Sinh [Sinh 8] Thảo luận

Status
Không mở trả lời sau này.
P

p3nh0ctapy3u

tiếp: tại sao nối dây thần kinh tuỷ là dây pha? giải thích?
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau.
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan.
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.
- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy.
 
T

thongoc_97977

đâu có thừa@!

(*)tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng
- Chất xám là căn cứ ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện
- chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não
 
K

kool_boy_98


Thừa cái chữ "Giải thích" đó...!!!

(*)Tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng
- Chất xám là căn cứ ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện
- chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não

Thiếu! Đây là cấu tạo trong, còn cấu tạo ngoài nữa?
 
T

thongoc_97977

Ý của mình là tại sao nối dây thần kinh tuỷ là dây pha và giải thích cho câu trả lời đó!

Nằm trong cột sống từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2.
+ Hình dạng: hình trụ tròn dải 50km, có hai phần phình ra đó là phình cổ và phình thắt lưng
+ Màu sắc: màu trắng bóng
+ Các lớp: màng tủy có các lớp như là màng cứng, màng nhện, màng nuôi có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống
 
T

tomandjerry789

Tuyến thận được bao bọc bởi màng liên kết. Gồm 2 phần chính:
+ Phần vỏ: gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới
+ Phần tuỷ

Tiếp. :D
So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thú?
 
T

thongoc_97977

(*) giống nhau:
+ cũng gồm các giai đoạn: thông khí ở phổi,trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
+theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp

(*) khác nhau
+ ở thú : sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía hai bên
+ ở ngườiL sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía hai bên

tiếp: khi đường dẫn tiểu bị nghẽn bởi sỏi có ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?
 
V

vitconxauxi_vodoi

Khi đường dẫn tiểu bị nghẽn bởi sỏi gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được dẫn đến người bệnh đau dữ dội(có thể đi kèm với sốt cao).Nếu không cấp cứu kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tiếp nhé :x :Vì sao da ta luôn mềm mại,khi bị ướt không ngấm nước?
 
T

tomandjerry789

Khi đường dẫn tiểu bị nghẽn bởi sỏi gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được dẫn đến người bệnh đau dữ dội(có thể đi kèm với sốt cao).Nếu không cấp cứu kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tiếp nhé :x :Vì sao da ta luôn mềm mại,khi bị ướt không ngấm nước?

Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
___________________
Tiếp. :D
Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
 
V

vitconxauxi_vodoi

Tiếp. :D
Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
- Bao ngoài là 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700 - 800 triệu phế nang.
Thể tích phổi chỉ đạt tới 5 - 6 lít, nhưng tổng diện tích bề mặt trao đổi khí ở phổi có thể đạt tới 70 - 80 m2 , gấp khoảng 40 - 50 lần tổng diện tích bề mặt của cơ thể.

Tiếp nhé ;))
So sánh sự trao đổi khí ở phổi và của tế bào
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

+ Ở phổi: khí oxi khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và khí cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí trong phế nang.
+ Ở tế bào: khí oxi khuếch tán từ máu vào tế bào và khí cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.
_____
Tiếp. :D
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
 
T

thongoc_97977

-Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu
- Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
- Ngoài ra, còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.
 
T

thongoc_97977

Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ những dạng phức tạp thành những phần tử đơn giản xảy ra bên

trong ống tiêu hóa của động vật, những phần tử này có thể được hấp thụ. Các quá trình tiêu hóa quan trọng có thể
Có 2 hình thức tiêu hóa:

Tiêu hóa nội bào : Quá trình biến đổi các chất trong tế bào.

Tiêu hóa ngoại bào : Quá trình biến đổi các chất ngoài tế bào.

Chức năng của quá trình tiêu hóa

Biến đổi thức ăn : cơ học ,hóa học,lí học và vi sinh vật

+Hấp thu

+Đào thải

+Bài tiết ,vận động ...

Ý nghĩa của quá trình tiêu hóa

Biến đổi các chất dinh dưỡng kích thước lớn thành các chất đơn giản dễ dàng hấp thu qua màng tế bào .

Cơ thể chỉ tổng hợp được các chất hữu cơ của riêng mình từ các chất đơn giản thông qua hoạt động tiêu hóa .

Tổng hợp các sản phẩm mới để xây dựng cơ thể ,cung cấp năng lượng ,dự trữ đồng thời thải sản phẩm thùa ra ngoài cơ


tiếp: Vai trò của ruột non?
 
V

vitconxauxi_vodoi

Ruột hấp thu theo hướng tích cực: thức ăn được hấp thu hết khi tiêu hóa. Glucid -> đường Maltose -> Glucose; Lipide dưới tác động của enzyme lipase chuyển thành Acid béo và Glycegol Protein xuống ruột non thành Polypeptide Tụy có enzyme Trypsin Ruột có enzyme Trypsinogen + entersrokinase -> Trypsin Polypeptide + Trypsin -> Amino Acid.
Chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột.

Mạch máu: Ruột non được nuôi bởi động mạch (ĐM) Mạc treo tràng trên và các nhánh (5 nhánh) các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non sẽ đi theo đường tĩnh mạch về. Các chất dinh dưỡng và 30% lipid lẫn chất độc đi qua gan để lọc, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.

Một tổn thương ở gan trong tình trạng bệnh lý sơ gan gan không còn khả năng lọc chất độc thì các chất được đưa về tim bao gồm cả chất độc dễ gây cho cơ thể hôn mê sâu trường hợp bị ngộ độc NH3 lên não bộ sự tích tụ Ure.

Mạch bạch huyết: Vitamin tan trong dầu và 70% lipid theo tĩnh mạch chủ trên về tim.
~>Tiếp nhé ;))
Tại sao khi chỉ bị đau môt bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?

 
T

thongoc_97977

do cơ thể là một khối thống nhất,có sự phối hợp cùng nhau,cùng thực hiện chức năng sống nên khi chỉ bị đau môt bộ phận nào đó trong cơ thể thì ta thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng

tiếp:Nếu mất 1 quả thận thì hậu quả sẽ ra sao?
 
N

naruto_evil

Nếu mất 1 quả thận thì hậu quả sẽ ra sao?
Nếu mất 1 quả thận thì sẽ :khi (163):
Ta biết rằng mỗi ngày thận lọc máu với một lượng rất lớn hai quả thận của chúng ta đảm nhận trách nhiệm này nhưng khi ta mất đi một quả thận,cơ thể ta chỉ còn một quả thận làm việc chính vì lượng máu cần lọc mỗi ngày quá lớn mà ta chỉ có một quả thận chính vì vậy khi tình trạng này kéo dài làm cho quả thận còn lại suy kiệt và yếu dần có thể dẫn đến tử vong.Làm giảm khả năng lọc máu và làm cho người bệnh mắc các bệnh về đường bài tiết.
____________________________________________________________________
Có gì mấy anh chị góp ý thêm nhé!
Hey kíck thank you:khi (169)::khi (169)::khi (169)::khi (169): :khi (169):
 
P

p3nh0ctapy3u

Giải thích câu nói"Mùa hè chóng khát,mùa đông chóng đói
Bon chen tí :">
Mùa hè chóng khát vì mồ hôi thoát ra nhiều ,cơ thể mất nước phản ứng lại bằng cảm giác khát .
Mùa đông chóng đói vì phải bù đắp vật chất cần thiết cho quá trình dị hóa tạo năng lượng chống rét
~> Đó là cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể
Tiếp nhé :x Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa với đồng hóa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom