[sinh 9]Đề cương sinh học kì 2

B

bengok96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường?tại sao?

Câu 2: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa cành ở thực vật là mối quan hệ gì? trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

Câu 3: Lấy ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài

Câu 4: Phân biệt quần thể sinh vật, quần xã sinh vật

Câu 5: Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái?

Câu 6: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước?

Câu 7: Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn?


Mọi người làm hộ nhé!Tui cần gấp!
 
M

mimasaka

Câu 1: Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường?tại sao?

Câu 2: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa cành ở thực vật là mối quan hệ gì? trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

Câu 3: Lấy ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài

Câu 4: Phân biệt quần thể sinh vật, quần xã sinh vật

Câu 5: Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái?

Câu 6: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước?

Câu 7: Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn?


Mọi người làm hộ nhé!Tui cần gấp!
Câu 1:
Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường. Vì ở sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hoà thân nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách: Chống mất nhiệt qua lớp lông thú, da hoặc mỡ dưới da, hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần toả nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt.

Câu 2:
- Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện sau:
+ Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm trong môi trường hợp lí, có đủ diện tích (hay thể tích) và có đủ nguồn sống thì chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Khi có nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống thích hợp, chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể.
+ Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi, không đủ nguồn sống thì các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. Ngoài ra trong cuộc sống bầy đàn, các cá thể động vật còn cạnh tranh nhau trong quan hệ đực cái.
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là quan hệ cạnh tranh cùng loài.
- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

Câu 3:
- Quan hệ hỗ trợ:
- Tảo cộng sinh nấm thành địa y
-Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn,..
- Quan hệ cạnh tranh:
- Giun kí sinh trong tuột người
- Dây tơ hồng sống trên các cây
- Canh tranh chất dinh dưỡng giữa cỏ và các loài cây.

Câu 5:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).
- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
+ Sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ
+ Sinh vật phân giải
+ Chất vô cơ,...

Câu 7:
- Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Lưới thức ăn là nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Câu 4: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=144760
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Câu 6: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước?
Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường
- Giao thông vận tải
- Sản xuất công nghiệp.
- Chất thải trong sinh hoạt.
- Sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
- Hậu quả của chiến tranh.


Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước
- Tạo bể lắng và lọc nước thải.
- Xây dựng nhà máy xữ lý rác.
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học
- Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng tránh.
- Xây dựng nơi quản lý thật chặt chẽ các chất gây nguy hiễm cao.
- Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
 
D

donquanhao_ub

4. _ Quần thể svật là tập hợp các cá thể trg cùng 1 loài, cùng sinh sống trg 1 khoảng không gian xác định, vào 1 t/gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

_ Quần xã svật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian và t/gian nhất định
 
H

ha.nghi111

Câu 4. Sự khác nhau giữa quần thể và quần xã.
Quần thể sv:
. Tập hợp các cá thể cùng loài sinh sống tr0ng 1 không gjan nhất định.
. Đơn vị cấu trúc là cá thể
. Các cá thể tr0ng quần xã có khả năng sinh sản để tạo ra những thế hệ mới.
. Mối quan hệ trong quần xã : sinh sản - di truyền.
* có 3đặc trưng cơ bản:
. Tỉ lệ giới tính.
. Thành phần nhóm tuổi.
. Mật độ quần thể.
Quần xã sv:
. Tập hợp các quần thể thuộc những loài khác nhau cùng sinh sống tr0ng 1không gjan nhất định.
. Đơn vị cấu trúc là quần thể
. Các sv tr0ng quần thể có quan hệ gắn bó tạo thành 1 thể thống nhất, các sv thích nghi với môi trường sống của chúng.
. Là thành phần quan trọng của hệ sinh thái.
* có 2 đặc trưng cơ bản:
. Số lượng loài tr0ng quần xã
. Thành phần loài tr0ng quần xã.
 
T

thanhcoqh13

Nhờ các bạn làm giúp mình đề này với:
Quần xã là gì?Cho ví dụ?
Những khác nhau về quần thể và quần xã?
Thế nào là chuỗi thức ăn,chuỗi thức ăn?
MÌNH CẢM ƠN!
 
T

thanhcoqh13

Câu 1:
Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường. Vì ở sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hoà thân nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách: Chống mất nhiệt qua lớp lông thú, da hoặc mỡ dưới da, hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần toả nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt.

Câu 2:
- Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện sau:
+ Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm trong môi trường hợp lí, có đủ diện tích (hay thể tích) và có đủ nguồn sống thì chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống thích hợp, chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể.
+ Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi, không đủ nguồn sống thì các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. Ngoài ra trong cuộc sống bầy đàn, các cá thể động vật còn cạnh tranh nhau trong quan hệ đực cái.
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là quan hệ cạnh tranh cùng loài.
- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

Câu 3:
- Quan hệ hỗ trợ:
- Tảo cộng sinh nấm thành địa y
-Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn,..
- Quan hệ cạnh tranh:
- Giun kí sinh trong tuột người
- Dây tơ hồng sống trên các cây
- Canh tranh chất dinh dưỡng giữa cỏ và các loài cây.

Câu 5:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).
- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
+ Sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ
+ Sinh vật phân giải
+ Chất vô cơ,...

Câu 7:
- Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Lưới thức ăn là nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Câu 4: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=144760
 
T

thanhcoqh13

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
Mục tiêu
- HS nắm được ND TN lai hai cặp tính trạng cảu menden. Nêu được các ĐK nghiệm đúng cảua ĐL
- CM được trong TN của menden có sự phân ly độc lập của các tính trạng
- Biết vận dụng ND ĐL vào giải BT di truyền
I/ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SGK
1. Quy luật di truyền của Menden
- TN: Menden tiến hành giao phấn giữa hai giống đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: vàng trơn x xanh nhăn thu được F1 toàn vàng trơn, cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ trung bình: 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn, 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn
- QL di truyền: ĐL 3 phân ly độc lập: khi lai hai cơ thể t/c khác nhau về hia hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự phân ly của các tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác.
Giải thích
Quy ước: A: hạt vàng B: Hạt trơn
A: hạt xanh b: hạt nhăn
SDL
Pt/c AABB x aabb
Gp AB ab
F1 AaBb
F2 1AABB, 2AABb, 1AAbb, 2AaBB, 4AaBb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb
9A_B_ Vàng trơn
3A_bb Vàng nhăn
3aaB_ Xanh trơn
1aabb Xanh nhăn
ĐK nghiệm đúng
- P t/c cặp tính trạng đem lai, mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng phải trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể đủ lớn
- Các gen quy định tính trạng nằm trên các NST khác nhau
2/ Các công thức tổ hợp:
Gọi n là số cặp gen dị hợp
- Số loại giao tử 2n
- Số loại hợp tử 4n
- Số loại KG: 3n
- Số loại KH: 2n
- Tỉ lệ phân ly KG: (1: 2: 1)n
- Tỉ lệ phân li KH: (3:1)n
*) Chú ý cách viết giao tử
- Trong TB sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp
- Khi giảm phân hình thành giao tử:
+ Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng
+ Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen trong cặp tương ứng
- Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen: VD AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo kiểu nhánh cây:

C → ABC
B
c → Abc
A
C → AbC
b
c → Abc
AaBb
C → aBC
B
c → aBc
a
C → abC
b
c → abc

*) Lai phân tích hai cặp tính trạng:
- F1 đồng tính → P t/c
- F1 phân ly theo tỉ lệ 1:1 → P dị hợp 1 cặp gen
- F1 phân ly theo tỉ lệ 1:1:1:1 → P dị hợp hai cặp gen
A/ HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu hỏi lí thuyết
Câu 1: CM trong quy luật DT phân li độc lập của menden có sự DT và phân li độc lập của các cặp tính trạng? liên hệ phép lai nhiều tính trạng? Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?

