[Sinh 7] Câu hỏi thi học kì II(giúp nha! Cảm ơn nhiều)

L

letrantuanlong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Sinh 7]Tìm hiểu về dơi nè!!!

Bộ Dơi (Tên khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ 2 trong lớp thú

với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 70% số loài).
Từ Chiroptera trong tiếng Hy Lạp là ghép bởi 2 từ: cheir (χειρ) "bàn tay" và pteronπτερον) “cánh”. Đúng như tên gọi, cấu tạo 2 chi trước của chúng giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh. (chính xác thì ở dơi cánh được tạo bởi màng da nối liền xương cánh tay và các ngón tay) (
Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay... trông có vẻ như cũng biết bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong một khoảng cách có giới hạn.
Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi.
Loài dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoản 2 gam. Loài lớn nhất là dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5 m và cân nặng khoảng 1,2 kg.
:)>-@};-@};-@};-
* Chúc các bạn học tốt!!!
 
B

bchingau

[Sinh 7]Câu hỏi sinh khó nhất thời đại lớp 7 !!!!!

Câu hỏi chính thi sinh 1 tiết :
So sánh TẬP TÍNH của khỉ hình người với khỉ và vượn
@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS

~>Không viết chữ đỏ nhé bạn!
~~>Chú ý tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

hungzeio

Troj` khỉ hình người với khỉ thường & vượn đâu có gì khác nhau đâu ta!!
khỉ hình ngươì đi lại ít trên bốn chân hơn sống trên cây không còn nhiều còn khỉ và vượng thì ngược lại đó mà mình biết có nhiu đó thui mong là đúng ^^!
 
N

ngoi_sao_tinh_mo_0705

[Sinh 7]Răng của sóc

cho mình hỏi răng của sóc, báo,sói như thế nào
còn nữa, cách bắt mồi của chuột đồng, sóc, báo, sói và chế độ ăn của chuột chù, chuột chũi, chuột đồng, báo, sói. Cho mình hỏi gấp nhé và mình cũng xin cảm ơn trước nhé.@-)
~~> Chú ý tiêu đề ,viết có dấu. TIêu đề phải có cả [Sinh 7] +Nội dung tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
L

letrang3003

cho mình hỏi răng của sóc, báo,sói như thế nào
còn nữa, cách bắt mồi của chuột đồng, sóc, báo, sói và chế độ ăn của chuột chù, chuột chũi, chuột đồng, báo, sói. Cho mình hỏi gấp nhé và mình cũng xin cảm ơn trước nhé.@-)
-răng của sóc :thiếu răng nanh , răng cửa rất lơn,sắc , và cách răng hàm 1 khoảng trống ( Lấy con chuột ra làm 1 ví dụ cho soc , như thế tưởng tượng dễ hơn )
-răng của báo , sói:răng cửa ngắn , sắc để ăn thịt ( xé mồi),răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc , răng nanh lớn dài nhọn.
-Cách ăn của chuột đồng , sóc :gặm , khoét bằng răng cửa , nghiền nhỏ thức ăn = răng hàm .
Cách bắt mồi của báo sói:săn mồi vào ban ngày , các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi
Chế độ ăn của chuột chù , chuột đồng , chượt chũi : Chế độ ăn gặm nhấm .
Chế độ ăn của báo sói:chế độ ăn thịt .
 
S

suuluong

Khỉ hình người sống theo đàn(tinh tinh, gôrila), sống đơn độc ( đười ươi ) ;khỉ và vượn sống theo đàn

Mình chưa chắc nhưng cũng mong là đúng
 
C

con_ca_kiem_123

[sinh 7] đốt sống cổ của chim

cho tớ hỏi với
chim bồ câu có mấy đốt sống cổ ấy nhỉ
=================================
 
C

cobecodon_97

Chim bồ câu có 8 đốt sống cổ, bạn ạ. Trong sách giáo khoa, ở hình ve bộ xương, phần chú thích ấy, có đấy bạn.
 
C

con_ca_kiem_123

vậy mà lớp tớ cứ bảo là 7 làm tớ lo thót tim về bài kiểm tra
======================================
 
C

cobecodon_97

Cách bắt mồi của báo là chờ mồi, rình mồi cơ mà bạn letrang3003 ơi.
 
V

vinh001

[Sinh 7] Thằn lằn và chim bồ câu

Các bạn ơi cho mình hỏi sự khác nhau giữa sự hô hấp ở thằn lằn và chim bồ câu . Mình đang cần gấp . Thanks nhìu
 
L

laban95

Chim bồ câu:
- Hô hấp bằng phổi và bằng các túi khí
- Phổi gồm 1 mạng ống khí dày đặc
- Sự thông khí nhờ sự co dãn túi khí (khi bay), thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)

Thằn lằn:
- Hô hấp bằng phổi
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Thông khí nhờ ưự hoạt động của các cơ liên sườn
 
V

vinh001

Vậy tốc độ tiêu hoá của chim bồ câu và thằn lằn loài nào nhanh hơn vậy ? Thanks nhìu
 
L

laban95

Chim bồ câu vì hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn nên tốc độ tiêu hóa cao hơn
 
D

desert_fanciful

1. Kể tên các hệ cơ quan của chim bồ câu?
2.Đặc điểm nào ở hệ sinh dục chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
3.Tại sao các voi và dơi được xếp vào lớp thú? Nêu vai trò của thú?
4.Thế nào là động vật quý hiếm? Cho ví dụ?
5.Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm? cần có biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
6.Hệ tiêu hoá chim bồ câu có đặc điểm gì khác so với các động vật có xương khác đã học?
7.Trình bày đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống dưới nước?
 
Last edited by a moderator:
D

desert_fanciful

[Sinh học 7]Đặc điểm sinh dục của chim bồ câu

Đặc điểm nào ở hệ sinh dục chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
~~> Chú ý tiêu đề !
 
Last edited by a moderator:
D

desert_fanciful

[Sinh học 7]Động vật quý hiếm

1. Thế nào là động vật quý hiếm? Cho ví dụ?
2. Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm? Cần làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
~~> Chú ý tiêu đề !
 
Last edited by a moderator:
D

desert_fanciful

[Sinh học 7]Hệ tiêu hoá chim bồ

Hệ tiêu hoá chim bồ câu có đặc điểm gì khác so với các động vật có xương đã học
~~> Chú ý tiêu đề ! KO dùng chữ màu đỏ :|
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom