Sinh [Sinh 7] Bài tập về tiến hóa

  • Thread starter dinhphuongthao.0206
  • Ngày gửi
  • Replies 43
  • Views 42,120

T

tuantu_kute1999

Cây phát sing giới động vật phản ánh:

+ Mối quan hệ họ hàng của các loài động vật.
+ Nguồn gốc của các loài động vật.
+ Vị trí tiến hoá của các loài động vật.
+ Số lượng của các loài động vật.

qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

_ Ví dụ: dựa vào cây phát sinh thì:

+ Ngành Chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành Thân mềm hơn vì chúng bắt nguồn từ những nhánh có cùng một gốc chung và chúng có vị trí gần nhau hơn so với ngành động vât có xương sống.
+ Cá voi có quan hệ gần với hươu sao hơn với cá chép. Vì cá voi và hươu sao cùng thuộc lớp Thú.
+ Ngành động vật có xương sống có nhiều loài hơn ngành động vật nguyên sinh vì có nhiều nhánh tiến hoá hơn.
 
Y

yuper

- Em tham khảo nhé:

Thaisinhvnonthaisinh.jpg


..........
..............
....................
 
H

hien.cute

[Sinh học] ôn tập

*Chương 6: ĐVCXS
- con nào sống tần mặt, tần đáy, tần giữa, dưới bùn? Đặc điểm từng con vật trong mỗi tần (thân, đuôi, vây)
- Đặc điểm thích nghi đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn
- Hệ tuần hoàn Bò sát, Chim (số ngăn tim, máu nuôi cơ thể , máu đó xuất phát từ tâm nào, máu trong tim. )
- Tìm động vật trong 3 bộ: gặm nhấm, linh trưởng, guốc chẵn.
- Đặc điểm chung của lớp thú
- Cấu tạo trong lớp Chim
*Chương 7: sự tiến hoá
- Hướng tiến hoá của động vật( nêu rõ, cụ thể)
*Chương 8: Động vật và đời sống con người
- Đa dạng sinh học ( khái niệm, đa dạng sing học ở môi trường hoang mạc đới nóng, đới lạnh ntn, giải thích tại sao như thế)
- Đặc điểm hình thái tập tính thích nghi của động vật ở hai môi trường đó (giải thích rõ vai trò của đặc điểm)
- Các biện pháp đấu tranh sinh học
- Thế nào là động vật quý hiếm. Biện pháp bảo vệ???/

CẦN GẤP LÀM GIÚP NHA NHỚ CỤ THỂ MỘT CHÚT ĐỂ KIỂM TRA ĐC NHIỀU ĐIỂM !!!!!!!!!@@
 
Last edited by a moderator:
H

hpthao_99

[Sinh 7] Cấu tạo và tập tính của lạc đà

Nêu các đặc điểm cấu tạo và tập tính của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc khô nóng ?/
( Chú ý ): 1 câu trong đề thi học kì
 
K

kool_boy_98

Một số đặc điểm:
Chân dài
-Vị trí cơ thể cao so với cát nóng
-Chân cao móng rộng, đệm thịt dày
-Không bị lún, đệm thịt chống nóng
-Bướu mỡ lạc đà.
-Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất).
-Giống màu môi trường
-Khả năng đi xa
-Khả năng nhịn khát
_______________
Chúc em học tốt!
 
T

thangvip99

_ Cây phát sing giới động vật phản ánh:
+ Mối quan hệ họ hàng của các loài động vật.
+ Nguồn gốc của các loài động vật.
+ Vị trí tiến hoá của các loài động vật.
+ Số lượng của các loài động vật.​
\Rightarrow qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

_ Ví dụ: dựa vào cây phát sinh thì:
+ Ngành Chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành Thân mềm hơn vì chúng bắt nguồn từ những nhánh có cùng một gốc chung và chúng có vị trí gần nhau hơn so với ngành động vât có xương sống.
+ Cá voi có quan hệ gần với hươu sao hơn với cá chép. Vì cá voi và hươu sao cùng thuộc lớp Thú.
+ Ngành động vật có xương sống có nhiều loài hơn ngành động vật nguyên sinh vì có nhiều nhánh tiến hoá hơn.​

những cái này có trong sinh học 7 bạn giở ra mà xem:):D:D:D:D:D:D:-??:-S;;)
 
T

thongminhchamchi

[Sinh học 7] Hãy giải thích câu nói sau :

Tại sao nói : Vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư về ban đêm bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ? (Hay nói cách khác là vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư về ban đêm bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày như thế nào ? )
 
M

meonhikut3

[Sinh 7] Mọi người giúp mình trả lời mấy câu hỏi trong đề cương Sinh có được không ?

1- Chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học?
2- Phân biệt hiện tượng đẻ con và noãn thai sinh?
Mình rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn
:M012:
 
T

thongminhchamchi

[Sinh học 7] Hãy giải thích câu nói sau :

Tại sao nói : Vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư về ban đêm bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ? (Hay nói cách khác là vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư về ban đêm bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày như thế nào ? )
 
K

kool_boy_98

Em tham khảo của chị Hongnhung nhé! Câu nỳ đã có nhiều rồi:

Ta biết:
- Êch đồng thường hay đi kiếm mồi về đêm (Vì thời điểm này, sự hoạt động của các loài: sâu bọ, cua cá, giun ốc... diễn ra mạnh mẽ). ==> ếch thường tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh (ruồi, muỗi...)_ (1)
- Chim: đa số các loài chim hoạt động về ban ngày (chỉ 1 số ít là hoạt động về đêm). Mà thức ăn của chúng ngoài các loại quả, hạt, mật... thì còn các loài sâu bọ... (2)
Từ (1, 2)==> Bổ sung hoạt động cho nhau. Tuy nhiên, chim cũng có loài hoạt động đêm, ếch cũng có lúc đi kiếm ăn về ngày. Nhưng những trường hợp này ít nên ta không nói đến. Vậy thì ta có thể 1 lần nữa kết luận là: 2 loài này bổ sung hoạt động cho nhau


P.s Mình thấy ý kiến của các bạn ở trên đúng hết rồi mà :-?

Chúc em học tốt!
 
T

thaonguyenkmhd

1- Chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học?
- Có lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
- Là dộng vật hằng nhiệt.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.


2- Phân biệt hiện tượng đẻ con và noãn thai sinh?
- Đẻ con là hiện tượng động vật mang thai (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai) và đẻ con.

- Noãn thai sinh là htượng động vật đẻ con nhưng không mang thai, mà trứng thụ tinh nằm lại và phát triẻn trong ống dẫn trứng nhờ chất dinh dưỡng trong noãn hoàng (lòng đỏ) của trứng.
 
T

tvxqfighting

1. Vì :
-Thai sinh (sinh con có nhau thai)
-Có lông mao bảo vệ
-nuôi con bằng sữa mẹ



 
Y

yenkul

cấu tạo động vật đới lạnh

- bộ lông dày : giữ nhiệt cho cơ thể
-mỡ dày : giữ nhiệt và dự trữ năng lượng
- màu lông trắng: lẫn vs tuyết , che mắt kẻ thú:)
 
M

meos2kun

Lưỡng cư diệt sâu bọ có hại về ban đêm có giá trị bổ sung rất lớn cho hoạt động của chim về ban ngày vì như chúng ta đã biết tất cả mọi sinh vật tồn tại được thì phải thích nghi với những điều kiện của môi trường cũng như sự cạnh tranh của kẻ thù .Sâu bọ cũng không là trường hợp ngoại lệ, những loài sâu bọ khi bị lưỡng cư tiêu diệt sẽ giảm về số lượng còn những loài có khả năng nhụy trang khéo léo sẽ ngày một phát triển và trở thành món ăn ưa thích của loài chim vì căn bản là chim thường kiếm ăn ban ngày trừ một số loài con lưỡng cư chủ yếu kiếm ăn ban đêm nên có sự bổ sung cho nhau.:)>-

;);)nếu đúng thì cảm ơn mjk nha;);)
 
J

jeansboy9x

[sinh học 7]môi trường đới nóng và đới lạnh

Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ? Giải thích ?
 
C

callalily

trả lời

* Môi trường đới lạnh:
- Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
- Tập tính:
+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư chống rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.
+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ: thời tiết ấm hơn, để tận dụng nguồn nhiệt.
* Môi trường đới nóng:
- Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
+ Màu lông nhạt, giống màu cát: giống màu môi trường.
- Tập tính:
+ Mỗi bước nhảy cao và xa: hạn chế tiếp xúc với cát nóng,....
+ Di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng,...
+ Hoạt động vào bạn đêm: tránh nóng ban ngày,...
+ Khả năng đi xa: tìm nguồn nước,.....
+ Khả năng nhịn khát: tìm nguồn nước, tiết kiệm nước,...
+ Chui rúc vào sâu trong cát: chống nóng,..
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1:
a,Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng:
(*)Động vật đới nóng :
-Cấu tạo :
+Bộ lông dày--->giữ nhiệt cho cơ thể
+Mỡ dưới da dày--->giữ nhiệt,dự trữ năng lượng,chống rét
+Mùa đông:lông màu trắng--->lẫn màu tuyết che mắt kẻ thù
-Tập tính:
+Ngủ trong mùa đông--->tiết kiệm năng lượng
+Di cư trong mùa đông--->tránh rét,tìm nơi ấm áp
+Mùa hè:hoạt oộng về ban ngày--->thời tiết ấm áp hơn để tận dụng nguồn nhiệt
(*)Động vật hoang mạc đới nóng :
-Cấu tạo :
+Chân dài--->vị trí cao so với cát nóng,nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
+Bướu mỡ lạc đà--->nơi dự trữ nước
+Màu lông nhạt giồng màu cát--->không bắt nắng,dễ lẩn trốn kẻ thù
+Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày--->vị trí cơ thể cao,không bị lún,đệm thịt dày đẻ chống nóng
-Tập tính :
+Mỗi bước nhảy cao và xa--->hạn chế tiếp xúc với cát nóng
+Di chuyển bằng cách quăng thân--->hạn chế tiếp xúc với cát bỏng
+Hoạt động vào ban đêm--->tránh nóng ban ngày
+Khả năng đi xa--->tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau
+Chui rúc vào sâu trong cát --->chống nóng
+Khả năng nhịn khát --->thời gian tìm được nước rất lâu
Câu 2: Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng là môi trường có khí hậu khắc nhiệt .Khí hậu ở đới lạnh rất lạnh,băng đóng gần như quanh năm còn hoang mạc đới nóng thì khí hậu rất nóng và khô.--->số lượng loài ít,chỉ có những động vật có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu rất nóng và khô mới tồn tại được
 
K

khoi582

[Sinh 7] Khủng long

Cho mình biên niên sử của khủng long nhé!
Mình cần gấp đó!

Chú ý tiêu đề bài viết: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
Tiêu đề bài viết phải phản ánh được nội dung bài viết
 
Last edited by a moderator:
X

xuancuthcs

cái này chư chắc đã đủ

Khủng long (Hán-Việt: 恐龍) hay theo Danh pháp khoa họcDinosauria (tức Thằn lằn Khủng khiếp trong tiếng Latinh) là một nhóm động vật có xương sống đa dạng chiếm ưu thế trên mặt đất trong hơn 160 triệu năm, từ thời kỳ cuối kỷ Tam điệp (khoảng 230 triệu năm trước) cho đến khi kết thúc kỷ Phấn trắng (khoảng 65 triệu năm trước), khi sự tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Đệ Tam đã dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài khủng long và cả kết thúc của thời Đại Trung Sinh. Các hóa thạch ghi lại cho thấy rằng chim tiến hoá từ các loài khủng long chân thú trong kỷ Jura. Một số con trong số chúng sống sót sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng- Đệ Tam, bao gồm cả tổ tiên của tất cả các loài chim hiện đại. Do đó, trong các hệ thống phân loại hiện đại, chim được coi là một loại của nhóm khủng long, trong đó đã sống sót cho đến ngày nay.
Khủng long là nhóm đa dạng nhất của động vật có xương sống bên cạnh cá vược. Các nhà cổ sinh vật học đã xác định hơn 500 chi khác biệt và hơn 1.000 loài khác nhau không phải chim. Khủng long sống trên mọi lục địa bởi vẫn còn hóa thạch ở đó chứng minh. Một số loài khủng long ăn cỏ, những loài khác ăn thịt. Nhiều loài khủng long, trong đó có chim, có thể đi bằng hai chân, mặc dù nhiều nhóm đã tuyệt chủng đi bằng bốn chân, và một số đã có thể chuyển đổi giữa các tư thế cơ thể. Nhiều loài có cấu trúc như sừng hoặc mào, và một số nhóm cổ đại phát triển và thay đổi xương như vậy thậm chí còn phức tạp hơn như áo giáp xương.Loài chim đã được chi phối của bầu trời hành tinh và trở thành động vật có xương sống bay phát triển nhất kể từ sự tuyệt chủng của thằn lằn bay. Mặc dù thường được biết đến với kích thước lớn của một số loài, hầu hết các loài khủng long có kích thước người bình thường hoặc thậm chí nhỏ hơn. Tất cả các loài khủng long đều xây tổ và đẻ trứng.
Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp δεινός (deinos) "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu" + σαῦρος (sauros) "thằn lằn". Thông qua nửa đầu của thế kỷ 20, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật máu lạnh chậm chạp, không thông minh. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970, tuy nhiên, đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động chuyển hóa cao và thích nghi rất nhiều cho quan hệ xã hội.
Kể từ khi khủng long hóa thạch đầu tiên được ghi nhận trong những năm đầu thế kỷ 19, bộ xương khủng long hóa thạch hoặc bản sao được gắn kết do các viện bảo tàng trên thế giới trưng bày, và khủng long đã trở thành một phần của văn hóa thế giới. Chúng là đặc trưng trong các cuốn sách bán chạy nhất và những bộ phim như Jurassic Park, và những khám phá mới thường xuyên được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông. Trong bài phát biểu chính thức, từ "khủng long" được sử dụng để mô tả những điều không thực tế lớn, lỗi thời, hoặc bị ràng buộc bởi sự tuyệt chủng, phản ánh quan điểm lỗi thời rằng khủng long là những con quái vật maladapted của thế giới cổ đại[1][2].
 
Top Bottom