[sinh 12] Kiến thức sinh nâng cao.

  • Thread starter taysobavuong_leviathan
  • Ngày gửi
  • Replies 28
  • Views 7,111

T

taysobavuong_leviathan

Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sự sinh trưởng của VSV

1. Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu hay độ ẩm môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật. Đa số vi sinh vật phát triển tốt ở độ ẩm>80% và độ ẩm môi trường > 20%.
Nếu hạ thấp độ ẩm sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý bình thường của vi sinh vật. Độ ẩm là một trong những yếu tố làm cho vi sinh vật tiếp nhận thức ăn dễ dàng. Nhờ có độ ẩm tốt mà các chất dinh dưỡng dễ thâm nhập vào cơ thể, các hệ enzym thuỷ phân mới hoạt động được. Nếu độ ẩm quá thấp xảy ra hiện tượng thay đổi trạng thái của nguyên sinh chất. Từ thay đổi trạng thái như vậy dẫn tới vi sinhvật không phát triển được.
Lợi dụng đặc điểm này người ta tiến hành những phương pháp sấy khô, phơi khô để làm giảm độ ẩm nguyên liệu. Làm khô không khí để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật hay để những vật liệu cần bảo quản ở những điều kiện khô ráo cho vi sinh vật ít phá hoại.
2. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ảnh hưởng mặt trời chiếu rọi xuống đất, những vi sinh vật phát triển trên bề mặt đất đều bị tiêu diệt, trừ những vi khuẩn tự dưỡng quang năng. Thường thường chúng bị tiêu diệt rất nhanh trong vài phút đến1 giờ. Các vi sinh vật gây bệnh thường nhạy cảm với ánh sáng hơn những vi sinh vật gây thối.
Tác dụng thiếu sáng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng. Bước sóng càng ngắn, khả năng tác dụng quang hoá càng mạnh càng làm vi sinh vật dễ bị tiêu diệt.
Lợi dụng đặc tính này mà người ta thường phơi nắng các dụng cụ cần bảo quản, một mặt làm giảm độ ẩm, một mặt tiêu diệt những vi sinh vật trên bề mặt. Hai nữa, nhiều người tắm nắng, một trong những yêu cầu là làm hệ vi sinh vật trên da bị tiêu diệt.
3. Ảnh hưởng tia tử ngoại
Tia tử ngoại có khả năng tiêu diệt vi sinh vật rất nhanh. Chính vì thế mà ngày nay người ta sử dụng tia tử ngoại như một trong những phương thức tiệt trùng trong nghiên cứu hay trong sản xuất.
4. Ảnh hưởng phóng xạ, Roghen
Tia phóng xạ và tia rơghen trongkhi chiếu xạ mặc dù trong thời gian rất ngắn cũng đủ làm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật. Mặt khác cũng có nhiều vi sinh vật cókhả năng bền vững với điều kiệnchiếu xạ này.
5. Ảnh hưởng của chất hoà tan (áp suất)
Nồng độ hoà tan thường gây áp suất thẩm thấu lên màng tế bào vi sinh vật. Ở đây thường xảy ra hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: Trường hợp chất hoà tan trong môi trường quá cao. Trong tế bào visinh vật xảy ra hiện tượng, tách nước ra ngoài môi trường. Vì thếtế bào xảy ra hiện tượng mất nước hay là teo nguyên sinh chất(hay co nguyên sinh chất). Vì thế làm thay đổi khả năng trao đổi chất của tế bào, làm tế bào dễ bị chết.
Trường hợp thứ hai: Tế bào vi sinh vật có khả năng thích ứng với điều kiện áp suất thẩm thấu ở môi trường thay đổi. Trong điều kiện đó xuất hiện sự tích luỹtrong dịch bào những muối khoáng hoặc là những chất hoà tan làm điều hòa áp suất ở trong và ở ngoài tế bào. Đây là hiện tượng tự điều chỉnh áp suất của vi sinh vật.
Ứng dụng hiện tượng này người ta thường tiến hành muối chua rau quả và muối thịt hoặc ngâm đường.
Đa số vi sinh vật gây thối bị ức chế ở nồng độ muối 5 - 10% (thí dụ Proteus vulgaris, Bac. Mesentericus ). Vì thế nồng độ muối 5 - 10% có khả năng bảo quản một số sản phẩm thực phẩm. Trong thực tế người ta dùng nhiều hơn. Thịt thường cho 30%, dưa chuột 12 - 15%, cá20%, còn đối với nồng độ đườngthì cao hơn, có thể lên 40%. Một số vi sinh vật khác có khả năng tồn tại ở nồng độ 80%
 
T

taysobavuong_leviathan

[lớp 12]Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người

Trong số các quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người, đáng chú ý nhất cần nói tới các quan điểm của J. B. Lamarck và S. Darwin. Trong cuốn sách "Nguồn gốc các loài" S.R. Darwin tỏ ra rất thận trọng khi đề cập tới vấn đề nguồn gốc loài người, ông chỉ chọn những ví dụ về thế giới động vật và thực vật, đến phần cuối tác phẩm chỉ mới nói "Một ngày nào đó sẽ có sự bổ sung nhằm soi sáng nguồn gốc và lịch sử loài người".
Huxley T.H, là bạn của Ch. Darwin, là người công khai nêu rõ quan điểm nguồn gốc động vật của loàingười, là một người tích cực bảo vệ học thuyết tiến hoá. Năm 1863,Huxley công bố tác phẩm "Các số liệu động vật về vị trí con người trong thiên nhiên" đã chứng minhrắng sự phát triển phôi và hình thái của các vượn người và của người diễn ra theo cùng nguyên tắc và sơ đồ giống nhau. Ông còn suy luận rằng con người không tách khỏi giới động vật và người có quan hệ tiến hoá rất gần với các vượn người châu Phi, mặc dầu bản chất có vượt trội. Năm 1864, trong cuốn sách "Nguồn gốc các chủng người", Wallace chứng minh sự tiến hoá của loài người được đánh dấu bởi 2 giai đoạn: (l) Sự tiến hoá tương tự động vật; (2) Sự tiến hoá vượt trộitrên thiên nhiên.
+ Theo J. B. Lamarck ( 1 809), loài người phát sinh từ một loài vượn bậc cao, do nguyên nhân nào đó mất thói quen leo trèo, chuyển xương sống trên mặt đất và đi bằng 2 chân sau. Lối sống bầy đàn thuận lợi cho sự phát sinh tiếng nói.
+ Theo Ch.R. Darwin (1871), ngườilà một loài có vú hậu thế của những loài có vú khác. Darwin công bố tác phẩm "Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính" đã thể hiện quan điểm thống nhấtvới quan điểm của Wallace, và chorằng "Chúng ta cần công nhận rằng con người hãy còn duy trì trong tổ chức cơ thể của mình những dấu vết từ sinh vật bậc thấp". Theo S. R. Darwin, con người khác với khỉ vượn ở 4 đặc tính căn bản: (l) Sự di chuyển bằng hai chân; (2) Có khả năng lao động kỹ thuật tiến bộ; (3) Não bộ lớn và phức tạp; (4) Có sự giảmđáng kể các răng nanh. Ông cho rằng, đặc điểm tình cảm và luân lí riêng ở người là hiện tượng đặc biệt và các hoạt động săn bắt đã tạo thuận lợi cho việc đi bằng hai chân, giải phóng đôi tay, sự chế tạo vũ khí và công cụ. Những hoạtđộng đó thúc đẩy sự phát triển bộnão và sự suy giảm răng nanh.
- Mặc dù lúc đó khoa học chưa phát hiện được các hoá thạch vượn người, nhưng:
Darwin đã đưa ra những tiên đoán chính xác: "Loài người hình thành trong kỷ thứ 3 của đại tân sinh, tổ tiên loài người là loài vượn người sống trên cây. Nơi phát sinh loài người là châu Phi, các dạng vượn người ngày nay không phải là tổ tiên loài người mà là anh em họ hàng với người".
Dùng các nhân tố biến dị - di truyền - chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn để giải thích sự hình thành các đặc điểm trên cơ thể loài người.
Ví dụ: Bộ não to, trí tuệ phát triển là biến dị có lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn nên đã được tăng cường dần. Tư thế đứng thẳng là một biến dị có lợi nên được củng cố qua chọn lọc tự nhiên.
Dùng lý luận chọn lọc giới tính để giải thích các đặc điểm chủng tộc
Ví dụ: Do cuộc đấu tranh chinh phục đàn bà mà đàn ông to khoẻ hơn. Tuỳ quan niệm cái đẹp từng nơi khác nhau, dẫn đến sự chọn lọc giới tính đã tạo ra các chủng người khác nhau về màu da, màu tóc.
Nhược điểm: Ch. R. Darwin đã áp dụng nguyên vẹn các quy luật sinh học để giải thích nguồn gốc loài người, cho rằng, toàn bộ cơ thể, trí tuệ con người đều là sản phẩm chọn lọc tự nhiên.
Quan niệm của Anghen
Theo F. Anghen, vấn đề nguồn gốc loài người không đơn thuần giải thích bằng các quy luật sinh học, muốn giải quyết vấn đề này phải chú ý đến vai trò các nhân tố xã hội. Các nhân tố xã hội gồm: lao động, tiếng nói, ý thức. Trong đó lao động là nhân tố xã hội cơ bản nhất. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, lao động đã sángtạo ra con người.
Theo Anghen các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người là:
- Tay trở thành cơ quan chế tạo dụng cụ lao động.
- Phát triển tiếng nói có âm tiết.
- Phát triển bộ não và hình thành ý thức.
- Hình thành đời sống xã hội.
Cống hiến của Pavlov
Học thuyết của Pavlov về phản xạ, nêu lên ý nghĩa sinh học và xã hộicủa hệ thống tín hiệu thứ 2 đã chứng minh sự sai khác về chất giữa hoạt động thần kinh của người và động vật. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của tín hiệu. Sựtruyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói chữ viết được gọi là sự di truyền tín hiệu, nó khác với sự di truyền sinh học được thực hiện qua ADN.
Vai trò của các nhân tố sinh học và xã hội
Trong quá trình phát sinh loài người có sự chi phối của các nhân tố sinh học (biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) và các nhân tố xã hội (lao động, tiếng nói, ý thức).
- Các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ yếu trong giai đoạn vượn người, sau đó vẫn phát huy tác dụng nhưng bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu
 
T

taysobavuong_leviathan

[lớp 12]Bản chất sự sống

1. Bản chất sự sống
Quan điểm duy tâm cho rằng có yếu tố không vật chất, ngoài khả năng nhận thức của con người quyết định hiện tượng sống. Bằng thực nghiệm chỉ hiểu được cái vỏ chứa sự sống (phần thể xác) chứ không thể biết bản chấtsự sống là gì.
Quan điểm duy vật biện chứng (Anghen) xem sự sống là một hình thức vận động cao nhất củamột dạng vật chất phức tạp. Sự sống vận động theo quy luật sinhhọc khác với các quy luật cơ, hoá,lý của giới vô cơ.
Anghen đưa ra định nghĩa sự sống: Sự sống là phương thức tồn tại của những thể albumin, và phương thức tồn tại này chủ yếu ở chỗ các thành phần hoá học của các vật thể ấy tự chúng luôn đổi mới.
Anghen đã đưa ra một điểm cơ bản trong phương pháp luật: Vận động là thuộc tính của vật chất. Nên giữa cấu trúc và chức năng là thống nhất. Muốn nhận thức được bản chất sự sống thì phải đi sâu vào cấu trúc các dạngvật chất làm cơ sở của sự sống đó là protein và các hợp chất hữu cơ quan trọng.
2. Cơ sở vật chất của sự sống
Ở cấp độ nguyên tử, giới vô cơ vàhữu cơ hoàn toàn thống nhất. Trong số hơn 100 nguyên tố hoáhọc đã biết, người ta thấy trong tế bào sống có khoảng 60 nguyên tố, các nguyên tố này có cả ở giới vô cơ và hữu cơ. Trong đó cacbon là nguyên tố cơ bản nhất của sự sống vì nguyên tố C có thể liên kết với các nguyên tố C khác hoặc với các nguyên tử H, O, N tạo ra vô số các hợp chất hữu cơ.
Trong chất nguyên sinh của tế bào có các hợp chất hữu cơ chính là protein, gluxit, lipit, axit nucleic, ATP, và một số hợp chất vô cơ như nước, muối khoáng.
Ngày nay cơ sở vật chất chủ yếu nhất của sự sống không chỉ protein mà gồm cả axit nucleic vàcác poli phối phát. Trong đó, cấu trúc đa phân làm cho axit nucleic và protein vừa rất nhiều dạng nhưng cũng rất đặc thù. Đây là nét độc đáo của các đại phân tử hữu cơ.
Tóm lại, sự khác nhau trong cấu tạo giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ bắt đầu từ các phân tử. Sự sống không tồn tại riêng rẽ từng phân tử mà tồn tại trong sự tương tác giữa các đại phân tử nằm trong hệ thống chất nguyên sinh trong tế bào. Tiêu biểu là mối quan hệ ADN - ARN - protein.
3. Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống
- Trao đổi chất và năng lượng
- Sinh trưởng phát triển.
- Cảm ứng và vận động.
- Sinh sản .
Trong đó, dấu hiệu sinh sản chỉ có ở vật chất hữu cơ, không có ởgiới vô cơ. Ngoài ra, các dấu hiệunhư tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền là những dấu hiệu cơ bản nhất quyđịnh các dấu hiệu trên
 
T

taysobavuong_leviathan

[lớp 12]Học thuyết tiến hóa của Đacuyn còn gọi là thuyết CLTN

Học thuyết tiến hóa nghiên cứu những quy luật phát triển lịch sửchung nhất của toàn bộ giới hữu cơ, giữa thiên nhiên hữu cơ với thiên nhiên vô cơ để đem lại sự nhận định về nguồn gốc phát sinh và phát triển tự nhiên của sinh giới.
a. Nguyên nhân tiến hóa:
CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
- Theo Đacuyn nhân tố tiến hóa bao gồm: biến dị và di truyền – cơ sở của quá trình tiến hóa.
+ Biến dị không xác định là những thay đổi về các đặc tính sinh vật phát sinh trong quá trình sinh sản, biểu hiện theo nhiều hướng khác nhau, khó phán đoán nguyên nhân thuộc về ngoại cảnh hay do bản chất cơ thể. Những biến đổi này có ý nghĩa tiến hóa quan trọng. Biến dị cá thể là chỉ các sai khác nhỏ giữa các cá thể trong loài, nhưngthường xuyên phát sinh trong quá trình sinh sản, là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quá trình tiến hóa. Các biến đổi lớn (Đacuyn gọi là các chệch hướng đột ngột) tuy đem lại những sai khác lớn nhưng thường ảnh hưởng đếnn khả năng sống của các cá thể mang biến dị, do đó khó được duy trì bằng con đường sinh sản.
+ Biến dị xác định là những thay đổi về đặc tính của sinh vật do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc sự sử dụng thường xuyên của cơ quan, biểu hiện có tính chất đồng loạt.
Nguyên nhân của biến dị cá thể: Ông cho rằng bản chất cơ thể khác nhau đã đưa đến phản ứng không như nhau trước điều kiện ngoại cảnh giống nhau. Gán cho ngoại cảnh với vai trò chỉ là tác nhân kích thích mà không can thiệp vào đặc điểm của biến dị là quá đề cao vai trò của bản chất cơ thể và xem nhẹ vai trò của ngoại cảnh.
+ Sự di truyền các biến dị: Để giảithích sự di truyền của biến dị, Đacuyn đã đưa ra giả thuyết chồimầm. Do ảnh hưởng của tư tưởng di truyền hòa hợp lúc đó, Đacuyn đã chưa giải thích đúng đắn cơ chế di truyền của các biếndị có lợi nhỏ.
b. Cơ chế tiến hóa:
Đacuyn giải thích sự tiến hóa theo cơ chế CLTN : Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dịcó hại dưới sự tác động của CLTN.
Theo Đacuyn: CLTN là kết quả củabốn đặc tính sinh học:
+ Sinh vật biến đổi (biến dị xác định và biến dị không xác định – biến dị cá thể)
+ Biến dị có thể di truyền.
+ Sinh vật đối mặt với đấu tranh sinh tồn.
+ Thay đổi tính thích hợp giữa cáthể dựa trên sự khác biệt của chúng.
Tính thích hợp là khả năng liên quan của cá thể đối với sinh tồn và sinh sản.
Để chọn lọc xảy ra, sinh tồn và sinh sản là không ngẫu nhiên màphải là một số tính trạng hoặc nhóm tính trạng mà tạo ra một số cá thể có khả năng sinh tồn vàsinh sản tốt hơn cá thể khác.
Tính thích nghi là đặc tính (giải phẫu, sinh lý,...) để làm tăng thêmtính thích hợp của cá thể. VD tăng thêm tính kháng với ký sinh,tăng thêm tần suất giao phối,...
- Giải thích sự tiến hóa đa dạng và thích nghi với nhu cầu con người của vật nuôi, cây trồng, Đacuyn đã đưa ra thuyết chọn lọc nhân tạo.
+ Thực chất của quá trình chọn lọc nhân tạo:
CLNT là quá trình chọn lọc do conngười tiến hành, dựa trên đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Tính biến dị cung cấp các biến dị cá thể vô cùng phong phú, còn tính di truyền là cơ sở cho các biến dị cá thể được tích lũy qua các thế hệ.
Con người trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt, đã đào thải những cá thể mang biến dị có hại hoặc không có lợi bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế sự sinh sản của những cá thể vật nuôi, cây trồng không phù hợp với mục đích chọn lọc. Đồng thời tích lũy các biến dị có lợi cho con người bằng cách ưu tiên cho sinh sản của những cá thể mang biến dị phù hợp với mục đích chọn lọc.
+ Kết quả CLNT đã tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng khác nhau từ một vài dạng tổ tiên hoang dại, mỗi giống thích nghi với một nhu cầu nhất định của con người.
+ Động lực thúc đẩy quá trình chọn lọc là nhu cầu và thị hiếu, thẩm mỹ của con người.
Mục đích chọn lọc trong từng trường hợp cụ thể sẽ quy định hướng tích lũy biến dị trong trường hợp đó.
Sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hay cây trồng theo những hướng khác nhau đã tạo ra nhiều giống khác nhau từ một vài dạng tổ tiên hoang dại, Đacuyn gọi là sự phânly dấu hiệu. => Giải thích nguồn gốc chung của các giống vật nuôi, cây trồng trong từng loài từmột dạng tổ tiên hoang dại.
- CLTN và đấu tranh sinh tồn:
+ CLTN là sự bảo tồn các biến dị cá thể và những biến đổi có lợi và tiêu diệt những cá thể mang biến dị và biến đổi có hại. Hoạt động của CLTN duy trì các biến dịcó lợi cho bản thân sinh vật và đào thải các biến dị có hại.
+ Kết quả của CLTN là sự tồn tại của những dạng thích nghi nhất.
Những cá thể mang biến dị có lợisẽ có ưu thế hơn về sự sống sót và sinh sản, khiến cho con cháu ngày càng đông.
Tiến hóa là sự tích lũy các biến dị có lợi qua nhiều thế hệ. Biến dị có lợi nhỏ thông qua sinh sản được nhân lên qua các thế hệ dưới tác động của CLTN trở thành những biến đổi lớn, có thểdẫn tới hình thành một loài mới
 
T

taysobavuong_leviathan

[lớp 12]Thuyết tiến hoá phân tử trung tính

Ở phần II, chương V đã đề cập tới một số tính chất của đột biến như: tính ngẫu nhiên, không định hướng, phần lớn các alen đột biến là alen lặn và có hại cho cơ thể. Tuy vậy, vào những năm 60 của thế kỷ này, các nhà khoa học, mà người đầu tiên là Kimurađã phát hiện loại đột biến không có lợi mà cũng chẳng có hại gì là đột biến trung tính.
Đây là vấn đề mới, được trình bàyở chương này. Đã biết sự ra đờicủa thuyết tiến hoá phân tử trung tính của M. Kimura có ý nghĩa quan trọng đối với sự tìm kiếm lý thuyết mới về sự phát triển, tiến hoá của sinh giới. Vào những năm 1960-1970, sinh họcbắt đầu tập trung phân tích acid amin và protein, và phát hiện đặctính tương đối ổn định của tốc độ thay thế acid amin trong sự tiến hoá phân tử và hiện tượng đa hình protein trong các quần thể tự nhiên. Thuyết đột biến trung tính của M. Kimura cho rằng hầu hết những sự thay thế acid amin và hiện tượng đa hình protein không phải do chọn lọc, mà do đột biến trung tính và biến động ngẫu nhiên. Việc khám phá đặc tính hầu như ổn định của sự thay thế acid amin cho phép đưa ra phương pháp mới trong việc thu thập các số liệu về lịch sử tiến hoá của các sinh vật, cũng như thiết lập cây phát sinh chủng loại nhờ những dẫn liệu phân tử. Trong những năm 1970, các nhà di truyền học - tiến hoá đã tiến hành thẩm định giá trị các thuyết tiến hoá mới và áp dụng phương pháp mới để xây dựng cây phát sinh chủng loại sinh vật. Từ cuối những năm 1970 đến nay, nhờ sự ra đời của kỹ thuật di truyền, với hàng loạt phương pháp mới, như phân tích trình tự nucleotid của ADN, tạo ADN tái tổ hợp, sử dụng enzyme cắt giới hạn,...cho phép khám phá nhiều đặc tính mới lạ về cấu trúc và tổ chức các bên trong hệ đến tế bào eucaryota, ví dụ các exon, các intron, ADN nhắc lại, các gen giả, các họ gen, các gen nhảy,...và nghiên cứu về sự tiến hoá của chúng. So sánh các trình tự nucleotid của các sinh vật khác nhau cho thấy tốc độ biến đổi trình tự ấy trong tiến hoá là khác nhau một cách đáng kể đối với những vùng ADN được nghiên cứu. Vùng ADN nào có chức năngcàng quan trọng thì tốc độ biến đổi trình tự nucleotid càng thấp. Phạm vi biến đổi di truyền không phát hiện được bằng phương pháp điện di protein làrất lớn. Những khám phá mới làm thay đổi sâu sắc quan niệm về tổ chức hệ đến của sinh vật, mở đường đi tới những giả thuyết mới về cơ chế tiến hoá của các loài. Nhà khoa học nổi tiếng người Nhật Bản M. Kimura tập trung nghiên cứu tiến hoá phân tử, đã đề xuất thuyết tiến hoá phân tử trung tính năm 1968, và đã chiếm vị trí quan trọng trong lý thuyết tiến hoá hiện đại vào những năm đầu thập niên 1980. Thuyết trung tính còn là một công trình khoa học thể hiện sự hợp nhất các thành tựu mới của di truyền học phân tử và di truyền học quần thể.
1. SỰ PHÁT HIỆN CÁC ĐỘT BIẾN TRUNG TÍNH
Gần đây, bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được đasố các đột biến ở cấp độ phân tửmang tính chất trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại; do đó không chịu tác dụng trực tiếp của chọn lọc tự nhiên.
Khi nghiên cứu tính đa hình di truyền của các protein bằng phương pháp điện di, Kimura đã phát hiện nhiều trường hợp trong đó có sự thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác trong cấu trúc phân tử protein, kể cả các protein enzym. Nhưng điều đó không đưa lại một hậu quả nguy hại nào về mặt sinh lý... kể cả trạng thái đồng hợp cũng như dị hợp thể về loạn đó. Loại đột biến như vậy đã được xác định trong các côngtrình về sinh học phân tử và enzym học bằng phương pháp điện di và miễn dịch.
2. VAI TRÒ ĐỘT BIẾN TRUNG TÍNH TRONG LÝ LUẬN TIẾN HOÁ HIỆN ĐẠI
Thuyết đột biến trung tính của M.Kimura bắt đầu được quan tâm trong những năm 70, và có vai trò đáng kể trong lý luận tiến hoáhiện đại từ những năm 80 của thế kỷ XX. Haris (1970) nghiên cứu trên 59 mẫu biến dị của chuỗi a và b - polypeptit trong phân tử hemoglobin ở người đã phát hiện 43 mẫu không gây hậuquả sinh lý, 5 mẫu có sự thay thế axit quản ở gần nhân hem của phân tử, 11 mẫu làm cấu trúc phân tử haemoglobin không bền vững gây ra thiếu máu do tiêu huyết. Như vậy, đột biến thay thế axit amin trong Hb xảy ra trong một khổ khá rộng, từ chỗ không có hậu quả gì rõ ràng dấn có hậu quả bệnh lý. Tuynhiên, ví dụ này cho thấy đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính.
Từ những dẫn liệu tương tự, Kimura cho rằng, sự tiến hoá diễn ra trên cơ sở củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính không liên quan đến tác dụng tích luỹ của chọn lọc tự nhiên. Đólà nguyên nhân cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ phân tử. Bằng chứng hiển nhiên của thuyết này là tính đa hình di truyền cân bằng trong quần thể. Ví dụ, tỷ lệ các nhóm máu A, B, AB, O là cân bằng và đặc trưng cho từng quần thể người.
Tần số đột biến thay thế một axitamin nào đó trong mỗi loại protein là ổn định trong thời gian địa chất rất dài. Ví dụ, phân tử hemoglobin ở động vật có vú sự thay thế một axit amin trong chuỗi a gồm 141 axit quan trong 7 triệu năm. Đó là bằng chứng của giả thuyết c
 
