080 nuclêôtit
2.Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Prôtêin là:
a.ADN-mARN-polypeptit-tARN
b.tARN-polypeptit-ADN-mARN
c.mARN-tARN-ADN-polypeptit
d.ADN-mARN-tARN-polypeptit
3.Trong quá trình sao mã của một gen:
a.chỉ có thể có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kỳ tế bào.
b.có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu Prôtêin của tế bào.
c.nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình giải mã.
d.nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giải mã.
4.Một cơ thể có kiểu gen AaBBCcDdEE phân ly độc lập sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
a.4
b.6
c.8
d.16
5.Dạng đột biến gen nào làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi polypeptit?
a.Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở giữa gen.
b.Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác, không tạo ra bộ ba kết thúc.
c.Mất một cặp nuclêôtit ở phía đầu gen.
d.Đảo vị trí một cặp nuclêôtit từ mạch 1 sang mạch 2 và ngược lại.
6.Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả hai NST được gọi là:
a.Thể một nhiễm
b.Thể hai nhiễm
c.Thể đa nhiễm
d.Thể khuyết nhiễm
7.Thể đa bội ít gặp ở ĐV vì:
a.Ở tế bào động vật số lượng NST thường lớn.
b.Ở tế bào động vật số lượng NST thường lớn và không bao giờ xảy ra hiện tượng không phân ly của các cặp NST tương đồng.
c.Ở tế bào động vật không bao giờ xảy ra hiện tượng không phân ly của các cặp NST tương đồng.
d.Thể đa bội ở Động vật thường gây chết hoặc cơ chế xác định giới tính bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
8.Thể đa bội ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt vì:
a.Tế bào có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
b.Số lượng tế bào tăng gấp bội và kích thước tế bài to hơn.
c.Kích thước tế bào to hơn, số lượng bào quan nhiều hơn.
d.Tế bào to hơn, lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
9.Đột biến tiền phôi xảy ra ở:
a.Giao tử.
b.Tế bào sinh dục.
c.Những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
d.Tế bào sinh dưỡng.
10.Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là phương pháp nào?
a.Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
b.Phương pháp lai phân tích.
c.Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
d.Phương pháp nghiên cứu tế bào.
Câu 2:
1.Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc di truyền và trong cơ chế di truyền (tổng hợp ADN, ARN, Prôtêin)?
2.Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại ribônuclêôtit: A:U:G:X = 1:2:3:4
a.Tìm tỷ lệ phần trăm mỗi loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn gen và của gen.
b.Nếu trong phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại A là 150 thì số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen là bao nhiêu?
c.Nếu gen nói trên sao mã 5 lần; phần trăm, số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Câu 3:
1.Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?
2.Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Vai trò của các loại biến dị trong chọn giống động, thực vật.
Câu 4:
1.Nêu những ví dụ để chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như các loài sinh vật.
2.Vì sao trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người?
Câu 5:
Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau:
-96 cây thân cao, hoa đỏ - 32 cây thân thấp, hoa đỏ
-192 cây thân cao, hoa hồng - 64 cây thân thấp, hoa hồng
- 96 cây thân cao, hoa trắng - 32 cây thân thấp, hoa trắng
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và phân ly độc lập. Thân thấp và hoa trắng là do gen lặn quy định.
1.Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
2.Muỗn cho F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:1:1:1 thì cây F1 phải giao phấn với cây có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 6:
Tại một bệnh viên, hai đứa trẻ trai vừa được sinh ra, song do sự sơ suất của y tá nên hai bà mẹ chưa nhận chính xác được con của mình. Qua kiểm tra nhóm máu cho biết 1 đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu O. Bà mẹ thứ nhất có nhóm máu A liền nhận ngay đứa trẻ có nhóm máu A là con của mình. Bà mẹ thứ hai có nhóm máu B đành nhận đứa còn lại có nhóm máu O, nhưng vẫn không yên tâm đã yêu cầu bệnh viện phải kiểm tra nhóm máu của cả hai ông bố. Kết quả cho thấy, ông bố của gia đình thứ nhất có nhóm máu O; ông bố của gia đình thứ hai có nhóm máu A. Lúc này lại có hiện tượng tranh giành con ngược lại của hai ông bố.
1.Bằng cơ sở khoa học, em hãy phân giải cho hai gia đình trên. Chỉ bằng kết quả về nhóm máu đã khẳng định được đứa trẻ nào là con của gia đình nào chưa?
2.Em hãy giúp hai gia đình trên nhận đúng con của mình (đề xuất phương pháp).
Biết rằng sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người được kiểm soát bởi các gen IA, IB, IO (IA, IB trội so với IO)
__________________
Đề thi chuyên Sinh - ĐHQGHN - 2005
________________________________________
Câu I:
a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
b) Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải.
c) Nếu ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu phía dưới (cẳng tay) sẽ phồng lên thành từng đoạn.
Hãy giải thích tại sao mạch máu lại phồng lên thành từng đoạn như vậy?
Câu II:
a) Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể?
b) Nêu sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
Câu III:
Trình bày quá trình tiêu hóa và hấp thụ lipit trong cơ thể.
Câu IV:
a) Dựa vào cấu tạo của mắt, hãy giải thích tại sao ta có thể nhìn rõ được vật ở các khoảng cách khác nhau?
b) Tại sao người già khi nhìn xa thì không cần đeo kính nhưng khi đọc sách lại thường phải đeo kính?
Câu V:
a) Trình bày cách tác động của hoocmôn.
b) Nêu tác dụng của các hoocmôn ở phần tủy của tuyến yên trên thận.
Câu VI:
a) Gen là gì?
b) Xét về mặt cấu trúc phân tử, gen này khác gen kia ở những đặc điểm gì?
c) Nếu trong quá trình nhân đôi AND có sự bắt đôi nhầm, ví dụ A bắt đôi với G, thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu VII:
Muốn chủ động tạo ra những biến dị di truyền thì chúng ta cần phải làm gì?
Câu VIII:
a) Nếu cho các con lợn trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại gì?
b) Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này?
Câu IX:
a) Trong một phép lai giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa đẻ, người ta thu được thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 88 con có lông dài, màu xám; 29 con lông dài, màu trắng; 28 con lông ngắn, màu xám; 9 con lông ngắn, màu trắng. Hãy xác định xem kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn đối với các tính trạng màu lông và chiều dài lông? Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích.
b) Trong một phép lai khác giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa để, người ta thu được thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 90 con có lông dài, màu xám; 27 con lông dài, màu trắng. Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích.