*Ở người – Homo sapiens sapiens,tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với mắt xanh. Người đàn ông có kiểugene thuần chủng về màu mắt đen kết hôn với người nữ có màu mắt xanh. Hỏi concái của họ sẽ có màu mắt như thế nào? Giải thích và viết sơ đồ lai.
Ở Ruồi giấm – Drosophilamelanogaster, khi cho lai Ruồi thân xám với Ruồi thân đen thì thế hệ sau thu đượctoàn ruồi thân xám. (Biết rằng tính trạng màu sắc thân tuân theo quy luật ditruyền Menđen).
a/ Biện luận để xác định kiểu gene củađời P.
b/ Nếu tiếp tục cho ruồi ở F1giao phối với nhau, thì kết qua F2 như thế nào? Giải thích và viếtsơ đồ lai ?
*Ở giống bò nhà – Bos primigenius,tính trạng không có sừng là trội hoàn toàn so với tính trạng có sừng. Cho lai haibò: con không có sừng với con có sừng với nhau thu được F1.
a/ Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đếnF1.
b/ Làm thế nào để biết bò không có sừnglà thuần chủng hay không ? Giải thích và viết sơ đồ minh họa.
* Ở người, sắc tố melanin nằm trong phạm vi từmàuvàng đến nâu đỏ rồi sang màu đen. Số lượng và màu sắc của melanin cótrong da tạora sự khác biệt về màu da củacác chủng tộc.
Bạch tạng (Albinism) là mộtbệnh rốiloạn di truyền, người bị Bạch tạngkhông tổng hợp được sắc tố melanin làm cho da, tóc và mắtcó màu nhạt. Tầnsố mắc bệnh khoảng 1 : 20 000người.Bệnh do gene lặn quy định (a), gene (A) quy định sắc tố bình thường.
a) Nếu mộtngười bị bạch tạng kết hôn với một người cógene đồnghợp sắc tố bình thường,concái của họ sẽ như thế nào?
b) Nếu một người bạch tạng kết hôn với một ngườicó gene dị hợp sắctố bình thường, dựđoán kết qua con cái của họ.
c) Nếucặp vợ chồng có gene dị hợp sắc tố bình thường kết hôn với nhau. Thì khả năngcon cái của họ mắc bệnh là bao nhiêu phần trăm ?
1. Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?
A. Cây cà chua. B. Ruồi giấm.
C. Cây Đậu Hà Lan. D. Trên nhiều loài côn trùng.
2. Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là
A. Cặp gen tương phản. B. Cặp tính trạng tương phản
C. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. D. Hai cặp gen tương phản.
3. Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản và phát triển mạnh.
C. Tốc độ sinh trưởng nhanh. D. Có hoa đơn tính.
4. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là
A. Tính trạng lặn B. Tính trạng tương ứng.
C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng trội.
5. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
6. Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm:
A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng.
C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.
7. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
8. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định
A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
C. kiểu gen của tất cả các tính trạng.
D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
9. Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng là
A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan
C. Con người. D. Vi khuẩn E. Coli.
10. Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có
A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
B. Các biến dị tổ hợp.
C. 4 kiểu hình khác nhau.
D. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn.