[sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ

L

letrang3003

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Sinh học 8]Mỗi ngày một bài tập

[Sinh học 8] Mỗi ngày một bài tập và câu lạc bộ này sẽ gộp vào làm một nhé .
+ Để tiện cho các mem tham gia trao đổi
+ Như pic câu lạc bộ cho một bạn nào đó đã lập nhưng rồi bỏ trống khiến tình trạng spam càng tràn lan .
+ như tiêu đề . pic này sẽ câu lạc bộ để chúng ta ôn hè . Sắp lên lớp 9 . thời gian học cũng ko còn nhiều
+ Ko để tình trạng nước tới chân mới nhảy . Tớ sẽ ôn cho chúng ta một số nội dung cơ bản của sinh học 8 sau đó sẽ lên sinh học 9 sau nhá .
Mong các bạn tham gia nhiệt tình .
Thân !

Câu hỏi 1 : chức nang của tủy sống
 
Last edited by a moderator:
D

doremon_1996

-Tuỷ sống là cơ quan trung ương điều khiển các phản xạ kông điều kiện
-Giũa các trung khu thần kinh trong tuỷ sống có đường liên hệ dọc điều khiển sự vận động của các chi
 
L

letrang3003

CÒn thiếu bạn ạ! tớ đã bảo là nêu đầy đủ .
Gợi ý: Phải chưng minh được điều đó từ thí nghiệm thì mới hoàn thành bài đó
 
T

thaophuongnguyenxinh

Chức năng tuỷ sống là:

- Trước tiên ta phải phá huỷ não của ếch bằng cách cắt bỏ hàm trc của ếch hoặc dùng dùi phá bỏ hành tuỷ. Sau đó, cho kích thick nhẹ 1 chi ( chẳng hạn chi sau bên phải) bằng HCL 0.3% thì chi sau bên phải co. Cho kích thick mạnh hơn bằng HCL 1% thì cả 2 chi sau co. Cho kích thick rất mạnh bằng HCl 3% thì cả 4 chi cùng co. Điều này giúp ta dự đoán, tuỷ sống chính là trung khu của các phản xạ cử động. Các căn cứ thần kinh trong tuỷ dc liên hệ bằng các đường dẫn truyền ngang, dọc, chéo.
Để chứng minh dự đoán trên ta làm tiếp thí nghiệm
- Sau đó, ta dùng kéo rạch ngang lưng ếch rồi banh ra 2 bên. Tiếp đó cắt ngang tuỷ ( ở đôi dây TK da giữa lưng I và II) . Cho kích thích rất mạnh chi sau bằng HCL 3% thì 2 cho sau cùng co. Cho kích thick rất mạnh bằng HCl 3% vào 2 chi trc thì 2 chi trc cùng co. Chứng tỏ trong tuỷ các căn cứ TK có đường dẫn truyền dọc vì kích thick chi trc thì chi sau ko co; kích thick chi sau thì chi trc ko co.
- Sau đó, ta dùng rùi nhọn để huỷ tuỷ ở phía trên( hoặc dưới). Huỷ tuỷ phía trên. Cho kích thick rất mạnh chi trc bằng HCL 3% thì chi ko co. Cho kích thick rất mạnh bằng HCl 3% vào chi sau thì 2 chi sau co.

Vậy qua thí nghiệm trên ta thấy dc chức năng của tuỷ là:
+ Tuỷ sống là trung khu căn cứ thần kink điều khiển phản xạ cử động
+ Trong tuỷ có các căn cứ TK có đường dẫn truyền dọc, ngang, chéo.
 
L

letrang3003

theo tớ được học ( lời cô giáo bảo thì có có thể gần gần như bạn thảo )
Các bạn Tham khảo bài làm của tớ:
Tủy sông gồm chát xám và chất trắng :
-Chất xám của tủy sống là trung khu của các phản ứng không điều kiện . Đó là những phản xạ đơn giản , vô y thức và cso tính bẩm sinh .
Nêu ví dụ: Khi ta vô ý để tay chạm vô điện , tay tự co lại mà ta hok cần phai suy nghĩ . Còn trường hợp khác là chích nhẹ vào chân một người ngủ , chân người đó tự động co lại mà vẫn ngủ .

Còn chất trắng của tủy sống bao gồm các bó dây thần kinh hướng tâm và li tâm dẫn các xung thân kinh từ các cơ quan về các trung khu thần kinh , và từ các trung khu đó đi tới các cơ quan . Và còn bó sợi nối liên các khu thần kinh với nhau.
 
L

letrang3003

Ngày 3/14/2010
bài 2.
Hãy so sánh chức năng của hệ phân giao cảm với phân hệ đối giao cảm
 
T

thaophuongnguyenxinh

Câu 2

Chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm là
- Hệ thần kinh sinh dưỡng cũng gồm phần trung ương thần kinh nằm trong não, tuỷ sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: phân hệ giao cảm và đối giao cảm
- Trung ương:
+ Phân hệ giao cảm : Các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống( từ đốt tuỷ ngực I đến đốt thắt lưng III)
+ Phân hệ đối giao cảm: Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống
- Ngoại biên
+ Hạch thần kinh:
-- Phân hệ giao cảm: Xa cơ quan phụ trách
-- Phân hệ đối giao cảm : Gần cơ quan phụ trách
+ Nơron trc hạch:
-- Phân hệ giao cảm: Sợi trục ngắn
-- Phân hệ đối giao cảm: Sợi trục dài
+ Nowrron sau hạch
-- Phân hệ giao cảm: Sợi trục dài
-- Phân hệ đối giao cảm: Sợi trục ngắn
Phân hệ giao cảm và đối giao cảm cùng thực hiện những chức năng giống nhau nhưng lại là 2 phân hệ trái ngược nhau như : phân hệ giao cảm là tăng lực và nhịp cơ, dãn phế quản nhỏ, giảm nhu động, .... còn phân hệ đối giao cảm thì giảm lực và nhịp cơ, co phế quản nhỏ, tăng nhu động, ... Chính sự trái ngược của 2 phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng có chức năng điều hoà hoạt động của các nội quan nội tạng
 
L

letrang3003

Tớ hơi bận sẽ coi lại câu trả lời của bạn thảo sau hen ;)) thank trước ;))

Tiếp 3/15/2010
Câu 3 , câu hỏi thực tế nha ^^
-Tại sao khi thủng màng nhĩ chúng ta ko thể nghe thấy gì? ( bị điếc)
-Tại sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp với vận tốc quá nhanh thì người ở trên máy bay thường cảm thấy đau tai?
 
L

letrang3003



Chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm là
- Hệ thần kinh sinh dưỡng cũng gồm phần trung ương thần kinh nằm trong não, tuỷ sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: phân hệ giao cảm và đối giao cảm
ko cần thiết bạn ạ!
- Trung ương:
+ Phân hệ giao cảm : Các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống( từ đốt tuỷ ngực I đến đốt thắt lưng III)
+ Phân hệ đối giao cảm: Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống
- Ngoại biên
+ Hạch thần kinh:
-- Phân hệ giao cảm: Xa cơ quan phụ trách
-- Phân hệ đối giao cảm : Gần cơ quan phụ trách
+ Nơron trc hạch:
-- Phân hệ giao cảm: Sợi trục ngắn
-- Phân hệ đối giao cảm: Sợi trục dài
+ Nowrron sau hạch
-- Phân hệ giao cảm: Sợi trục dài
-- Phân hệ đối giao cảm: Sợi trục ngắn
cái nì cũng thấy ko cần thiết lun , đầu bài hỏi chức năng mờ , nêu cái đo chị zợ =.=
Phân hệ giao cảm và đối giao cảm cùng thực hiện những chức năng giống nhau nhưng lại là 2 phân hệ trái ngược nhau như : phân hệ giao cảm là tăng lực và nhịp cơ, dãn phế quản nhỏ, giảm nhu động, .... còn phân hệ đối giao cảm thì giảm lực và nhịp cơ, co phế quản nhỏ, tăng nhu động, ... Chính sự trái ngược của 2 phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng có chức năng điều hoà hoạt động của các nội quan nội tạng
còn cái nì chắc đúng ;))

