[sinh 9]so sánh giữa nguyên phân và giảm phân

W

wind_death

[sinh 9] Toán ADN

Một gen có chiều dài là 4080 A0, số nuclêôtit loại Adenin chiếm 20%.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Xác định số liên kết hydro của gen
3. Xác định số nucleoti trên mARN do gen phiên mã
4. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.
5. Xác định số bộ ba mã hóa (Triplet) trên gen.
6. Xác định số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua không lặp lại.
7. Xác định số liên kết photphodieste trên mỗi mạch và trên phân tử ADN.
8. Gen tiến hành tái bản 3 lần, xác định số gen con được tạo thành.
9. Xác định số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần.
10. Gen tái bản 3 lần, xác định số nuclêôtit môi trường cung cấp.
11. Gen phiên mã 5 lần, xác định số nuclêôtit trên các phân tử ARN.
12. Xác định số phân tử H2O được giải phóng để hình thành chuỗi pôlipeptit
 
Y

yuper

- Ta có: [TEX]N=\frac{4080.2}{3,4} = 2400nu[/TEX]
1.
[TEX]A = T = 2400.20%=480[/TEX]

[TEX]G=X=2400.30%=720[/TEX]

2. Gọi [TEX]H[/TEX] là số LK hidro:

[TEX]H=2A+3G=2.480+3.720=3120[/TEX]

3. Gọi [TEX]rN[/TEX] là số nu của phân tử mARN do gene phiên mã:

[TEX]rN=\frac{N}{2} = \frac{2400}{2}=1200[/TEX]

4. Gọi [TEX]C[/TEX] là số chu kì xoắn của gen:

[TEX]C = \frac{N}{20}=\frac{2400}{20}=120[/TEX]

5. Số bộ ba mã hoá trên gene [TEX]=\frac{N}{2.3}=\frac{2400}{2.3}=400[/TEX]

6. số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp [TEX]=400-2=398[/TEX]

7.
- Số liên kết phosphodieste trên 1 mạch [TEX]=N-1=2400-1=2399[/TEX]

- Số liên kết phosphodieste trên phân tử ADN [TEX]=2.(N-1)=2.(2400-1)=4798[/TEX]

8. Số gen con tạo thành [TEX]=2^3=8[/TEX]

9. Số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần [TEX]=N.8=2400.8=19200[/TEX]

10. Số nu MT cung cấp [TEX]=N.(2^3-1)=2400.(8-1)=16800[/TEX]

11. Số nuclêôtit trên các phân tử ARN [TEX]=5.rN=5.1200=6000[/TEX]

12. Số phân tử H2O được giải phóng để hình thành 1 chuỗi pôlipeptit [TEX]= \frac{rN}{3}-2 =398[/TEX]
 
Y

yuper

- Em tham khảo nhé
2.

1.
* Đột biến đã sinh ra 3 dòng kia là ĐB đảo đoạn NST
- Dòng 3 : A B F E H G I D C K (0)
- Dòng 4 : A B F E H G C D I K (1)
- Dòng 1 : A B F E D C G H I K (2)
- Dòng 2 : A B C D E F G H I K (3)
2.
* Cơ chế:
- Trên 1 cánh của NST ht 1 vòng thắt --> vòng thắt này bị đứt ra ---> quay [TEX]180^0[/TEX] và lại gắn vào NST ht NST mới có trật tự các gene bị thay đổi
- Trong QT TĐC, cá cromatit bị đứt ở chỗ giao nhau và nối lại ở vị trí đầu mút của NST
* Tác hại:
- Làm thay đổi trình tự phân bố các gene trên NST ---> có thể gây hại cho thể ĐB
- Ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể vì vật chất di truyền ko bị mất đi
- Nếu cơ thể dị hợptuwr mang đoạn đảo khi GP có xảy ra trao đổi chéo trong vùng đảo đoạn ---> tạo ra những hợp tử ko bình thường ---> hợp tử ko có khả năng sống

................
.........................
........................................
 
H

heroineladung

Thanks mình cái nhé!

Câu 1:
a,Giải thích tại sao cơ thể dị hợp tử lại tạo ra nhiều loại giao tử so với những cơ thể đồng hợp tử ?
b, Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện đc hiện tượng DTLK

Trả lời:
a) Cơ thể đồng hợp có thể nói là chỉ phát sinh đc một loại giao tử, còn cơ thể dị hợp, mỗi cặp gen cho 2 loại gt, như vậy n cặp dị hợp cho đến 2^n loại G,s trong đó luôn tiềm ẩn gen lặn. Do đó khi tổ hợp lại trong thụ ting, mấy gt của cơ thể đồng hợp chả sinh đc cái biến dị nào. Trong khi đó, gt của ct dị hợp tổ hợp tự do lung tung beng, nên gen lặn P vốn ở thể dị hợp nên bị gen trội lấn át, đến đây kết hợp lại nên biểu hiện kh lặn ko có ở P ~~> cả đống biến dị đc tạo ra.
b)
Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.

Định luật di truyền liên kết (hoặc có thể là đa hiệu gen)
Nếu lai phân tích về 2 cặp tính trạng trở leenmaf có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 thì đó là di truyền liên kết gen hoặc di truyền đa hiệu
- Liên kết gen:
F1: BV/bv (Xám, dài) x bv/bv (đen, cụt)
FB: 1 xám dài : 1 đen cụt


Câu 2: Bạn trên làm rồi đó. :)

 
K

kha204

[sinh 9] nguyên phân , giảm phân và đột biến

Chi cho to cach lam bai toan nguyen phan giam phan.Va toan co ca dot bien lam sao biet co dot bien roi giai sao?cong thuc lam bai helpppppppp me[-O<[-O<[-O<
ai thich sinh hoc lop 8 hay co cau hoi hay ve sinh lop 9 va lop 8 thi chia se voi minh.qua nick chat daniel_vu_204[EMAIL="daniel_vu_204t@yahoo.com"]@yahoo.com.vn[/EMAIL] nha:-c


Chỉ tớ cách làm bài toán nguyên phân giảm phân. Và toán có cả đột biến làm sao biết có đột biến rồi giải sao? công thức làm bài?


Chú ý gõ có dấu bạn nhé
Đã sửa : cattrang2601
Thân !!!
 
Last edited by a moderator:
P

peyeu_210

thí nghiệm của men đen

Các bạn giúp mình bài sinh này với mình học sinh cực kém luôn.....đề bài là
ở một loài thực vật cho giao phấn giữa dòng thuần hạt vang, vỏ nhăn với dòng thuần hạt xang, vỏ trơn được F1 đều có hạt vàng vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được 350 hạt F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 65 hạt vàng, vỏ nhăn. Hay giải thích kết quả thí ngiệm và viết sơ đồ lại từ P đến F2
 
Y

yuper

- Anh gợi ý cho em nhé, cái này em dựa vào tỉ lệ KH đời con nhé
- Từ F1 có 100% vàng, trơn (theo QL đồng tính của menden) và F2 có vàng, nhăn chiếm tỉ lệ gần bằng 3/16 ( theo Ql PLĐL của menden) ---> vàng trội hoàn toàn so vs xanh, trơn trội hoàn toàn so vs nhăn ---> quy ước ---> viết SĐL
 
M

maikhaiok

[Sinh 9] Thắc mắc về kiểu đề trong thi cấp 3

Năm nay mình thi cấp 3 2012-2013 |-) Tỉnh Thanh Hóa bọn mình có môn thi thứ 3 là Sinh học. Mình không biết kiểu đề của thi cấp 3 sẽ như thế nào? Bao nhiêu % sẽ là bài tập và bao nhiêu % sẽ là lý thuyết. Và lý thuyết thì tập trung kiến thức ở phần nào ?

Mong các bạn giải đáp giùm :) Mấy anh chị khóa trước vào đây tư vấn cho em với o=>
 
C

cattrang2601

Năm nay mình thi cấp 3 2012-2013 |-) Tỉnh Thanh Hóa bọn mình có môn thi thứ 3 là Sinh học. Mình không biết kiểu đề của thi cấp 3 sẽ như thế nào? Bao nhiêu % sẽ là bài tập và bao nhiêu % sẽ là lý thuyết. Và lý thuyết thì tập trung kiến thức ở phần nào ?

Mong các bạn giải đáp giùm :) Mấy anh chị khóa trước vào đây tư vấn cho em với o=>


Mình thì không phải là anh chị khóa trước , nên mình chỉ góp ý nho nhỏ như thế này , cũng không biết đúng không . Mong bạn thông cảm :)

Kiểu đề thì thực sự mình không biết , vì mình nghĩ cái này thì không ai biết trước được cả .
Theo đề thi học sinh giỏi thì sẽ có từ 60% - 70% là lí thuyết , còn lại là bài tập bạn ạ :)
Theo mình , thì lí thuyết sinh khá rộng . Nhưng mình không hoàn toàn đồng tình với việc học tủ vì cũng không chắc kiến thức sẽ nằm trong phần nào cả . Vậy nên mình nghĩ bạn nên học tất cả . Học theo chương, học phần nào chắc phần đó .
Về phần bài tập : Mình nghĩ thi chuyển cấp thì bài tập cũng không phải là quá khó , có một số dạng bài tập cơ bản , bạn cần nắm vững . Và quan trọng là không được bỏ qua dạng nào :d
Trên là những ý kiến góp ý của mình .
Chúc bạn thi tốt và đạt kết quả cao :x

Bạn có thể tham khảo thêm lí thuyết sinh học ở ~> ĐÂY

Bài tập ở ~> ĐÂY
 
N

nguyenlamlll

[Sinh 9] Toán chế - tổng hợp mọi thể loại

WeLcOmE
=====================

Topic này chứa mọi bài toán tự "make" (hay tự chế ^^!), miễn là liên quan đến sinh 9 và các chủ đề của nó,... Từ cơ bản đến nâng cao.

<Mình thì khuyến khích nâng cao, kèm theo suy nghĩ "nát óc" để ra...>

^ ^! Cùng nhau chế & giải nào


Lưu ý:

Để tránh hiện tượng mấy bài toán nhảm - không có lời giải, vui lòng chủ nhân mỗi bài toán nhớ đăng kết quả sau khoảng 1 tuần nhé :)

=======================
Bắt đầu nào, một bài toán mình chế lại, không khó lắm, chủ yếu dựa vào logic và suy nghĩ, ^ ^! Liên quan đến đột biến gen:

Để nghiên cứu sự di truyền của các đột biến gen lặn liên kết giới tính. Muller dùng tia X tác dụng trực tiếp lên ruồi giấm đực.

Giả sử kết quả của các thí nghiệm do ông thực hiện như sau:

  • Lần 1: 108 đột biến được phát hiện trong 1446 ruồi đực khi tác động với liều lượng 5000 Roentgens.
  • Lần 2: 156 đột biến được phát hiện trong 1298 ruồi đực khi tác động với liều lượng 6600 Roentgens.
  • Lần 3: Tác động lên 2000 cá thể ruồi đực với liều 7800 Roentgens.

Hỏi: có bao nhiêu đột biến có thể xuất hiện ở lần thí nghiệm thứ 3?

nguyenlamlll

 
Y

yuper

.............................................................................................@.@

- Chưa thấy dạng này bao giờ, để a thử xem :p


- % đột biến lần 1: [TEX]\approx 7,47%[/TEX]

- % đột biến lần 2: [TEX]\approx 12%[/TEX]

- % đột biến lần 3: [TEX]\frac{12-7,47}{6600-5000}.1200+12% =15,3975%[/TEX]

\Rightarrow Số cá thể đột biến lần 3 là: [TEX]2000.15,3975% \approx 308[/TEX]
 
N

nguyenlamlll

Hehe, ^ ^! Cái này gọi là toán thống kê đó anh. :) Để em làm cái bảng tóm tắt cho mấy bạn khác dễ hiểu:

Tỉ lệ % -- Số đột biến/Cá thể -- Liều lượng

7.4% -- 108đb/1446 -- 5000 Roentgens
12.01% -- 156đb/1298 -- 6600 Roentgens
___% -- ___/2000 -- 7800 Roentgens


:D Cái quan trọng là tỉ lệ % tăng lên khi liều lượng R tăng lên. ^ ^! Dựa vào 2 cái thí nghiệm lần 1 và 2 để tính ra tỉ lệ % cho từng phần liều lượng R tăng lên >> ra tỉ lệ % đột biến ở thí nghiệm 3.

=>> Xong cái gợi ý, mọi người tiếp tục nhé ;))

=============
Một cái đề, bạn em chế :)

Bộ NST của cây lúa 2n=24. Một cây lúa tự thụ phấn tạo nên 720 hợp tử. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử do đột biến nên có 20% tế bào sinh dục giảm phân không bình thường sinh ra giao tử 2n NST.
Biết tỉ lệ thụ tinh của các loại hạt phấn là 10%, của các loại noãn là 60%.

a) Tính số lượng tế bào sinh dục đực và cái giảm phân bình thường và bị đột biến.
b) Tính số hợp tử 4n và 3n thu được trong quá trình thụ tinh (giả thiết các loại hợp tử trên thu được tối đa)
c) Các hợp tử bình thường và đột biến nói trên NP liên tiếp 3 lần. Tính số lượng NST đơn cần cung cấp cho sự phân bào của các loại hợp tử đó?
 
N

nguyenlamlll

:| Bạn có hiểu khái niệm quan hệ khác loài không?
Chỉ có đàn trâu thì lấy đâu ra loài 2?
Cái quan hệ cùng loài như bạn nêu thì tạm đúng rồi đấy
 
T

thuthuy_hg

[Sinh 9]

Đem lai giữa đậu hoa tím, quả dài với đậu hoa trắng, quả ngắn thu được F1 đồng loạt hoa tím, quả dài. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình theo số liệu sau : 3597 cây hoa tím, quả dài : 1204 cây hoa tím, quả ngắn :1196 cây hoa trắng, quả dài : 398 cây hoa trắng, quả ngắn.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
1. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai trên?
2. Xác định kiểu gen P và lập sơ đồ lai từ P đến F2?
 
Last edited by a moderator:
T

trymdepzai

:) Theo minh thi nen lam the nay
co F1 cho ti le 1:1:1:1=4.1 hoac =2.2
nhung vi la phep lai phan tich nen 4.1 dung=>P:AaBb*aabb
SDL: P: AaBb * aabb
Gp: AB, Ab, ab, aB - ab
F1:1AaBb, 1Aabb, 1aabb, 1aaBb
 
T

trymdepzai

BẠn rút tỉ lệ ra: 9:3:3:1=16tổ hợp giao tử=4*4=>F1 dị hợp 2 cặp gen. MẶt khác P có kiểu hình tím dài và trắng ngắn, lại sinh F1 tím dài. VẬy đây là quy luật phân li độc lập của Men đen
SDL: P: AABB*aabb
F1: AaBb
F1*F1: AaBb*AaBb
Gp AB,Ab,ab,aB - AB,Ab,ab,aB
F2:9:3:3:1
 
A

annapham36

[Sinh 9] BT tính trạng trung gian

Ở cây hoa phấn gen R quy định màu hoa đỏ, gen r quy định màu hoa trắng. Kiểu gen Rr có kiểu hình trung gian là màu hoa hồng.
a) Giải thích sự xuất hiện của màu hoa hồng.
b) Cho lai giữa cây hoa phấn màu đỏ với cây hoa phấn màu trắng được F1.
c) Cho F1 tiếp tục lai với nhau được F2. Biện luận và vẽ sơ đồ từ P đến F2.

Cho em cảm ơn trước nha! Thanks!:-*:-*:-*
 
T

thanhtruc3101

Ở cây hoa phấn gen R quy định màu hoa đỏ, gen r quy định màu hoa trắng. Kiểu gen Rr có kiểu hình trung gian là màu hoa hồng.
a) Giải thích sự xuất hiện của màu hoa hồng.
b) Cho lai giữa cây hoa phấn màu đỏ với cây hoa phấn màu trắng được F1.
c) Cho F1 tiếp tục lai với nhau được F2. Biện luận và vẽ sơ đồ từ P đến F2.

a. vì gen R lấn áp ko hoàn toàn gen r
b. P: RR x rr --> Rr
c. F1xF1: Rr x Rr --> 1RR:2Rr:1rr (1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng)
 
Top Bottom