Sinh [Sinh 8] Nơi giải đáp những câu hỏi còn khó hiểu

Status
Không mở trả lời sau này.
A

alicekang12

Cảm ơn nhiều ạ ^^
Nhưng em vẫn còn nhiều câu muốn hỏi,có thể giúp em không ạ ????
Mai em phải thi vấn đáp kiến thức lớp 8 mà không nhớ rõ.hix T^T
1.Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng ?
2.Vì sao trong hầm lò có thể bị ngạt khí?
Trả lời: Vì trong hầm lò có nhiều khí CO: Hb + CO -> HbCO (đúng không ạ?)
3.Tại sao mắc virut HIV lại gọi là hội chúng suy giảm miễn dịch?
Trả lời:Virut HIV gây nhiễm trên chính bạch cầu limpho T gây rối loạn chức năng của tế bào này làm mất khả năng chống lại các vi khuẩn,virut khác ... và thường chết phải các bệnh thông thường như bệnh lao,bệnh sởi... (đúng không ạ ? )
 
A

alicekang12

4.Tại sao khi con đỉa hút máu người thì tại vết thương máu lâu đông?
5.Máu chảy trong mạch có bị đông không?Vì sao ?
6.So sánh hiện tượng đông máu và ngưng máu ?
7.Tại sao máu O là chuyên cho,máu AB là chuyên nhận ?
8.Khi người có máu O truyền cho máu A thì kháng nguyên của người nhận là A có gây kết dính hồng cầu với kháng thể a của người cho hay không ? Vì sao ?
9.Trình bày cấu tạo của tim và mạch máu phù hợp với chức năng ?
10.Tại sao khi tiêm ta thường tiêm vào tĩnh mạch ?
11.Tại sao khi đv chết máu tập trung ở tĩnh mạch ?
Trả lời:
+Lòng rộng chứa 75% máy trong cơ thể
+Khi đv chết,tim ngừng đập,áp lực đẩy máu về tim = 0.Vì vậy máu tập trung ở tĩnh mạch (đúng không ạ ?)
 
B

boboiboydiatran

Cảm ơn nhiều ạ ^^
Nhưng em vẫn còn nhiều câu muốn hỏi,có thể giúp em không ạ ????
Mai em phải thi vấn đáp kiến thức lớp 8 mà không nhớ rõ.hix T^T
1.Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng ?
2.Vì sao trong hầm lò có thể bị ngạt khí?
Trả lời: Vì trong hầm lò có nhiều khí CO: Hb + CO -> HbCO (đúng không ạ?)
3.Tại sao mắc virut HIV lại gọi là hội chúng suy giảm miễn dịch?
Trả lời:Virut HIV gây nhiễm trên chính bạch cầu limpho T gây rối loạn chức năng của tế bào này làm mất khả năng chống lại các vi khuẩn,virut khác ... và thường chết phải các bệnh thông thường như bệnh lao,bệnh sởi... (đúng không ạ ? )

1.

1. Cấu tạo và thành phần

a. Cấu tạo
Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu hình bầu dục có nhân; ở đa số thú khác hồng cầu dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân như hồng cầu của người. Hồng cầu trưởng thành, lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. Ở người trong điều kiện tự nhiên, hồng cầu có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8 μm, bề dày phần ngoại vi 2-2,5 μm và phần trung tâm 1 μm, thể tích trung bình 90-95 μm3. Hình dạng này có hai lợi điểm như sau:


Hồng cầu+ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu.
+ Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu.
Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.


b. Thành phần
Thành phần chung của hồng cầu gồm: nước 63-67%, chất khô 33-37% trong đó: prôtêin 28%; các chất có nitơ 0,2%, ure 0,02%, glucid 0,075%, lipid và lecithin, cholesterol 0,3%.
Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin (Hb), chiếm 34% trọng lượng (nồng độ 34 g/dl). Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt với nhiều thành phần khác nhau. Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu được nghiên cứu nhiều đó là màng hồng cầu và hemoglobin. Màng hồng cầu mang nhiều kháng nguyên nhóm máu. Hemoglobin là thành phần quan trọng trong sự vận chuyển khí của máu.
 
B

boboiboydiatran

4.Tại sao khi con đỉa hút máu người thì tại vết thương máu lâu đông?
5.Máu chảy trong mạch có bị đông không?Vì sao ?
6.So sánh hiện tượng đông máu và ngưng máu ?
7.Tại sao máu O là chuyên cho,máu AB là chuyên nhận ?
8.Khi người có máu O truyền cho máu A thì kháng nguyên của người nhận là A có gây kết dính hồng cầu với kháng thể a của người cho hay không ? Vì sao ?
9.Trình bày cấu tạo của tim và mạch máu phù hợp với chức năng ?
10.Tại sao khi tiêm ta thường tiêm vào tĩnh mạch ?
11.Tại sao khi đv chết máu tập trung ở tĩnh mạch ?
Trả lời:
+Lòng rộng chứa 75% máy trong cơ thể
+Khi đv chết,tim ngừng đập,áp lực đẩy máu về tim = 0.Vì vậy máu tập trung ở tĩnh mạch (đúng không ạ ?)

6.
Máu được lưu thông liên tục trong cơ thể ở các điều kiện bình thường không bao giờ bị đông lại trong hệ mạch. Nguyên nhận là do vận tốc máu trong hệ mạch là đều đặn và ổn định.