Gv hướng dẫn học sinh sủ dụng lí thuyết trả lời câu hỏi :
+ Thí nghiệm của Menđen : giao phấn giữa hai gống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản:
P: hạt vàng trơn X xanh nhăn
F1: 100% vàng trơn ( cho các cây F1 tự thụ phần )
F2 : 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn
+ Nhận xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F1 và F2 ta thấy :
- Tính trạng màu hạt:
F1: 100% hạt vàng
F2: vàng = 9 + 3 = 3
Xanh 3 + 1 1
- Tính trạng hình dạng vỏ :
F1: 100% vỏ trơn
F2: Trơn = 9 + 3 = 3
Nhăn 3 + 1 1
Tỉ lệ KH 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)
-> Như vậy trong phép lai trên mỗi cặp tính trạng đều di truyền theo qui luật đồng tính và phân tính của Menđen giống như khi xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng -> chứng tỏ hai cặp tính trạng này đã di truyền và phân li độc lập nhau.Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằngtích tie lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó.
+ Thực chất của phép lai nhiều cặp tính trạng là nhiều phép lai một cặp tính trạng được tiến hành đồng thời cùng lúc. Trong đó các phép lai không phụ thuộc vào nhau trong qui luật di truyền -> do đó két quả của phép lai nhiều cặp tính trạng là tích kết quả của từng phép lai một tính với nhau
VD: kết quả lai 2 cặp TT: F2 = (3:1)(3:1)
kết quả lai 3 cặp TT: F2 = (3:1)(3:1)(3:1)
+ Ý nghĩa : sụ phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trính phát sinh giao tử và thụ tinh đã làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở SV sinh sản hữu tính -> nguồn biến dị này là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
Câu2: Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế phát sinh?
Gv hướng dẫn hs trả lời
+ BDTH là những biến dị xuất hiện do sự tố hợp lại các tính trạng của P
+ Cơ chế phát sinh: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh -> xuất hiện các kiểu hình khác P
VD: P : AABB( vàng trơn) X aabb( xanh nhăn )
F2 : xuất hiện Kh : Aabb, AAbb ( vàng nhăn )
aaBB, aaBb ( xanh trơn ) Biến dị tổ hợp
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể được gọi là
A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen
Câu 2: Ý nghĩa sinh học của quy luật phân ly độc lập của Menden:
A. Giúp giải thích tính đa dạng cảu sinh giới
B. Nguồn nguyên liệu của TN lai giống
C. Cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc
D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một KG
Câu 3. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan t/c vàng trơn với cây xanh nhăn t/c thì KH thu được ở các con lai sẽ là:
A. Hạt vàng, trơn C. Hạt xanh, trơn
B. Hạt vàng, nhăn D. Hạt xanh, nhăn
Câu 4. Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu hà lan, khi phân tích từng cặp tính trạng ở F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:
A. 9:3:3:1 B. 3:1 C. 1:1 D. 1:1:1:1
Câu 5. Hình thức sinh sản làm xuất hiện BDTH ở SV là:
A. Sinh sản vô tính C. Sinh sản hữu tính
B. Sinh sản nảy trồi D. Sinh sản sinh dưỡng
Câu 6. Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn. KH nào ở con lai dưới đây được xem là BDTH
A. Quả tròn chín sớm C. Quả dài chín muộn
B. Quả tròn chín muộn D. Cả 3 KH vừa nêu
Câu 7. Thực hiện phép lai: P: AABB x aabb. Các KG t/c xuất hiện ở F2 là
A. AABB và AAbb C. AABB và aaBB
B. AABB, AAbb và aaBB D. AABB, AAbb, aabb và aaBB
Câu 8. Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là:
A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABB
C. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x aaBB
Câu 9. Phép lai nào tạo ra con lai đồng tính:
A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABB
C. P: AAbb x aaBB D. P: AaBb x aaBB
Câu 10. Phép lai nào tạo ra nhiều KG và nhiều KH nhất ở con lai
A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABB
C. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x AaBb
B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PP GIẢI
1. Bài toán thuận: Là dạng BT biết tính trạng trội lặn, KH của P, tìm KG, KH của P và lập sơ đồ lai
Cách giải: 3 bước
- B1: Quy ước gen
- B2: Từ KH của bố mẹ BL tìm KG của bố mẹ
- B3: Lập SĐL xác định KG, KH cảu con lai
VD: Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với nhau và đều nằm trên NST thường.
Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào?

GIẢI
P: AABB(Lông đen, xoăn) x aabb( Lông trắng , thẳng)
GP : AB ab
F1 AaBb ( Lông đen, xoăn)
F1 lai phân tích
P: AaBb x aabb
GP: AB, Ab, aB, ab ab
FB: 1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb
1 Lông đen, xoăn : 1 Lông đen, thẳng : 1 Lông trắng, xoăn : 1 Lông trắng thẳng
2. Bài toán nghịch
Dạng 1: Bài tóan cho đầy đủ tỉ lệ con lai
Cách giải:
- B1: Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở đời con, xác định tính trạng trội lăn, quy ước gen
- B2: BL KG của P
- B3: Viết SĐL
- Trường hợp đơn giản nhất là:
+ Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Từ tỉ lệ này có thể suy ratổng số kiểu tổ hợp giao tử là: 9+3+3+1= 16= 4x4. Chứng tỏmỗi bên bố mẹđãcho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, các gen phân li độc lập, bố mẹ là dị hợp về 2 cặp gen, kiểu gen AaBb.
+ Thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ hợp kết quả của các kết quảlai 1 cặp tính trạng lại ta xác định được kiểu gen của bố mẹ.
VD: Menđen cho lai 2 cây đậu hà lan bố mẹ dều có chung 1 kiểu gen, thu được kết quả ở thế hệ con như sau:- Vàng trơn : 315 hạt,- vàng nhăn :101 hạt, xanh trơn : 108 hạt, -xanh nhăn : 32 hạt
a) Kết quả lai tuân theo quy luật di truyền nào?
b) Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ và các con.
GIẢI
a)Xét sự phân li của từng cặp tính trạng:
Trơn = 315+ 108 = 3
Nhăn 101 + 32 1
-Suy ra trơn (A) là trội hoàn toàn so với nhăn (a)
Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Aa x Aa
Vàng = 315 + 101 = 3
Xanh 108 + 32 1
Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Bb x Bb
b)Như vây khi lai 2 cặp tính trạng thì sự phân tính của mỗi cặp diển ra giống như lai 1 cặp tính trạng. Điều này chứng tỏ có sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. Nói cách khác sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độclập của Menđen.
Từ biện luận trên -> P dị hợp hai cặp gen
Tổ hợp các kiểu gen lại ta có kiểu gen của bố mẹ là : AaBb x AaBb.
c) Sơ đồ lai
P : AaBb x AaBb
Gp AB, Ab, aB, ab AB, Ab, Ab, ab
Kẻ khung pennet -
 
T

thanhcoqh13

Di truyền: là hiện tượng truyền đạt lại các tính trạng của ông bà, tổ tiên cho con cháu
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
- Tính trạng:là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hóa sinh của cơ thể
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái KH khác nhau thuộc cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược đối lập nhau
- Nhân tố DT: là nhân tố quy định tính trạng cảu cơ thể (gen)
- Gen: là một đoạn phân tử axit nucleic mang thông tin quy định cấu trúc của một chuỗi polypeptit nào đó hoặc giữ chức năng điều hòa
- Giống (dòng) thuẩn chủng: là dòng đổng hợp tử về KG và đồng nhất về 1 loại KH
- KG: Tập hợp toàn bộ các gen của cơ thể
- KH: tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
- Tỉ lệ KH: là tỉ lệ các KH khác nhau ở đời con
- Tỉ lệ KG: là tỉ lệ các loại hợp tử khác nhau
- Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ở đời F1
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện
- Thể đồng hợp: Là KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau
- Thể dị hợp: là KG chức cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
- Đồng tính: là hiện tượng con sinh ra đồng nhất về một loại KH
- Phân tính: con lai sinh ra có cả KH trội và lặn đối với 1 tính trạng nào đó
- Giao tử thuần khiết: mỗi cặp nhân tố DT khi bước vào Qt giảm phân thì mỗi nhân tố DT trong cặp nhân tố DT đó chỉ đi về một giao tử và chỉ một mà thôi
- Trội hoàn toàn: là hiện tượngkhi lai hai cơ thể khác nhau về một tính trạng do một cặp gen chi phối, ở đời con F1 chỉ biểu hiện một trong hai tính trạng của bố hoặc mẹ. Tính trạng được biểu hiện ở đời F1 là tính trạng trội, tính trạng chưa được biểu hiện ở đời F1 là tính trạng lặn
- Trội không hòan toàn: là hiện tượng khi lai hai cơ thể thuần chủng, khác nhau bởi một cặp tính trạng do một gen chi phối và F1 có KH trung gian, F2 phân ly theo tỉ lệ 1: 2: 1
II/ CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:
1/ Kiến thức cơ bản:
- Định luật 1, 2 của Menden, ĐK nghiệm đúng
- Lai phân tích
- Hiện tượng trội không hoàn toàn
2/ Câu hỏi lí thuyết:
C1: Phát biểu ND ĐL 1, 2 của Menden, ĐK nghiệm đúng
C2: Lai phân tích là gì? Cho VD minh họa
C3: Phân biệt tính trạng trội và tính trạng lặn, Trội hòan toàn và trội không hòan toàn?
Tính trạng trộiTính trạng lặn
Là tính trạng của một bên bố họăc mẹ biểu hiện KH ở F1
Do gen trộ quy định, biểu hiện ra ngoài cả thể đồng hợp và dị hợp
Không thể biết ngay KG của một cơ thể mang tính trạng trộiLà tính trạng của một bên bố hoặc mẹ không biểu hiện KH ở F1
Do gen lặn quy định, biểu hiện ra ngoài chỉ ở thể đồng hợp lặn
Có thể biết ngay KG của cơ thể mang tính trạng trội

C4: trong lai một cặp tính trạng có những phép lai nào cho kết quả đồng tính? Những phép lai nào cho kết qaủ phân tích?
3/ Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Phép lai nào sau đây cho kết quả con lai không đồng tính:
A. P: BB x bb B. P: BB x BB C. Bb x bb D. P: bb x bb
Câu 2: Pháp lai nào sau đây tạo ra F1 có KG nhiều nhất:
A. P: AA x AA B. P: aa x aa C. P: Aa x AA D. P: Aa x Aa
Câu 3: Phép lai nào dưới đây được coi là phép lai phân tích:
A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. AA x Aa D. Aa x aa
Câu 4. Hai hình thái khác nhau của cùng một tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là:
A. Cặp gen tương phản C. Hai cặp tính trạng tương phản
B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản
Cho biết cây đậu Hà lan A: thân cao; a: thân thấp
Câu 5. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình cho thân cao là:
A. AA và Aa B. AA và aa C. Aa và aa D. AA, Aa và aa
Câu 6. Phép lai tạo ra F2 có tỉ lệ KH: 1 thân cao : 1 thân thấp
A. F1: Aa x Aa B. F1: AA x Aa C. AA x AA D. Aa x aa
Câu 7. Phép lai 1 cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp con lai là:
A. F1: Aa x Aa B. F1: AA x Aa C. AA x AA D. Aa x aa
Câu 8: Phép lai cho con lai F1 100% thân cao:
A. AA x Aa B. AA x aa C. Aa x aa D. aa x aa
Câu 9. Phép lai cho F2 tỉ lệ 3 cao: 1 thấp
A. F1: Aa x Aa B. F1: AA x Aa C. AA x AA D. Aa x aa

Câu 10. Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:
A. AA và Aa B. AA và aa C. Aa và aa D. AA, Aa và aa
4/ Các bài tập vận dụng:
Các tỉ lệ cần nhớ:
*) Tỉ lệ KG: - tỉ lệ 100% (bố mẹ mang cặp tính trạng tương phản khác nhau) → tính trạng trội, bố mẹ thuần chủng (ĐL1)
- Tỉ lệ 3:1 → tính trạng trội, bố mẹ dị hợp về một cặp gen
- Tỉ lệ 1:1 → lai phân tích
- tỉ lệ 1: 2: 1 → trội không hòan toàn
Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?
Các dạng bài tập và PP giải
A/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1/ Bài toán thuận: Là dạng BT biết tính trội, lặn, KH của P. Từ đó tìm KG, KH của P, lập sơ đồ laiCách giải: 3 bước
B1: Quy ước gen
B2: Từ KH của P, xác định KH của P
B3: Lập sơ đồ lai
VD: Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?
2/ Bài tóan nghịch: Là dạng BT dựa vào kết quả lai để suy ra KG, KH của bố mẹ
Trường hợp 1: nếu bài cho tỉ lệ phân tích ở đời con
Có 2 bước giải: - B1: căn cứ vào tỉ lệ phân tích ở con lai để suy ra KG của bố mẹ (rút tỉ lẹ ở con lai về tỉ lệ quen thuộc dễ nhận xét); xác định tính trạng trội; quy ước, BL kiểu gen của P
- B2: lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả
( Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định gen trội lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con để quy ước gen)
VD : Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau; người ta thu được kết quả ở con lai như sau: 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.
Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ đầy đủ ở con lai: dựa vào phép lai có KH khác bố mẹ để biện luận tính trạng trội lặn; quy ước gen (KG cơ thể lặn) BL kiểu gen của P
VD : Ở người , màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen là tính trạng lặn. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt đen. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích.
B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: ở cà chua quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với qaủ vàng. Lập SĐL để xác định kết quả về KG và KH của F1 trong các trường hợp sau:
- P: quả đỏ x quả đỏ
- P: quả đỏ x quả vàng
- P: quả vàng x quả vàng
Bài 2: cho biết ở ruổi giấm gen quy định chiều dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là trội so với cánh ngắn. Khi cho ruối giấm đều cánh dài lai với nhau thu được con lai F1
a) Lập sơ đồ lai nói trên
b) Nếu tiếp tục cho cánh dài F1 lai phân tích. KQ sẽ như thế nào?
Bài 3: ở ruồi giấm gen quy đình chiều dài đốt thân nằm trên NST thường và đốt thân dài là tính trạng trội hoàn toàn so với đốt thân ngắn. Dưới đây là kết quả một số phép lai:
KH của PSố cá thể F1 thu được
Đốt thân dài x đốt thân ngắn3900
Đốt thân dài x đốt thân dài26287
Đốt thân dài x đốt thân ngắn150148
Đốt thân dài x đốt thân ngắn3500

Hãy giải thích và lập sơ đồ lai?
Bài 4: Tóc quăn là trội hoàn tòan so với tóc thẳng:
- Một cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con: đứa con gái tóc quăn, con trai tóc thẳng. Biết rằng người cha tóc thẳng. tìm KG cảu mẹ và lập sơ đồ lai
- Một người phụ nữ mang KG dị hợp muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì KG và KH của người chồng phải như thế nào?
Bài 5: Khi lai gà trống trắng và gà mái đen đều thuần chủng người ta thu được con lai đồng lọat xanh da trời
a) Tính trạng trên được di truyền theo kiểu nào?
b) Cho các con gà lông da trời này giao phối với nhau , sự phân li tính trạng của quần thể gà sẽ như thế nào?
c) Khi cho gà xanh da trời lai với con gà lông trắng, sự phân li tính trạng ở đời con sẽ như thế nào? Có cần kiểm tra độ thuần chủng ban đầu không?
Bài 6: Sự DT các nhóm máu được quy định bởi 3 gen (a – alen) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B còn I0 quy định nhóm máu O, gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn tòan so với gen I0
a) Cho biết KG nhóm máu: A, B, AB, O
b) Nếu bố có nhóm máu O, mẹ A thì con có nhóm máu gì?
c) Nếu bố thuộc nhóm máu B mẹ thuộc nhóm máu AB thì con sinh ra có nhóm máu gì
d) Nếu các con có đủ 4 nhóm máu thì bố, mẹ phai có KG như thế nào?
e) ở nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn hai đứa trẻ. Biết rằng cha mẹ của một đứa bé là có nhóm máu O và A, cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máuA, AB. Hai đứa bé có nhóm máu A, và O. Hãy xác định đứa trẻ nào là cảu vợ chồng nào?
f) Vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB. Họ sinh ra con trai có nhóm máu O tại sao có hiện tượng này? Biết rằng người vợ luôn chung thủy với chòng mình.
Bài 7: Nhà em A nuôi một đôi thỏ (một con đực, một con cái) có màu lang trắng đen
- Lứa thứ nhất thỏ mẹ cho 4 thỏ con trong đó có 3 con lang trắng đen 1 con trắng. Em A cho rắng kết quả này nghiệm đúng theo quy luật phân ly của menden
- Lứa thứ 2 thỏ mẹ cho 4 thỏ con 1 con đen, 2 con lang trắng đen, 1 con trắng. Em A cho rắng mình đã lầm và nói lại rằng kết quả này đúng tỉ lệ trội không hoàn toàn
a) Theo em nhận xét cảu A ở hai trường hợp trene có gì không thỏa đáng?
b) Dựa vào đâu để biết quy luật di truyền chi phối hai phép lai trên. Cho biết 1 gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường.
Bài 8: cho bí tròn t/c lai với bí dài, thu được F1 cho giao phấn với nhau. F2 thu được: 136 tròn, 270 dẹt, 141 dài
Biện luận, viết SĐL từ P đến F2
Có cần kiểm tra sự thuần chủng của các quả bí có hình dạng khác nhau không?
Cây bia dài cần giao phấn với cây có KG như thế nào để F2 thu được tòan cây bí dẹt?
 
T

thanhcoqh13

Sao mà hai chương đầu bạn làm dài thế???? mình làm thế này
Câu 1: Nội dung cơ bản của pp phân tích thế hệ lai của Menđen là:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng đó trên từng con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Câu 2:+Nội dung qui luật phân li:Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
+ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li tổ hợp các cặp nhân tố di truyền ( sau này được gọi là gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền của các cặp tính trạng.
Câu3: +Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
+ ý nghĩa của phép lai phân tích là xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.(có lợi)
+Ý nghĩa của tương quan trội lặn: là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện ra các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
Câu 4: +Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1trội: 2 trung gian: 1 lặn.
+ phân biệt trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn là:
Trội không hoàn toàn Trội hoàn toàn
+ kiểu hình F1: biểu hiện tính trạng trung
Gian. +Kiểu hình F1: đồng tính(trội)
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2:
1 trội: 2 trung gian: 1 lặn +tỉ lệ kiểu hình ở F2:
Phân li 3 trội: 1 lặn
+không dùng phép lai phân tích + có dùng phép lai phân tích

Câu 5: +Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen:
Đối tượng:Đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng đối lập.
Hạt màu vàng vỏ trơn lai với hạt màu xanh vỏ nhăn: F1 thu được toàn hạt vàng vỏ trơn. Sau đó lấy 15 cây F1 cho tự thụ phấn thu được ở F2 556 hạt thuộc 4 loại kiểu hình:
+Vàng trơn:315 hạt +Vàng nhăn: 101 hạt +Xanhtrơn: 108 hạt +Xanh nhăn:32 hạt
Kết quả trên: tính trạng trội vàng, trơn đều đều chiếm tỉ lệ ¾, còn tính trạng lặn xanh, nhăn chiếm ¼.
+ Nội dung của qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
+Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập là: giải thích được nguyên nhân của sự xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối. biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa.
Câu 6: +Tính đặc trưng của tế bào NST:
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành hai cặp tương đồng, 1NST có nguồn gốc từ bố, 1NST có nguồn gốc từ mẹ. Bộ NST chứa cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội ký hiệu là 2n NST. Bộ NST chỉ chứa 1n NST trong cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội ký hiệu là n NST.
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính được ký hiệu là XX và XY.
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST để đặc trưng về số lượng và hình dạng.
+ Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
NST lưỡng bội NST đơn bội
Chứa cặp NST tương đồng
Ký hiệu: 2n NST Chứa 1 NST trong cặp tương đồng
Ký hiệu: n NST
 
T

thanhcoqh13

Câu 7: +Cấu trúc NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
+ Cấu trúc hiển vi của NST đượ mô tả ở kì giữa. Ở kì này, NST gồm 2 nhiểm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động(eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và protêin loại histôn.
+ Vai trò của NST đối vợi sự di truyền các tính trạng:NST là cấu trúc mang gen, trên đó, mỗi gen nằm ở vị trí xác định, NST mang gen có bản chất là ADN. Chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 8: +Những diẽn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân là:
 Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt, các NST kép dính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào ở tâm động.
 Kì giữa:- Các NST kép đóng xoắn cục đại.
- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST dơn phân li về hai cực.
 Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra dạng sợi mãnh.
 Kết quả của nguyên phân là: từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (1n NST).
+ Ý nghĩa của nguyên phân: giúp tế bào sinh sản và đảm bảo cho cơ thể tăng trưởng, duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản vô tính.
Câu 9:+Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I:
 Kì đầu:- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau đó tách nhau ra.
 Kì giữa: Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành ha hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li với nhau về hai cực của tế bào.
 Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành( Bộ NST đơn bào kép).
Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II:
 Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong một đơn bào.
 Kì giữa: NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
 Kì cuối: CÁC NST đơn nằm gọn trong các nhân mới được hình thành với số lượng NST là 1 đơn bào( n NST)
 Kết quả của quá trình giảm phân là: từ một tế bào mẹ với 2n NST, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 loại tế bào con đều có n NST. NHư vậy số lượng NST đã giảm đi một nữa. Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử.
Câu 10: So sánh giảm phân với nguyên phân:
+ Giống nhau:
 Đều trải qua các kỳ phân bào: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
 Đều có sự biến đổi hình thái của NST theo chu kỳ đóng xoắnvà tháo xoắn.
 Đều có sự tự nhân đôi.
 Đều có cơ chế nhằm duy truyền bộ NST của loài.
+ Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
+ Xảy ra ở mô tế bào sinh dưỡng mô tế bào sinh dục
Sơ khai + Xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục
+ Trải qua 1 lần phân bào + Trải qua 2 lần phân bào
+ Sau khi nhân đôi. NST kép tập trung thành một
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì
giữa. + Sau khi nhân đôi, NST kép tập trung thành 2
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì
giữa I.
+Trải qua 1 chu kì biến đổi hình thái NST. + Trải qua 2 chu kì biến đổi hình thái NST.
+ Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như
tế bào mẹ(2n) + Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST (n)
liảm đi một nữa so với tế bào mẹ.
+ Duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong 1 đời
của cá thể. + Duy trì sự ổn định bộ NST của loài các thế hệ ở
loài sinh sản hữu tính .

Câu 11: +Quá trình phát sinh giao tử ở đọng vật:
Sự giống nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái:
• Các tế bào mầm( noãn nguyên bào và tinh nguyên bào) đều phân tinh liên tiếp nhiều lần.
• Noãn bào bậc 1 và tinh báo bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.
Khác nhau:
• Từ noãn báo bậc 1 qua giảm phân tạo thành 3 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có 1 tế bào trứng mới có khả năng thụ tinh.
• Từ tinh bào bậc 1 tạo thành 4 tinh trùng, các tinh trùng đều có khả năng thụ tinh.
+ Sự thụ tinh là: sự kết hợp ngẫu nhiên của 1 giao tử đực và 1 giao tử cái(1 tinh trùng X 1 tế bào trứng) để tạo thành hợp t.
+ Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa hai nhân đơn bào (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội
(2n NST0 ở hợp tử.
+ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: Sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 12: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:
NST giới tính NST thường
Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội Tồn tại với số cặp lớn hơn trong tế bào lưỡng bội
Tồn tại thành cặp tương đồng(XX) và không tương
đồng(XY). Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
Chủ yếu mang gen quy định giới tính Chủ yếu mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

Câu 13: + Cơ chế xác định giới tính ở người:
P: 44A+XX x 44A+XY
Gp: 22A+X 22A+X 22A+Y
F1: 44A+XX 44A+XY
(Nữ) (Nam)
Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ cho ra 1 loại NST giới tính X, ở người bố cho ra 2 loại NST giới tính là X và Y.Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thánh con gái; còn tinh trùng mang NST giới tính Y kết hợp với trứng tạo hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai.
+Con trai/con gái xấp xỉ 1/1 là do 2 loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
Câu 14: + Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
+ Di truyền liên kết bổ sung cho qui luật phân li độc lập: Các gen cùng nằm trên cùng một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. Các gen liên kết chặc chẽ với nhau trong quá trình phát sinh giao tử nên không xuất hiện biến dị tổ hợp, không có hiện tượng hoán vị gen.
Câu 15: + Thí nghiệm của Moocgan:
 Ông tiến hành phép lai giữa ruồi đực F1 và ruồi cái thân đen cánh cụt( lai phân tích) là nhằm mục đích xác định kiểu gen của ruồi đực F1.
 Ruồi cái thân den cánh cụt chỉ cho ra 1 loại giao tử bv , còn ở ruồi đực F1 cho ra 2 loại giao tử BV và bv ( không phải là 4 loại giao tử khi di truyền độc lập ). Do đó, các gen quy định màu sắc và hình dạng cánh phải nằm trên cùng 1 NST và chúng liên kết với nhau.
+ Ý nghĩa của di truyền liên kết: Bảo đảm sự di truyền bền vững giữa 2 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, dựa vào đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng với nhau.
Câu 16: Cấu tạo hóa học của phân tử AND:
 ADN là một loại ãit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N và P.
 ADN thuộc loại đại phân tử, dài tới hàng trăm um, khối lượng nặng tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.
 ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân vậy đơn phân của nó là nuclêôtit gồm 4 loại:A,T,G,X.
+ ADN có cấu tạo đa dạng là do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.
+ tính đặc thù của ADN: được quy định bởi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
+ Cấu trúc không gian của phân tử ADN:ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:A liên kết với T (A-T), G liên kết với G-X). Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.Mỗi chu kì xoắn kép cao là 34 A gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính là 20 A
Câu 17:+ Quá trình tự nhân đôi của phân tử AND:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian:ADN tháo xoắn hai mạch đơn tách dần nhau ra và các nuclêôtit trên mạch lần lượt liên kết với những nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới.
+AND tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sungvà nguyên tắc giữ lại một nữa:
o NTBS: Mạch mời của ADN con được tổng hợp trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A-T hay ngược lại,G-X hay ngược lại.
o NT giữ lại một nữa: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ( mạch cũ) Mạch còn lại mới được tổng hợp.
+ Chức năng của ADN: 2 chức năng:
- Lưu giữ thông tin duy truyền.
- Truyền đạt thông tin duy truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
Câu 18: Những đặc điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN:
Đặc điểm ARN ADN
Số mạch đơn 1 2
Các loại đơn phân A,G,X,U. A,T,G,X.
Kích thước và khối lượng Nhỏ hơn Lớn hơn
 
T

thanhcoqh13

Sau đây là 1 số bài đầu tiên em muốn chia sẻ với mọi người :

C1:So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền dộc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Vì sao phép lai phân tích lại xác định được hiện tượng di truyền liên kết.

C2:Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào ?

C3:AND và Protein khác nhau về cấu trúc ở những đặc điểm cơ bản nào ? Những chức năng cơ bản của Protein .

C4:3 hợp tử của cùng 1 loài nguyên phân 1 số đợt ko bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con . Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn : số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra hợp tử II là 1140 , tổng số NST ở trạng thái đơn chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ NST 2n của loài
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dàn đều của hợp tử II giảm dần đều , của hợp tử III không dổi . Trung gian của lần nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch trung gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều là = 1/10 trung gian của lần nguyên phân đầu tiên , Xác định trung gian nguyên phân của mỗi hợp tử.


C5: Nêu bản chất mối quan hệ đối địch ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa quan hệ cạnh tranh và quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác? Những nguyên nhân nào làm xuất hiện sự cạnh tranh giữa các cá thể động vật cùng loại ? Quan hệ cạnh tranh này có thể đưa đến những hậy quả gì ?

C6: So sánh khái niệm lưới thức ăn và chuỗi thức ăn trong 1 quần xã sinh vật .

C7: Cá thể có n cặp gen trong đó có m cặp gen đồng hợp tử thì cá thể đó sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau?

C8: Những đặc tính nào của ADN thể hiện nó là cơ sở vật chất di truyền ở mức độ phân tử.

C9: Hai đoạn AND ( ký hiệu là Y và G ) có số lượng nucleotit bằng nhau , đoạn Y có khả năng chịu nhiệt độ cao hơn đoạn G , Hãy giải thích.

C10 :Trong trường hợp cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể có các tình trạng lặn trương ứng( trội hoàn toàn ) . Dựa vào kết quả lai hãy nêu cách nhận biết khi xảy ra DT phân li độc lập hay DTLKG . Cho ví dụ và viết sơ đồ lai minh họa.

C11 : Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.

C12:Xét 3 cặp gen trong tế bào của 1 cá thể: Aa , Bb ,Dđ . Kiểu gen của cơ thể trên có thể được viết như thế nào ?

C13:Mạch thứ nhất của gen 1 và gen 2 có trình tự Nu như sau :
gen1: AXGGTXXGTATG
gen2: ATXATTGGATTX

Hãy dự đoán khả năng chịu nhiệt của gen 1 so với gen 2 như thế nào và giải thích ?

Tối quá nên em chỉ viết được 1 số câu như trên , mong mọi người " tham quan " một tí rồi cùng nhau giải đáp cũng như đưa ra thêm câu hỏi hay cho topic này . Cảm ơn mọi người nhiều !
 
T

thanhcoqh13

Nguyên văn bởi scorpio93

C4:3 hợp tử của cùng 1 loài nguyên phân 1 số đợt ko bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con . Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn : số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra hợp tử II là 1140 , tổng số NST ở trạng thái đơn chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ NST 2n của loài
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dàn đều của hợp tử II giảm dần đều , của hợp tử III không dổi . Trung gian của lần nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch trung gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều là = 1/10 trung gian của lần nguyên phân đầu tiên , Xác định trung gian nguyên phân của mỗi hợp tử.
a. Theo đề bài ta có:
(1) 2^k1 + 2^k2 + 2^k3 = 112 (tb)
(2) (2^k1 - 1)2n = 2394 (NST đơn) 2n = 2349/2^k1 - 1
(3) (2^k2 - 2)2n = 1140 2n = 1140/2^k2 - 2
(4) 2^k3.2n = 608 2n = 608/2^k3

từ (2) (3) (4) ta có:
2n = 2349/2^k1 - 1 = 1140/2^k2 - 2 = 608/2^k3
2n = (2349 + 1140 + 608)/(2^k1 + 2^k2 + 2^k3 - 2 -1)
2n = 4142 / 112 -3
2n = 38

b. Thay 2n = 38 vào (2) (3) (4) ta có:
- Số lần nguyên phân của hợp tử I là: 2n = 2349/2^k1 - 1 2^k1 = 64 k1 = 6 (lần) - Số lần nguyên phân của hợp tử II là: 2n = 1140/2^k2 - 2 2^k2 = 32 k2 = 5 (lần)
- Số lần nguyên phân của hợp tử III là: 2n = 608/2^k3 2^k3 = 16 k3 = 4 (lần)

c. câu này mình chưa chắc lắm, để tính lại rồi post lên nhé!
 
T

thanhcoqh13

Công thức xác định mối liên quan về số lượng các loại nuclêôtit trong ADN, ARN
- Trong phân tử ADN (hay gen) theo NTBS:
A = T ; G = X (1)
Suy ra số nuclêôtit của ADN (hay gen)
N = A + T + G + X
Từ (1) ta rút ra: N = 2A + 2G = 2T + 2X (2)
Nếu xét mối tương quan các nuclêôtit của 2 mạch đơn ta có:
T = A = T1 + T2 = A1 + A2 = T1 + A1 = T2 + A2 (4) G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = X1 + G1 = X2 + G2 (5)
Nếu gọi mạch gốc của gen là mạch 1 ta có mối liên quan về số lượng các đơn phân giữa gen và ARN:
Um = A1 = T2
Am = T1 = A2
Gm = X1 = G2
Xm = G1 = X2
(6)
Từ (6) suy ra: Um + Am = A = T (7)
Gm + Xm = G = X
III_I_VII_2
thức xác định mối liên quan về % các loại đơn phân trong ADN với ARN
- Mỗi mạch đơn của gen bằng 50% tổng số nuclêôtit của gen. Nếu cho mạch gốc của gen là mạch 1, có thể xác định mối liên quan % các đơn phân trong gen và ARN tương ứng:
% A2 x 2 = % T1 x 2 = % Am
% T2 x 2 = % A1 x 2 = % Um (8)
% G2 x 2 = % X1 x 2 = % Um
% X2 x 2 = % G1 x 2 = % Xm
Từ công thức (8) suy ra:
III_I_VII_3
Các công thức tính chiều dài của gen cấu trúc (LG) khi biết các yếu tố tạo nên gen, ARN, prôtêin
Những bài toán xác định mối liên quan về cấu trúc, cơ chế, di truyền của gen, ARN, prôtêin có thể được qui về một mối liên hệ qua xác định chiều dài của gen cấu trúc.
3.1 Khi biết các đại lượng khác nhau của gen cấu trúc:
a) Biết số lượng nuclêôtit (N) của gen:

(10)
Ở một số loài sinh vật chưa có cấu tạo tế bào (virut) gen có cấu trúc mạch đơn nên chiều dài của chúng bằng số nuclêôtit của gen nhân với 3,4 Å .
b) Biết khối lượng phân tử của gen (M): Ở sinh vật nhân chuẩn gen có cấu trúc mạch kép, mỗi nuclêôtit nặng trung bình 300 đ.v.C nên chiều dài gen được tính theo công thức:

(11)
c) Biết số lượng nuclêôtit 2 loại không bổ sung trên gen:
LG = (A + G) x 3,4Å = (T + X) x 3,4Å (12)
d) Biết số lượng chu kỳ xoắn của gen (Sx)
Mỗi chu kỳ xoắn của gen gồm 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Å , chiều dài gen:
LG = Sx x 34Å (12’)
e) Biết số lượng liên kết hoá trị (HT)
- Số lượng liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit (HTG) bằng số nuclêôtit của gen bớt đi 2

(13)
- Số lượng liên kết hoá trị trong mỗi nuclêôtit và giữa các nuclêôtit (HTT+G)

(13’)
(HTT+G = 2N –2)
f) Biết số liên kết hiđrô giữa các cặp bazơnitric trên mạch kép của gen (H)
Số lượng liên kết hiđrô của gen được tính bằng công thức (2A + 3G) hoặc (2T + 3X). Muốn xác định được chiều dài của gen cần phải biết thêm một yếu tố nào đó, ví dụ: % một loại nuclêôtit của gen, số lượng một loại nuclêôtit của gen, từ đó tìm mối liên hệ để xác định số nuclêôtit của gen, rồi áp dụng công thức (10), sẽ tìm được chiều dài của gen.
g) Biết số lượng nuclêôxôm (Ncx) và kích thước trung bình của một đoạn nối (SN) trên một đoạn sợi cơ bản tương ứng với một gen.
Dựa vào lí thuyết mỗi nuclêôxôm có 146 cặp nuclêôtit, mỗi đoạn nối có từ 15 – 100 cặp nuclêôtit có thể xác định được chiều dài của gen.
- Với điều kiện số đoạn nối ít hơn số lượng nuclêôxôm:
LG = [(Ncx x 146) + (Ncx – 1)SN] x 3,4Å (14)
- Với điều kiện số đoạn nối bằng số lượng nuclêôxôm:
LG = [(Ncx x 146) + (Ncx x SN)] x 3,4Å (14’)
3.2 Khi biết các đại lượng tham gia vào cơ chế tái bản của gen:
a) Biết số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp (Ncc) và số đợt tái bản (K) của gen
Dựa vào NTBS nhận thấy sau mỗi đợt tái bản một gen mẹ tạo ra 2 gen con, mỗi gen con có một mạch đơn cũ và một mạch đơn mới. Vậy số nuclêôtit cung cấp đúng bằng số nuclêôtit có trong gen mẹ. Nếu có một gen ban đầu, sau k đợt tái bản liên tiếp sẽ tạo ra 2k gen con, trong số đó có hai mạch đơn cũ vẫn còn lưu lại ở 2 phân tử gen con. Vậy số lượng gen con có nguyên liệu mới hoàn toàn là (2k – 2). Số lượng nuclêôtit cần cung cấp tương ứng với (2k – 1) gen. Trên cơ sở đó xác định số lượng nuclêôtit cần cung cấp theo các công thức:
(2k – 1)N = Ncc (2k – 2)N = NCM
(CCM: số lượng nuclêôtit cung cấp tạo nên các gen có nguyên liệu mới hoàn toàn)

Từ đó suy ra chiều dài gen:
(15) (15')
b) Biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung được cung cấp qua k đợt tái bản gen
- Nếu biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung có trong các mạch đơn mới (ví dụ biết A + G, hoặc T + X) ta lấy số lượng nuclêôtit đó chia cho (2k – 1) gen sẽ xác định được số lượng nuclêôtit có trên một mạch đơn gen. Suy ra:
(16)
(A + G là số lượng 2 loại nuclêôtit có trong các mạch đơn mới ở các gen con)
- Nếu biết số lượng 2 loại nuclêôtit không bổ sung có trong các gen con chứa nguyên liệu hoàn toàn mới giả sử bằng A + G hoặc T + A. Ta có:

(16')
c) Biết số lượng liên kết hoá trị được hình thành sau k đợt tái bản của gen.
- Liên kết hoá trị hình thành giữa các nuclêôtit: sau k đợt tái bản trong các gen con tạo ra vẫn có 2 mạch đơn gen cũ tồn tại ở 2 gen con. Vậy số gen con được hình thành liên kết hoá trị tương đương với (2k – 1) gen. Số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trên mỗi gen bằng N – 2. Vậy số liên kết hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit (HT).
HT = (2k – 1)(N – 2)
Từ đó suy ra N và xác định chiều dài gen:

(17)
- Liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit và trong mỗi nuclêôtit được hình thành trên các gen con (HT):
HT’ = (2k – 1)(2N – 2)



>->->->-Nghệ An n0.1PM cho tui nha
sinh học___ngu__dân
__________________
 
T

thanhcoqh13

Tiếp nè
d) Biết số lượng liên kết hiđrô bị phá huỷ (Hp) sau k đợt tái bản của gen:
Từ 1 gen sau k đợt tái bản liên kết số gen con bị phá huỷ liên kết hiđrô để tạo nên các gen con mới bằng (2k – 1) gen.
Ta có đẳng thức: Hp = (2k – 1)(2A + 3G)
rút ra:
Lúc này bài toán trở về xác định giá trị của N ở trường hợp f để từ đó xác định giá trị LG.
3.3 Khi biết các đại lượng tạo nên cấu trúc mARN
a) Biết số lượng ribônuclêôtit (RARN) của phân tử mARN:
LG = RARN x 3,4Å (18)
b) Biết khối lượng của phân tử mARN (MARN)
Mỗi ribônuclêôtit có khối lượng trung bình 300đvC. Vậy chiều dài gen:
(19)
c) Biết số lượng liên kết hoá trị của phân tử mARN (HTARN)
- Nếu biết số lượng liên kết hoá trị trong mỗi ribônuclêôtit và giữa các ribônuclêôtit thì chiều dài của gen được tính bằng:
(20)
- Nếu chỉ biết số lượng liên kết hoá trị giữa các ribônuclêôtit thì công thức trên được biến đổi:
LG = (HTARN + 1) x 3,4Å (20')
d) Biết số lượng ribônuclêôtit được cung cấp (Rcc) sau n lần sao mã
Sau mỗi lần sao mã tạo nên 1 mã sao nên:
(21)
e) Biết thời gian sao mã (tARN) - vận tốc sao mã (VARN)
Thời gian sao mã là thời gian để một mạch gốc của gen tiếp nhận ribônuclêôtit tự do của môi trường nội bào và lắp ráp chúng vào mạch pôliribônuclêôtit để tạo nên 1 mARN. Còn vận tốc sao mã là cứ 1 giây trung bình có bao nhiêu ribônuclêôtit được lắp ráp vào chuỗi pôliribônuclêôtit. Từ 2 đại lượng này sẽ xác định được số lượng ribônuclêôtit của 1 mARN:
RARN = tARN x VARN
Lúc này bài toán xác định chiều dài gen lại trở về công thức (18)
LG = (tARN x VARN) x 3,4Å (22)
3.4 Khi biết các đại lượng tạo nên cấu trúc prôtêin
a) Biết số lượng axit amin trong 1 prôtêin hoàn chỉnh (AH)
Prôtêin hoàn chỉnh không còn axit amin mở đầu, nên số lượng axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh ứng với các bộ ba trên gen cấu trúc chưa tính tới bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc. Vậy tổng số bộ ba trên gen: (AH + 2). Suy ra:
LG = (AH + 2)3 x 3,4Å (23)
b) Biết số lượng axit amin cung cấp tạo nên 1 prôtêin (Acc)
Số axit amin cung cấp tạo nên 1 prôtêin bằng số bộ ba trên gen cấu trúc, chưa tính đến bộ ba kết thúc. Vậy số bộ ba trên gen:
(Acc + 1)
Chiều dài gen:
LG = (Acc + 1)3 x 3,4Å (24)
c) Biết khối lượng 1 prôtêin hoàn chỉnh (Mp)
Vì khối lượng 1 axit amin bằng 110 đvC. Suy ra số lượng axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh là:
Ta có:
(25)
d) Biết số lượng liên kết peptit được hình thành (Lp) khi tổng hợp 1 prôtêin.
Cứ 2 axit amin tạo nên 1 liên kết peptit. Vậy số lượng liên kết peptit hình thành khi tổng hợp 1 prôtêin ít hơn số lượng axit amin cung cấp để tạo nên prôtêin đó là 1. Ta có số lượng bộ ba trên gen cấu trúc: (Lp + 2)
Chiều dài gen: LG = (Lp + 2)3 x 3,4Å (26)
e) Biết số lượng liên kết peptit trong 1 prôtêin hoàn chỉnh (LPH)
Từ số lượng liên kết peptit trong 1 prôtêin hoàn chỉnh suy ra số lượng axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh (LPH + 1). Suy ra số lượng bộ ba trên gen cấu trúc (LPH + 3).
Chiều dài gen: LG = (LPH + 3)3 x 3,4Å (27)
f) Biết thời gian tổng hợp 1 prôtêin (tlp), vận tốc trượt của ribôxôm (Vt)
LG = (tlp x Vt)Å (28)
g) Biết vận tốc giải mã (Va) aa/s. Thời gian tổng hợp xong 1 prôtêin (tlp) (s)
Thời gian tổng hợp xong 1 prôtêin chính là thời gian ribôxôm trượt hết chiều dài phân tử mARN. Từ 2 yếu tố trên xác định được số lượng bộ ba trên gen cấu trúc: (Va x t1p).
Chiều dài gen: LG = (Va x t1p)3 x 3,4Å (29)
h) Biết số lượt tARN (LtARN) được điều đến để giải mã tổng hợp 1 prôtêin
Cứ mỗi lần tARN đi vào ribôxôm chuỗi pôlipeptit nối thêm 1 axit amin. Vậy số lượt tARN đi vào ribôxôm thực hiện giải mã bằng số lượng axit amin cung cấp để tạo nên 1 prôtêin. Ta có số lượng bộ ba trên gen cấu trúc (LtARN + 1).
Chiều dài gen: LG = (LtARN + 1)3 x 3,4Å (30)
i) Biết số lượng phân tử nước được giải phóng (H2O)↑ khi hình thành các liên kết peptit để tổng hợp nên 1 prôtêin.
Cứ 2 axit amin kế tiếp nhau khi liên kết giải phóng ra một phân tử nước để tạo nên 1 liên kết peptit. Vậy số phân tử nước được giải phóng đúng bằng số liên kết peptit được hình thành.
Suy ra: LG = (H2O↑ + 2) x 3 x 3,4Å (31)
k) Biết thời gian của cả quá trình tổng hợp prôtêin (tQT)
Khi có nhiều ribôxôm trượt qua, vận tốc trượt của ribôxôm (Vt) hoặc vận tốc giải mã, khoảng cách thời gian giữa các ribôxôm (tTXC).
Từ thời gian của quá trình tổng hợp prôtêin và khoảng cách thời gian giữa các ribôxôm suy ra thời gian tổng hợp 1 prôtêin (tlp):
tlp = TQT – tTXC
Vậy: LG = (TQT – tTXC) x Vt (32)
hoặc: LG = tlp x (Va x 10,2) (32’)
III_I_VII_4
Các công thức tính số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cung cấp sau k đợt tái bản của gen.
Theo NTBS ta tính được số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp để tạo nên các gen có nguyên liệu hoàn toàn mới:
A = T = (2k – 2)A (33)
G = X = (2k – 2)G (34)
Số lượng nuclêôtit mỗi loại cung cấp để tạo nên các gen con sau k đợt tái bản:
A = T = (2k – 1)A (33’)
G = X = (2k – 1)G (34’)
III_I_VII_5
Các công thức tính vận tốc trượt của ribôxôm.
a) Khi biết chiều dài gen và thời gian tổng hợp xong 1 prôtêin:
(35a)
b) Khi biết thời gian tQT và tTXC và chiều dài gen LG:
(35b)
c) Khi biết khoảng cách độ dài LKC và khoảng cách thời gian giữa 2 ribôxôm (tKC) kế tiếp nhau:
Vt = LKC x tKC (Å/s) (35c)
d) Khi biết thời gian giải mã trung bình 1 axit amin (t1aa):
 
T

thanhcoqh13

Chào bạn .
Thực sự mà nói thì Sinh học 9 khác rất nhiều so với Sinh 6, 7, 8 [theo quan điểm 1 số bạn ^^]. Việc bạn và nhiều bạn khác không nắm được cũng có thể nói là dễ hiểu. Nhưng mình nghĩ nếu có 1 kế hoạch học tốt thì bạn sẽ cảm thấy môn học ấy thật dễ dàng .
- Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung trong sách: Đây là yếu tố cực kì quan trọng. Đặc biệt, nếu đọc trước sẽ giúp bạn dễ hiểu bài hơn ở trên lớp đồng thời củng cố và nâng cao hơn kiến thức của bản thân .
- Dành một ít thời gian lên mạng để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung liên quan đến bài học ~> hiểu rõ hơn vấn đề ~> nhớ kĩ và nắm chắc được vấn đề ^^
- Làm quen với các dạng bài tập bằng cách sử dụng các sách bài tập theo chương trình bộ giáo dục hay sách tham khảo ngoài...
- Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề và tự suy nghĩ giải quyết các câu hỏi ấy một cách logic nhất
- Trao đổi học tập với bạn bè, cùng tham gia giải bt, ôn luyện lý thuyết bằng các bài giảng hay các mục trao đổi tại Hocmai.vn
- Nếu có vấn đề không hiểu lập tức hỏi thầy cô hay bạn bè hoặc post lên trên mạng ^^
- Chứng minh các công thức
- ...
~ Chủ yếu để học tốt thì chúng ta phải hiểu vấn đề là chính

P.s Hy vọng được trao đổi học tập với bạn . Nick yh của mình: traucon_n , mong là bạn và mình có thể tìm hiểu và trao đổi với nhau thiệt nhiều kiến thức Sinh học nhé . Chúc bạn học tốt ^^.
 
T

thanhcoqh13

Thực sự mà nói thì Sinh học 9 khác rất nhiều so với Sinh 6, 7, 8 [theo quan điểm 1 số bạn ^^]. Việc bạn và nhiều bạn khác không nắm được cũng có thể nói là dễ hiểu. Nhưng mình nghĩ nếu có 1 kế hoạch học tốt thì bạn sẽ cảm thấy môn học ấy thật dễ dàng .
- Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung trong sách: Đây là yếu tố cực kì quan trọng. Đặc biệt, nếu đọc trước sẽ giúp bạn dễ hiểu bài hơn ở trên lớp đồng thời củng cố và nâng cao hơn kiến thức của bản thân .
- Dành một ít thời gian lên mạng để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung liên quan đến bài học ~> hiểu rõ hơn vấn đề ~> nhớ kĩ và nắm chắc được vấn đề ^^
- Làm quen với các dạng bài tập bằng cách sử dụng các sách bài tập theo chương trình bộ giáo dục hay sách tham khảo ngoài...
- Đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề và tự suy nghĩ giải quyết các câu hỏi ấy một cách logic nhất
- Trao đổi học tập với bạn bè, cùng tham gia giải bt, ôn luyện lý thuyết bằng các bài giảng hay các mục trao đổi tại Hocmai.vn
- Nếu có vấn đề không hiểu lập tức hỏi thầy cô hay bạn bè hoặc post lên trên mạng ^^
- Chứng minh các công thức
- ...
~ Chủ yếu để học tốt thì chúng ta phải hiểu vấn đề là chính

P.s Hy vọng được trao đổi học tập với bạn . Nick yh của mình: traucon_n , mong là bạn và mình có thể tìm hiểu và trao đổi với nhau thiệt nhiều kiến thức Sinh học nhé . Chúc bạn học tốt ^^.
 
T

thanhcoqh13

Theo Menđen;
+ Mỗi NTDT do 1 cặp NTDT quy định.
+ Trong quá trình phát sih giao tử có sự phân li của các cặp NTDT.
+ Các NTDT đã được tổ hợp lại trong thụ tinh.
=> Làm F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3trội : 1 lặn.
- Có thể nhưng rất khó vì mèo tam thể sau khi sinh thường rất yếu ^^~!
 
T

thanhcoqh13

1/ ở 1 loài động vật xét nhóm noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 có số lượng bằng nhau, đều giảm phân bình thường tạo ra 240 trứng và tinh trùng. số lượng NST có trong các trứng tạo ra ít hơn số NST các tinh trùng tạo ra là 576. sự thụ tinh của số trứng và tinh trùng nói trên tạo ra các hợp tử có tổng số 288 NST
a/ cho biết tên của loài
b/ xác định số hợp tử tạo thành
c/ xác định hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng

2/ 1 số trứng và 1 số tinh trùng của gà tham gia vào quá trình thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng bằng 6,25% và của trứng bằng 50% đã có tổng số 20 hợp tử được tạo thành từ quá trình thụ tinh nói trên và các trứng thụ tinh này đều được đẻ ra.
a/ xác định số trứng và số tinh trùng tham gia vao quá trình thụ tinh
b/ để có đủ số tinh trùng tham gia vào quá trình trên cần có bao nhiêu tinh bào bâc 1 giảm phân
c/ cho biết gà có 2n=78. xác định số NST có trong các trứng đã không nở sau khi ấp

3/ 1 tế bào mầm đực của trâu nguyên phân 3 lần dã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 350 NST
a/ xác định bộ NST lưỡng bội của trâu
b/ các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân , các tinh trùng được tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 6,25%. tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử thành cơ thể con là 50%. xác định số tinh trùng được tạo ra và số NST trong cá tinh trùng
c/ số lượng trâu con được sinh ra từ quá trình trên

4/ ở chuột 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng về màu lông và hình dạng đuôi đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau biết lông xám, đuôi cong là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng, đuôi thẳng. khi cho giao phối 2 dòng chuột thuần chủng có lông xám, đuôi cong với lông trắng, đuôi thẳng thu được F1
a/ lập sơ đồ lai từ P đến F1
b/ tiếp tuc cho F1 giao phối với chuột khác thu được F2 cóe ết quả như sau: 37,5% lông xám, đuôi cong; 37,5% lông xám,đuôi thẳng; 12,5% lông trắng, đuôi cong; 12,5% lông trắng, đuôi thắng. giải thích kết quả và lập sơ đồ lai tư F1 đến F2

giup em lam mấy bai nay nha
em thank truoc nha!
 
T

thanhcoqh13

1.nước tiểu đầu:-dung lượng lớn
-chất dinh dưỡng nhiều
-nước nhiều
-chất thải ít
-là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận
nước tiểu chính thức:dung lượng ít
-chất dinh dưỡng ít,hầu như không có
-nước ít
-chất thải nhiều
-sản phẩm của quá trình bài tiết tiếp
2.a.
P thân ngắn...x...thân dài
........AA................aa....
G:......A.................a....
F1:...100% thân dài Aa
b,P:thân dài x thân ngắn
..........Aa..............aa......
G:......A,a...............a
F2:1Aa:1aa
1thân dài:1thân ngắn
 
Top Bottom