 
B

baby_kute_nb96

Nêu thí nghiệm như trong sgk. Từ đó suy ra chưc năng của tuỷ sống:
Tuỷ sống bao gồm chất xám và chất trắng:
+ Chất xám là các trung khu tkinh của các phản xạ không điều kiện (điều khiển các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết)
+ Chất trắng là các dây tkinh hướng tâm và li tâm dẫn truyền xung tkinh từ các cơ quan thụ cảm đến các trung ương tkinh, từ trung ương tkinh đến các cơ quan trả lời. Chất trắng còn nối tuỷ sống với các cơ quan trong hệ tkinh.
 
L

letrang3003

Lưu ý bạn baby_kute_nb96 bài này đã làm rồi , bây h bạn làm câu 3 đi hen ;)) :x
 
D

doremon_1996

khi bị thủng màng nhĩ thì ta không thể nghe thấy gì vì màng nhĩ ngăn cách tai ngoài và tai giữa có chức năng bảo vệ tai giữa và dẫn truyền âm thanh. cho nên khi bị thủng màng nhĩ sẽ làm cho tai giữa bị nhiễm trùng, âm thanh không thể dẫn truyền tiếp nên ta không thể cảm nhận được âm thanh cũng như là không thể nghe thấy gi
 
L

letrang3003

Đúng !!!!
-Tại sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp với vận tốc quá nhanh thì người ở trên máy bay thường cảm thấy đau tai?
còn câu này ! gợi ý : ta dựa vào khoang tai giữa thông với bầu có vòi nhĩ nên đảm bảo áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng
 
D

doremon_1996

Khi máy bay lên cao hoặc hạ thấp xuống với vận tốc quá nhanh thì người ở trên máy bay hay bị đau tai vì khoang tai giữa thông với bầu có või nhĩ nên đảm bảo áp suất 2 bên màng nhĩ đc cân bằng .Nhưng máy bay lại lên xuống với vận tốc quá nhanh làm cho áp suất bên ngoài cao hơn áp suất bên trong gây sự chênh lệch áp suất .Vì vậy ta cảm thấy đau tai
 
L

letrang3003

Chính xác :D
Tiếp nào :
16/3/2010. Câu 4
a)Tại sao mắt phải điều tiết?
b)Sự khác biệt giữ điểm vàng và điểm mù là gi?
 
T

thaophuongnguyenxinh

Câu 4:
1. Mắt phải điều tiết vì sự điều tiết ở mắt giúp ta nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần vật
2. Sự khác nhau là :
- Điểm vàng là nơi tập trung của các tế bào nón, càng xa điểm vàng thì số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que.
- Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, ko có tế bào thụ giác thị giác .
 
K

ka_gu_chi

chào tất cả các bạn tham gia tớ la nhom trưởng:)Dhiện chưa co thành viên nên tự phong)mong các bạn sẽ vao câu lạc bộ này để cùng học:)>-

chú ý :[môn /lớp]+nội dung
Tiêu đề cũng phải viết có dấu.Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
V

vitcon10

câu lạc bọ j`i thế bạn

giới thiệu chút về câu lạc bộ này chút đy bạn....................
 
L

letrang3003

Đúng rồi đó thảo cố lên ! Tớ sắp lập cái hội sinh 8 . Bạn đến đó tham gia hén ;)
Câu 5.
QUá trình thu nhận và kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
 
C

congchuateen258

sóng âm vào tai lèm rung màng nhĩ, tác động vào chuỗi xương tai , truyền vào tai trông gây sự chuyển động nội dịch và ngoại dịch trong ốc tai, tác động lên tế bào thụ cảm thính ciác của cơ quan coocti , nằm trên màng cơ sở của vùng tương ứng làm hưng phấn chuyển thành xung thần linh truyền về vùng thính giác ở thuỳ thái dương , cho ta cảm nhận về âm thanh
xong rùi ạ
 
Top Bottom