- Bề mặt trong thành mạch luôn trơn nhẵn, tiểu cầu không bị phá hủy, không bám vào thành từng đám và do đó không có tromboplastin nội sinh tham gia quá trình đông máu - Bề mặt cũng có 1 lớp protein mỏng mang điện tích âm ngăn cản tiểu cầu dính vào nội mô - Các chất chống đông máu tự nhiên như heparin, muối oxalat, citrat,...
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 4: Trong tuyến nước bọt của loài đỉa chứa chất chống đông máu chống viêm sưng
Câu 5: Máu chảy trong mạch tất nhiên là không đông rồi ( dựa vào cơ chế của việc đông máu em có thể giải thích được )
Câu 6:
+ Khái niệm: Là hiện tượng khi bị thương máu chảy ra ngoài sau đó bị đông lại thành cục
+ Cơ chế: Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông

+ Ý nghĩa: Bảo vệ cơ thể để chống sự mất máu khi bị thương
_Sự ngưng máu:
+ Khái niệm: Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu người nhận.
+ Cơ chế: Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với kháng nguyên trên hồng cầu người cho làm hồng cầu người cho bị kết dính thành cục máu người nhận
+ Ý nghĩa: Là phản ứng miễn dịch của cơ thể,khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu
Câu 7:
+ Máu O là máu chuyên cho: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.

+ Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.

Câu 8:
Khi người có máu O truyền cho máu A thì kháng nguyên của người nhận là A không gây kết dính hồng cầu với kháng thể a của người cho ( em có thể dựa vào mục các nhóm máu ở người / sgk/ 49 để trả lời)

Câu 10: vì tĩnh dẫn máu từ các tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch
 
Last edited by a moderator:
N

nhonct

neu doi cho cac xuong do thi sao ma duoc.bam sinh no da nhu vây roi ma
vitconxauxi_vodoi said:
nếu đòi cho các xương đó thì làm sao mà được. bẩm sinh nó đã vậy rồi mà.
p/s: tạm dịch bài của bạn nhonct là như thế
Chú ý viết tiếng việt có dấu.
 
Last edited by a moderator:
N

ngochangvuthi

bạn ơi cho mình hỏi cái nha
Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất, ngăn tim nào có thành cơ tim mỏng nhất? giải thích?:confused:
 
T

toilahsg14

1) Kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa
2)Các tuyến tiêu hóa?
3)Các chất dinh dưỡng được sinh ra sau quá trình tiêu hóa?
4)Cơ quan tiêu hóa chủ yếu?
_____________________________________
^^
_____________________________________
 
N

nkymhoang

Gíup em câu này với ạ: Hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn? Hãy phân tích để chứng minh điều đó?
 
C

concacuoc

Biến đổi thức ăn ở dạy dày gồm 2 giai đoạn:
-Biến đổi lý học :
Dưới tác dụng của 3 lớp thứ cơ, thức ăn được nghiền, bóp nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị.
-Biến đổi hóa học:
+Protein chuỗi dài dưới tác dụng của enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin)
+1phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilza tạo thành đường mantô

cho nên biến đổi hoá học sẽ mạnh hơn
(nhớ thanks nha^-^)
 
C

concacuoc

eeeeeeeeeeeee

Biến đổi thức ăn ở dạy dày gồm 2 giai đoạn:
-Biến đổi lý học :
Dưới tác dụng của 3 lớp thứ cơ, thức ăn được nghiền, bóp nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị.
-Biến đổi hóa học:
+Protein chuỗi dài dưới tác dụng của enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin)
+1phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilza tạo thành đường mantô

cho nên biến đổi hoá học sẽ mạnh hơn
(nhớ thanks nha^-^)
 
L

linhgioinhat1

máu ở các bộ phận phần dưới cơ thể trở về tim bằng cách nào??????
@};- giúp mi'h nhanh nka!!!!!!:-* mi'h đang rất cần...
 
V

vuasutu123

Khi ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
Trả lời:
Cháo: thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantozo
Sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học của sữa không diễn ra ở miệng do thành phần hóa học của sữa là protein, đường đhowoawcj đường đơn
 
V

vualinklong

bạn giúp mình vài câu nhé: * mình đang cần gấp, mong abnj thông cảm :D)
1.Những đặc điểm khác nhau cơ bản của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa?
2.a. Bề mặt trao đổi khí ở phổi và ở tế bào có đặc điểm j để phù hợp với chức năng? Phân tích các đặc điểm đó.
b. Cho bảng sau: Khí ô xi khí Co2
Khí hít vào 20,49% 0,03%
Khí thở ra 16,3% 4%
nhận xét về thay đổi các tp khí và nêu rõ nguyên nhân? Khi lao động nặng nhịp hô hấp thay đổi ntn? Vì sao?
3.a. Dịch vị gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của từng tp?
b. Ở dạ dày diễn ra hđ biến đổi thức ăn nào là chủ yếu? Vì sao?
 
C

congtu_ho_nguyen

1.Những đặc điểm khác nhau cơ bản của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa là
+ THCH là biến những chất phức tạp thành chất đơn giản
+THHH là biến đổi chất này thành chất khác đi nuôi cơ thể.
 
G

gaarana

ai giúp em câu này với: liệt kê các phương tiện dùng để tránh thai và ưu, nhược điểm của chúng
 
T

tranglan1

Cái này còn hoạt động không nhỉ
*hơi rảnh nhưng cho mem hỏi chút đi, mem kiếm cho con em*
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom