[Sinh 8] Chương tuần hoàn

Y

yuper

* ĐÔNG MÁU
- KN: Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thể.................
- Cơ chế: tiểu cầu vỡ tiết ra enzyme kết hợp vs ion [TEX]Ca^2+[/TEX] có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành chất sinh tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông
- YN: BV cơ thể khi các mạch máu bị đứt
* NGƯNG MÁU
- KN: Là hiện tượng hồng cầu của người cho kết dính trong máu của người nhận
- Cơ chế: Các kháng thể có trong huyết tương của người nhận gây kết dính vs các kháng nguyên tren hồng cầu người cho, lmaf cho hồng càu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận
- YN: Là 1 phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu
 
G

giang1061998

Sinh học 8 Cơ thể có nhữngg cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể ?

1 Cơ thể có nhữngg cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể ?

2 Cơ thể có thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? cho ví dụ minh họa.

3 Cơ thể đã điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường ở mọi lúc mọi nơi bằng cách nào? cho vd minh họa

4 Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số vd tự chọn.

THANK YOU VERY MUCH!!! >:D<
 
T

tomandjerry789

1 Cơ thể có nhữngg cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể ?

2 Cơ thể có thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? cho ví dụ minh họa.

3 Cơ thể đã điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường ở mọi lúc mọi nơi bằng cách nào? cho vd minh họa

4 Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số vd tự chọn.

1. Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho quá trình sinh lý tiến hành được bình thường.

2. Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cơ chế phản xạ.
Ví dụ 1:Khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại(sởn gai ốc)để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh trưởng nhiệt bằng rung cơ(run).
Ví dụ 2:Khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng cách dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường.

3. Sự điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường tùy nhu cầu của cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.
Ví dụ:Khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hôi toát đầm đìa…,lúc nghỉ mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.

4. Ví dụ 1:phá hủy tiểu bão chim bồ câu, con vật di chuyển lảo đảo, mất cân bằng.
Ví dụ 2:Khi chạy hệ vận động làm việc với cường độ lớn.Lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hồi tiết nhiều hơn…các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt dộng dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
 
Y

yen23101998

[sinh hoc 8] Hồng cầu

cho 4 nhóm máu khác nhau rồi tách riêng hồng cầu, huyết tương sau đó troonnj lẫn thu đk kết quả như sau:
ht an bình cúc yên
hc
an k dính k dính k dính k dính
bình dính k dính dính dính
cúc dính k dính k dính dính
yên dính k dính dính k dính

hãy xác định 4 nhóm máu trên
giúp mình với nha. thanks

:khi (2):
 
Y

yen23101998

[sinh học 8] Hồng cầu

vì sao người ở trên núi thường có nhiều hồng cầu hơn người ở đồng bằng
 
V

vumacdinhchi

hồng cầu làm chức năng trao đổi khí
trên núi không khí loãng hơn(ít oxi hơn) nên để cung cấp oxi đủ cho nhu cầu của cơ thể thì cần phải có nhiều hồng cầu hơn
 
H

heroineladung

Ấn đúng dùm mình nhé! Thanks!

;)Trả lời:
Trên núi cao không khí loãng, nhiệt độ về đêm trên núi lại xuống rất thấp, ban ngày cũng thấp hơn ở đồng bằng nên có ảnh hưởng nhất định đến số lượng cuẩ hồng cầu.
Những người sống ở vùng núi cao có nồng độ oxy trong không khí thấp hơn bình thường, bệnh nhân bị suy tim, các bệnh về phổi có giảm trao đổi khí ở phổi... đều gây ra thiếu oxy ở các mô làm cho quá trình oxy hoá ở các mô bị giảm đi, dẫn đến giảm số lượng hồng cầu ở máu.

 
S

s.m

Dựa vào Hồng cầu của nhóm máu người cho để xác định nhóm máu đó có khả năng cho nhóm máu nào để không gây kết dính và cho nhóm máu nào gây kết dính.
Dựa vào Huyết tương của nhóm máu người nhận để xác định nhóm máu đó nhận nhóm máu nào để không gây kết dính và nhận nhóm máu nào gây kết dính.
Vì 4 bạn An, Bình, Cúc, Yên có nhóm máu khác nhau và thuộc 4 nhóm máu, nên:
  • Hồng cầu của bạn nào không kết dính khi cho máu 4 nhóm khác, nhận nhóm máu O (An)
  • Huyết tương của bạn nào không bị kết dính khi nhận máu từ 4 nhóm, nhận nhóm máu AB (Bình)
  • Còn lại là Cúc và Yên với 2 nhóm máu: A và B. Đặc điểm của 2 nhóm máu là "tương đương" nhau:
    • Nhóm máu A: Nhận máu nhóm O, không nhận máu nhóm AB, nhận máu nhóm A
    • Nhóm máu B: Nhận máu nhóm O, không nhận máu nhóm AB, nhận máu nhóm B
\Rightarrow Không đủ yếu tố để kết luận nhóm máu A, B trong trường hợp này [hình như thiếu điều kiện thì phải?!]

P.s Đây chỉ là cách nhìn nhận chủ quan của mình, sai gì mong bà con sửa hộ :D.
 
K

kool_boy_98

Thực tế tim đập nhanh hơn do động vật có kích thước nhỏ thường phải hoạt động nhiều hơn so với các động vật có kích thước lớn mà thôi. Nó cũng có liên quan tới kích thước là phổi nữa Ví dụ đơn giản như cùng quãng đường 1km, 1 em bé 10 tuổi và 1 thanh niên 20 tuổi cùng đi, em bé đương nhiên sẽ mệt hơn do bước chân ngắn, năng lượng dự trữ trong cơ thể ít hơn so với người thanh niên. Vì cùng bỏ ra 1 lượng năng lượng như nhau, nhưng em bé có ít năng lượng dự trữ hơn người thanh niên, phổi bé hơn nên mỗi lần hấp thụ ô xi được ít hơn. Để duy trì lượng õi cần thiết cho hoạt động tiêu hao năng lượng thì phải hô hấp nhiều hơn, dẫn đến tăng tuần hoàn máu của vòng tuần hoàn nhỏ. Kéo theo đó là tim đập nhanh hơn để kịp đẩy máu đi lấy ô xi từ phổi và chia đều cho cả cơ thể
_______________
Chúc bạn học tốt!
 
M

maihoc98

[Sinh học 8] So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và lớn

vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ khac nhau ở những điểm nào?

~~> Chú ý cách đặt tên tiêu đề: [sinh học 8] tiêu đề

Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Em tham khảo nhé:

phanbiethetuanhoanlonvhetuanhoannho.jpg


.
....................................................
 
H

hthtb22

Máu được vận chuyển trong hệ mạch là nhờ sự co bóp của tim. Máu từ tim đi vào các ĐM, qua các mao mạch phân bố khắp cơ thể rồi lại trở về tim theo đường TM qua 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn vòng tuần hoàn nhỏ.
+ Vòng tuần hoàn lớn.Máu đỏ tươi giàu ôxi và dinh dưỡng từ TTT theo ĐM chủ đến các cơ quan, các tổ chức cơ thể. Sau khi thực hiện trao đổi chất tại mạng lưới mao tĩnh mạch, máu trở thành máu đỏ thẫm nghèo ôxi, theo TM chủ (trên và dưới) trở về TNP.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ. Máu đỏ thẫm nghèo ôxi từ TTP theo ĐM phổi lên phổi. Sau khi trao đổi khí ở phổi, trở thành máu đỏ tươi giàu ôxi theo TM phổi trở về TNT.
 
M

mituotroile

Cái này liên quan tới tỉ lệ S/V. Ta biết rằng cùng 1 hình dạng thì kích thước càng lớn, tỉ lệ S/V càng nhỏ. Mà tỉ lệ S/V càng lớn thì trao đổi chất càng mạnh. Những cơ thể có kích thước nhỏ, tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất mạnh, do đó nhu cầu Oxi của cơ thể cao, vậy nên máu phải cung cấp nhiều -> đòi hỏi tim hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vậy nên tim loài động vật nhỏ hơn lại đập nhanh hơn loài động vật lớn.



chúc bạn làm bài tốt nhé
 
N

nobita_147

vì sao máu được gọi là tuàn hoàn còn bạch huyết được goi là lưu thông có thể đảo vị trí chúng đuọc ko?
Bạch huyết là gì?
 
Last edited by a moderator:
B

boboi

mình lấy từ 1 người khác , bạn tham khảo

Hệ bạch huyết là hệ mạch phụ để đưa các chất gian bào (mà không quay lại được mao tĩnh mạch) hoặc một số chất dinh dưỡng hấp thu từ ruột trở về hệ tuần hoàn; nhờ đó mà dịch không bị ứ đọng lại gian bào.
Còn máu và bạch huyết thì ko thể đảo vị trí được vì máu có hồng cầu và tiểu cầu còn bạch cầu thì ít tiểu cầu và không có hồng cầu
nhớ thanks nha
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô.
 
N

nhunggamhieu1

[sinh8] Tuần hoàn

1mô tả hoạt động của tim
2 phân biệt động mạch ,tĩnh mạch , mao mạch
 
Top Bottom