[Sinh 9] Bài tập di truyền

P

paulpry_9x

Lai 1 cây hạt tròn với 1cây hạt dài người ta thu được đời con F1 50% hạt dài : 50% hạt tròn .Chỉ từ đời con F1 đã cho làm thế nào để xác định tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn .Cho biết tính trạng hình dạng hạt là cho 1 gen quy định
 
Y

yuper

Ở bò đực tính trang ko sừng là tính trạng trội so với tính trạng có sừng .Cho bò đực giao phối với ba bò cái a,b,c được kết quả sau :
Với bò cái a sinh ra bê a có sừng
Với bò cái b ko sừng sinh ra bê b ko sừng
Với bò cái c có sừng sinh ra bê c ko sừng
Hãy xác định kiểu di truyền của bò đực với ba bò cái ?

- Phép lai vs bò cái A sinh ra bê có sừng ( aa ) \Rightarrow Bê con nhận giao tử a từ bố và mẹ

- Phép lai vs bò cái C ( aa ) sinh ra bê ko sừng ( A- ) \Rightarrow KG của bê con là Aa và nhận giao tử A từ bò đưc

\Rightarrow KG của bò đực là: Aa

- Phép lai vs bò cái B ( A- ) sinh ra bê ko sừng ( A- ) \Rightarrow KG của bê con là AA hoặc Aa và KG của ò cái C là AA hoặc Aa

\Rightarrow Kết luận:

- Bò đực có KG: Aa

- Bò cái A: Aa hoặc aa

- Bò cái B: AA hoặc Aa

- Bò cái C: aa
 
Y

yuper

Ở người,gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng, gen B qui định tầm vóc cao, gen b qui định tầm vóc thấp.hai cặp tính trạng trên phân li độc lập nhau.
a.nếu bố tóc xoăn,tầm vóc cao;mẹ tóc thẳng,tầm vóc thấp thì các con của họ sinh ra có thể có kiểu hình như thế nào?
b.nếu bố mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn,tầm vóc thấp mà sinh ra con tóc thẳng, tầm vóc cao thì kiểu gen của bố mẹ như thế nào?

a.

- KG của bố có thể là: AABB, AaBB, AABb, AaBb

- KG cảu mẹ: aabb

\Rightarrow Viết SĐL \Rightarrow KQ

b.

- Xem lại đề em nhé, bố mẹ tầm vóc thấp ko thể sinh ra con tầm vóc cao, nếu đề là tầm vóc thấp thì giải như sau:

- KG của bố mẹ là A-bb

- Con tóc thẳng ( aa ) phải nhận giao tử a từ bố và mẹ, mà bố mẹ mang KH trội \Rightarrow bố mẹ dị hợp \Rightarrow KG: Aabb
 
Y

yuper

cho lai 2 giống cà chua thuần chủng thân cao,quả đỏ với thân thấp,quả vàng. thế hệ lai F1 thu được toàn thân cao,quả đỏ.cho F1 giao phối với nhau.
a.xác định kiểu gen,kiểu hình ở F2. biết các tính trạng nói trên di truyền phân li độc lập, 1 gen qui định 1 tính trạng
b.nếu cho F1 lai phân tích->F2 có kết quả như thế nào?

a. F1 100% thân cao,quả đỏ \Rightarrow cao và đỏ là 2 tính trạng trội hoàn tàon so vs 2 tính trạng thân thấp,quả vàng \Rightarrow KG của F1: AaBb

\Rightarrow KG của P: AABB x aabb

\Rightarrow Viết SĐL: AaBb x AaBb

b. Viết SĐL : AaBb x aabb \Rightarrow Kết quả
 
Y

yuper

Lai 1 cây hạt tròn với 1cây hạt dài người ta thu được đời con F1 50% hạt dài : 50% hạt tròn .Chỉ từ đời con F1 đã cho làm thế nào để xác định tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn .Cho biết tính trạng hình dạng hạt là cho 1 gen quy định

- 1:1 là tỉ lệ phép lai phân tích \Rightarrow trong 2 cây ở [TEX]F_B[/TEX] thì 1 cây dị hợp và 1 cây đồng hợp lặn

- Từ 2 cây F1, chọn ngẫu nhiên 1 cây rồi đem lai vs cây có KH khác cây đã chọn và xem xét kết quả lai:

+ Nếu cây ta chọn mang tính trạng trội, khi đem lai vs cá thể mang tính trạng lặn sẽ cho KQ: 1:1

+ Nếu cây ta chọn mang tính trạng lặn, khi đem lai vs cả thể mang tính trạng trội thì sẽ cho 2 trường hợp:

- 100% cá thể mang KH của cá thể ta đem lai hoặc phân tính 1:1

\Rightarrow Nếu phép thử nào cho 2 KQ thì đó là cây mang tính trạng lặn, phép thử cho 1 KQ thì cây đó mang tính trạng trội
 
D

dung010798

2. Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
3. CMR: Protein có tính đa dạng và đặc thù?
4. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc và cơ chế di truyền như thế nào?
 
C

cattrang2601

2. Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng?

Gen quy định tính trạng theo sơ đồ

Gen ( một đoạn ADN ) ~> ARN ~> Protein ~> tính trạng

Trình tự sắp xếp các nu trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nu trên ARN . Tình tự sắp xếp các nu trên ARN quy định trình tự sắp xếp các aa trên protein. Cùng với môi trường protein biểu hiện thành tính trạng . Vậy nên gen quy định tính trạng.

4. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc và cơ chế di truyền như thế nào?

*Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc

-A mạch này lk với T mạch kia = 2lk H
G mạch này lk với X mạch kia = 3lk H
và ngược lại đảm bảo cho cấu trúc không gian của ADN luôn ổn định. NTBS đảm bảo cho cấu trúc ADN ổn định về chiều rộng của vòng xoắn là 20[TEX]\AA[/TEX] , mỗi chu kì xoắn là 34[TEX]\AA[/TEX]
- Với 4 loại nu nhưng liên kết theo NTBS đã đảm bảo tính đặc trưng của ADN trong cấu trúc , đảm bảo tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
- Các liên kết H tương đối yếu nhưng vì có số lượng lớn nên đã giữ được tính đặc trưng và tương đối ổn định của ADN và đồng thời cũng tạo nên cho phân tử ADN rất linh động, hai mạch của ADN có thể tách rời nhau tạo điều kiện cho sự tự nhân đôi , sao mã.

*Nguyên tắc bổ sinh thể hiện trong cơ chế di truyền .

- Trong quá trình nhân đôi ADN : Hai mạch đơn của ADN tháo xoắn , mỗi mạch hoạt động như một cái khuôn thu hút các nu từ môi trường kết hợp theo nguyên tắc bổ sung A - T ; G - X và ngược lại tạo nên 2 phân tử ADN con mới giống hệt ADN mẹ ban đầu.

- Trong cơ chế sao mã

- Trong cơ chế giải mã

( Các bạn làm tương tự :) )


1. So sánh cấu trúc, chức năng, và quá trình tổng hợp ADN và protein?

Ta so sánh cấu trúc và chức năng trước :

Giống :
- Đều là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân là các đơn phân
- Có cấu tạo mạch xoắn
- Có các liên kết hóa học trong phân tử
- Đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các đơn phân
- Đều là thành phần hóa học cấu tạo nên NST
- Đều tham gia vào quá trình hình thành tính trạng

Khác :

* ADN :

- Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn
- Có cấu trúc mạch kép
- Có 4 loại nu : A , T , G , X
- Trong mỗi nu có đường deoxiribozo
- Có liên kết H giữa 2 mạch đơn
- Là nơi lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

* Protein

- Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn ADN
- Có cấu trúc 4 bậc khác nhau
- Có 20 loại axit amin khác nhau
- Mỗi axit amin gồm có : 1 nhóm cacboxin , 1 nhóm amin , 1 gốc hidrocacbon.
- Giữa các axit amin được liên kết với nhau bằng liên kết peptit
- Cùng với môi trường biểu hiện thành tính trạng
 
P

paulpry_9x

[sinh 9 ] Bài tập di truyền

Bài 1:Ở cà chua F1 đồng loạt giống nhau
Cho F1 giao phân với cây cà chua thứ nhất được cây 59 cao đỏ : 60 cao vàg : 20 thấp đỏ : 18 thấp vàg
Cho F1 giao phân với cây cà chua thứ hai được cây 62 cao đỏ : 58 thấp đỏ : 19 cao vàg : 20 thấp vàg
Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng các gen nằm trên cá NST khác nhau
Vẽ sơ đồ lai biện luận cho từng trường hợp
 
Y

yuper

Bài 1:Ở cà chua F1 đồng loạt giống nhau
Cho F1 giao phân với cây cà chua thứ nhất được cây 59 cao đỏ : 60 cao vàg : 20 thấp đỏ : 18 thấp vàg
Cho F1 giao phân với cây cà chua thứ hai được cây 62 cao đỏ : 58 thấp đỏ : 19 cao vàg : 20 thấp vàg
Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng các gen nằm trên cá NST khác nhau
Vẽ sơ đồ lai biện luận cho từng trường hợp

- Xét PL1: Cao : Thấp = 3:1 \Rightarrow Cao trội hoàn toàn so với thấp

\Rightarrow A: Cao........................a: Thấp \Rightarrow Aa x Aa

- Xét PL2: Đỏ : Vàng = 3:1 \Rightarrow Đỏ trội hoàn toàn so với vàng

\Rightarrow B: Đỏ........................b: vàng \Rightarrow Bb x Bb

\Rightarrow F1: [TEX]AaBb[/TEX]

- Bây giờ xét riêng TL chiều cao và màu sắc ở 2 PL em sẽ suy ra đươc KG của cây đem lai
 
P

paulpry_9x

Cho F1 tự thụ phấn F2 có 2 kiểu gen AABB và aabb cho biết sự biêu hiện kiểu hình theo quy luật của Menden
a) Viết sơ đồ lai của và xác định tỷ lệ kiểu hình kiểu gen của F2
b) Viết kiểu gen và tính tỷ lệ các cơ thể sau đây ở F2 có kiểu gen đồng hợp về 1 tính trạng trội ,dị hợp về 1 tính trạng trội ,đồng hợp về 2 tính trạng trội ,dị hợp về 2 tính trang trội


~ Chú ý cách đặt tiêu đề: [Môn + lớp] + Tiêu đề
~ Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

Cho F1 tự thụ phấn F2 có 2 kiểu gen AABB và aabb cho biết sự biêu hiện kiểu hình theo quy luật của Menden
a) Viết sơ đồ lai của và xác định tỷ lệ kiểu hình kiểu gen của F2
b) Viết kiểu gen và tính tỷ lệ các cơ thể sau đây ở F2 có kiểu gen đồng hợp về 1 tính trạng trội ,dị hợp về 1 tính trạng trội ,đồng hợp về 2 tính trạng trội ,dị hợp về 2 tính trang trội

a.

- F2 có AABB \Rightarrow bố mẹ phải cho AB

- F2 có aabb \Rightarrow bố mẹ phải cho ab

\Rightarrow F1: AaBb \Rightarrow QL phân ly độc lập của Mendel

\Rightarrow SĐL

b. Cái này em suy ra từ SĐL
 
Top Bottom