Trao đổi nước gần giống thế này
+Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể diễn ra ở hai môi trường là môi trường trong cơ thể và môi trường ngoài (hay môi trường sinh sống của sinh vật). Cơ thể thực hiện trao đổi chất: hấp thụ những chất từ môi trường ngoài (không bàn đến chuyện cần thiết hay không nhé ^^) và thải loại những chất không cần thiết ra môi trường ngoài (các chất độc, bã, các chất dư thừa…) giúp ổn định môi trường trong, tạo điều kiện để quá trình trao đổi chất diễn ra ở cấp độ tế bào
Câu của kool, tớ không lập bảng, lười oánh chữ, thông cảm, mà đây là so sánh:
Tủy sống:-Cấu tạo
+ Chất trắng: đó là các tua của tế bào thần kinh có tác dụng truyền dẫn kích thích từ trung tâm đến các cơ quan và ngược lên.
+ Chất xám: chiếm vị trí trung tâm của tủy sống và được cấu tạo từ các tế bào thần kinh.
Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra.
- Chức năng
Tủy sống có hai chức năng chính là:
+ Nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động.
+ Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể.
a/. Đặc điểm cấu tạo
Tiểu não là một cấu trúc lớn nằm sau cầu não và hành tuỷ, bị thùy chẩm của bán cầu đại não che khuất. Tiểu não được phát triển mạnh ở động vật có vú và chim.
Tiểu não có ba thùy: một thùy giun ở giữa và hai bán cầu tiểu não ở hai bên. Bán cầu tiểu não được phát triển cùng với sự phát triển của bán cầu đại não và chỉ có ở động vật có vú. Tiểu não cũng do hai phần: chất xám và chất trắng tạo nên.
+ Phần chất xám: Khác với tủy sống và hành tủy, chất xám ở tiểu não được phân bố ở bề mặt ngoài các bán cầu tiểu não, tạo thành lớp vỏ dày 1 - 2,5 cm. Các khe, các rãnh trên bề mặt ăn sâu vào trong chia vỏ tiểu não thành các thùy các hồi. Mỗi thùy chi phối sự hoạt động một phần cơ thể. Vỏ bán cầu tiểu não gồm nhiều nơron, tập hợp thành 3 lớp tế bào thần kinh cơ bản: ngoài là lớp tế bào phân tử, tiếp đến là lớp tế bào Purkinjơ và trong cùng là lớp tế bào hạt. Cấu tạo đặc biệt của vỏ tiểu não chủ yếu do lớp tế bào Purkinjơ tạo nên. Sợi nhánh của các nơron trong lớp Purkinjơ có nhiều nhánh phụ hướng ra bề mặt tiểu não, còn sợi trục của chúng lại hướng vào phía chất trắng bên trong.
+ Chất trắng: Nằm dưới vỏ chất xám. Các chất trắng trong tiểu não cũng làm thành các đường dẫn truyền từ các phần khác nhau của thần kinh trung ương đến tiểu não. Bên trong chất trắng của tiểu não có tập hợp một số nơron, tạo thành 4 đôi nhân, đó là nhân mái (nhân vòm), nhân cầu, nhân hộp (nhân nút chai) và nhân răng.
b/. Chức năng tiểu não
Tiểu não có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động phức tạp. Cụ thể là :
- Kiểm soát và điều hoà các hoạt động không tuỳ ý (như trương lực cơ, sự phối hợp các động tác và duy trì tư thế thăng bằng trong không gian.
- Kiểm soát và điều khiển các vận động tuỳ ý. Nếu tiểu não bị tổn thương, có thể dẫn đến sự rối loạn các vận động tuỳ ý như sai hướng, sai sầm, giảm trương lực cơ, các động tác tuỳ ý thiếu chính xác, vụng về, đi lảo đảo.
- Phối hợp với đại não trong việc điều khiển các chức năng sinh lí của hệ thần kinh thực vật như chức năng dinh dưỡng, hoạt động tim mạch, thân nhiệt, tiêu hoá, hô hấp…