T

taysobavuong_leviathan

Kiến thức sinh nâng cao.

Bản chất của quá trình hình thành loài mới
Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc.
Đó là quá trình tách một loài ban đầu qua thời gian và không gian thành hai hoặc vài ba loài mới, là quá trình biến hệ di truyền mở của các quần thể trong loài thành hệ di truyền kín của loài mới.
Theo V. L. Cơmarôp (1940), quá trình hình thành loài diễn ra qua 3 giai đoạn chính (l) Sự hình thành loài mới; (2) Sự xác lập loàimới và (3) Sự kiên định loài mới.
Sự hình thành loài ở vi sinh vật, ởđộng vật, thực vật bậc thấp và bậc cao không giống nhau. Dưới đây trình bày một số phương thức hình thành loài chủ yếu.
Hình thành loài khác khu
Hình thành loài bằng con đườngđịa lý
Trong trường hợp này, hoặc loài mở rộng khu phân bố của nó, chiếm thêm những vùng lãnh thổmới, hoặc khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý làm cho các quần thể của loài cách ly nhau. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ biến dị theo hướng khác nhau, dần dần tạo ra các nòi địa lý rồi tới các loài mới khác khu.
Lưu ý: Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật.
Cách ly địa lý đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho sự phân hoá các quần thể trong loài gốc, sự hình thành loài mới diễn ra từtừ qua các dạng trung gian là nòiđịa lý, loài nửa, cuối cùng hình thành hai hoặc một số loài mới có khu phân bố không trùm lên nhau.
Trong phương thức hình thành loài nói trên, điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nguyênnhân chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
Hình thành loài cùng khu
Trong trường hợp này, loài mới được hình thành ngay trong khu phân bố của loài gốc. Sự phân hoá vốn gai gốc bắt nguồn từ một nhân tố nội tại quần thể.
a. Con đường sinh thái
Đây là con đường phổ biến ở thực vật và những động vật ít di động. Ví dụ một số loài Thân mềm, Sâu bọ.
Trong cùng khu phân bố địa lý các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau hình thành nòi sinh thái rồiđến những loài mới cùng khu.
Thực tế khó tách bạch con đường sinh thái trong sự hình thành loài mới. Bởi vì, khi một loài mở rộng khu phân bố địa lý thì đồng thời sẽ gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. Hình thành loài bằng con đường sinh thái trình bày ở trên được dùng theo nghĩa hẹp để chỉ loài mới được hình thành từ nòi sinh thái ngay trong khu phân bố của loài gốc.
b. Con đường sinh học
Đây là con đường phổ biến ở cácloài động vật ký sinh trên động vật khác, ở sâu bọ ký sinh trên thực vật hoặc thực vật ký sinh.
Trong trường hợp này loài vẫn tồn tại trong khu phân bố địa lý cũ nhưng đã phân hoá thành những nòi sinh học thích nghi với những loài vật chủ khác nhauhoặc những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ.
Trong con đường sinh học điều kiện gây ra sự phân ly của loài gốc là một nhân tố sinh học. Có thể xem đây là một trường hợp đặc biệt của con đường sinh thái.
c. Đa bội hoá cùng nguồn
Đây là trường hợp trong quần thể xuất hiện những cá thể có sốthể nhiễm sắc tăng gấp bội.
Dạng đa bội thường cách ly sinh sản với dạng lưỡng bội cùng nguồn vì sự giao phối giữa dạng lưỡng bội 2n với 4n sẽ tạo ra dạng 3n, không có khả năng sinh sản. Hơn nữa cơ thể đa bội quá trình giảm phân không bình thường vì sự phân ly của các thể nhiễm sắc tương đồng không đồng đều cho tế bào con. Các dạng đa bội thường được nhân lên bằng cách sinh sản dinh dưỡng tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa hai cơ thể có số nhiễm sắc thể bằng nhau.
Ở thực vật thường gặp hai cách thức đa bội hoá.
Trên cơ thể 2n, sự nguyên phân không bình thường tạo ở một chồi nách một cành 4n.
Ở hoa của cây 2n lưỡng tính sự giảm phân bất thường đã tạo ra những giao tử 2n, sau thụ tinh cho hợp tử 4n. Cách này ít khả năng xảy ra hơn cách trên.
Nếu dạng đa bội thích nghi hơn dạng 2n và đứng vững qua tác động của chọn lọc tự nhiên nó sẽdần dần có một khu phân bố riêng xen lẫn hoặc trùm lên khu phân bố của dạng 2n.
Ở động vật, hiện tượng đa bội hoá thường ít gặp hơn ở thực vật, vì sự đa bội hoá sẽ tạo ra những cơ thể bất thường về giớitính.
d. Đa bội hoá khác nguồn
Đây là con đường lai xa kèm theođa bội hoá, nghĩa là trong tế bào của thể đa bội có bộ nhiễm sắc thể 2 loài bố, mẹ. Cơ thể lai xa thường bắt thụ vì bộ NST của 2 loài khác nhau thường không giống nhau về số lượng, hình thái và cách sắp xếp, do vậy ở kỳ đầu của lần phân bào thứ nhất của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST cùng nguồn, trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử. Tuy nhiên, nếu xảy ra đa bội hoá (từ 2n - 4n) thì quá trình giảm phân có thể tiến hành và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính.

Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể tính được tần số của các kiểu gene khác nhau trong quần thể khi biết được tần số của các allele? Làm thế nào để có thể tính được tần số của các allele, tần số của các kiểu gene đồng hợp và dị hợp khi chỉ có thể biết được tỷ lệ của một kiểu hình hoặc một bệnh di truyền trong quần thể ?
Định luật Hardy-Weinberg, được nhà toán học Geoffrey Hardy (Anh) và bác sĩ Wilhelm Weinberg(Đức) đồng thời phát hiện năm 1908, cho phép đánh giá tần số của các kiểu gene từ tần số của các allele qua một công thức toánhọc đơn giản nếu quần thể thoả mãn một số điều kiện nhất định và đây là định luật đặt nền tảng cho di truyền học quần thể.
Định luật Hardy-Weinberg gồm 2 tính chất quan trọng:
(1) Giả sử gọi p là tần số của allele A, q là tần số của allele a và các allele kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên trong quần thể thì tần số của các kiểu gene AA, Aa, aa được thể hiện qua nhị thức:
p 2 + q 2 = p 2 + 2pq + q 2
Tần số của các kiểu kết hôn và tần số các kiểu gene ở thế hệ sautheo định luật Hardy-Weinberg.
Kiểu kết hôn
Con
Bố
Mẹ
T ầ nsố
AA
Aa
aa
AA
AA
p 2 x p 2 =p 4
1( p 4 )
AA
Aa
p 2 x 2 p q= 2p 3 q
1/2(2 p 3 q)
1/2(2 p 3 q)
Aa
AA
2pqx p 2 =2 p 3 q
1/2(2 p 3 q)
1/2(2 p 3 q)
AA
aa
p 2 x q 2 = p 2 q 2
1( p 2 q 2 )
aa
AA
q 2 x p 2 =p 2 q 2
1( p 2 q 2 )
Aa
Aa
2pqx2 p q= 4 p 2 q 2
1/4(4 p 2 q 2 )
1/2(4 p 2 q 2 )
1/4(4 p 2 q 2 )
Aa
aa
2pqx q 2 =2p q 3
1/2(2 pq 3 )
1/2(2p q 3 )
aa
Aa
q 2 x 2 p q= 2 p q 3
1/2(2 pq 3 )
1/2(2p q 3 )
aa
aa
q 2 x q 2 =q 4
1 ( q 4 )
Tổng
p 2
2pq
q 2
(2) Tần số của các kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ miễn làtần số của các allele không đổi. Nghĩa là nếu tần số của các kiểu gene AA, Aa và aa phân bố trong quần thể theo tỷ lệ p2: 2pq : p2 thì tần số này ở các thế hệ sau cũng sẽ là p2 : 2pq : q2. Trạng thái này được gọi là trạng thái cân bằng của quần thể.
Trong ví dụ về gene CCR5 và ΔCCR5 nói trên với tần số của allele CCR5 là 0,906 và ΔCCR5 là 0,094 thì theo định luật Hardy-Weinberg tần số tương đối của các tổ hợp allele sẽ là:
CCR5/CCR5: p2 = 0,906 x 0,906 = 0,821
CCR5/ΔCCR5: 2pq = 2 x 0,906 x 0,094 = 0,170
ΔCCR5/ΔCCR5: q2 = 0,094 x 0,094= 0,009
Sự phân bố này cũng tương tự với tần số thực tế (647 : 134 : 7). Như vậy chúng ta thấy định luật Hardy - Weinberg là một nhị thứcvới hai allele của một gene, trongđó p + q = 1 và n = 2 (n là số allele). Trong trường hợp gene nằm trên NST giới tính X thì tần số của các kiểu gene của người nữ (có 2 NST X) và người nam (có1 NST X) sẽ được tính riêng.
Nếu một gene có tới 3 allele (n = 3) : p, q và r thì sự phân bố tần số của các allele sẽ tuân theo công thức: (p + q + r ) 2 . Nói chung với n allele (p1, p2 ,p3 .... pn) thì công thức sẽ là (p1 + p2 +p3 + .... pn) 2 .
 
Last edited by a moderator:
T

taysobavuong_leviathan

[lớp 12]Trao đổi chéo kép

Trao đổi chéo ở giai đoạn 4 cromatid, tức trao đổi chéo xảy ra sau khi nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi (còn gọi là giai đoạn 4 sợi). Về nguyên tắc có thể cho rằng trao đổi chéo có thể xảy ra cả khi nhiễm sắc thể chưa tự nhân đôi (giai đoạn 2 sợi)
Phân tích bộ bốn có thể giải quyết vấn đề này. Phân tích bộ bốn là phép phân tích di truyền học nghiên cứu bốn sản phẩm trực tiếp của giảm phân khi tế bào lưỡng bội dị hợp về một genhay nhiều gen liên kết phân chia giảm phân.
Năm 1925, C. Bridge và I. Anderson đã chứng minh trao đổi chéo các cromatid ở ruồi giấm. Tác giả sử dụng dòng ruồi có nhiễm sắc thể X mang thêm đoạn nhiễm sắc thể Y (X,XY) dị hợp về các gen của nhiễm sắc thể X: f (forked) - lông phân nhánh, g (garnet) - mắt đỏ rực. Khi cho lai con cái này với con đực bình thường thì chúng truyền trực tiếp 2 nhiễm sắc thể X cho thế hệ sau và chỉ một nửa thế hệ con của chúng sống sót. Khi ấy một phần cá thể con ở đời sau từ phép lai này là đồng hợp theo các gen của nhiễm sắc thể X.
Các thể đồng hợp này chỉ có thể xuất hiện do trao đổi chéo ở giai đoạn 4 sợi trong đoạn gen - tâm động.
Trao đổi chéo nhiều lần
Trao đổi chéo giữa 2 chromatid có thể xảy ra nhiều lần: 2, 3, 4 lần... Nếu 2 trao đổi chéo xảy ra trêncùng 2 chromatid ở đoạn giữa 2 gen đánh dấu thì sản phẩm cuối cùng đều có kiểu cha mẹ, nên không phát hiện được. Kiểu trao đổi chéo này chỉ có thể phát hiệnđược khi sử dụng thêm một gen đánh dấu thứ ba nằm giữa 2 gennày.
Nếu xác suất trao đổi chéo giữa A và C và giữa B và C tương ứng với x và y, thì xác suất xảy ra traođổi chéo đôi là:
0,2 x 0,1 = 0,02 (2%)
Nhiễu (Interference) và trùng hợp (Coincidence)
Thường thì sự trao đổi chéo ở một chỗ làm giảm xác suất trao đổi chéo thứ hai gần kề nó. Đó làhiện tượng nhiễu. Để đánh giá kết quả người ta dùng hệ số trùng hợp
Hệ số trùng hợp = (% trao đổi chéo đôi quan sát được)/(% trao đổi chéo đôi theo lý thuyết)
Sự trùng hợp + nhiều = 100% = 1
Ví dụ: Biết khoảng cách A-B = 10 đơn vị (10%) và B-C = 20 đơn vị
(20%), nếu không có nhiễu thì tần số trao đổi chéo đôi theo lý thuyết là 0,1 x 0,2 = 0,02 hay 2%.Giả sử quan sát được tần số trao đổi chéo đôi là 1,6%. Sự trùng hợp = 1,6/2,0 = 0,8. Điều này cho thấy trao đổi chéo đôi chỉ xảyra có 80% và sự nhiễu 1,0 - 0,8 = 0,2 (hay 20%)
Thảo Dương
 
T

taysobavuong_leviathan

[lớp 12]Xác định vị trí gen vàbản đồ di truyền

1. Xác định vi trí gen
Morgan cho rằng những gen đứng gần nhau thì liên kết chặt, còn các gen đứng xa nhau thì liên kết yếu. Những gen đứng gần nhau liên kết chặt nên ít xảy ra trao đổi chéo, tần số tái tổ hợp nhỏ, còn các gen đứng xa nhau thì mức liên kết yếu nên tầnsố tái tổ hợp lớn hơn. Nếu cho rằng các phần của nhiễm sắc thể có khả năng trao đổi chéo như nhau thì tần số tái tổ hợp phản ánh khoảng cách tương đối giữacác gen và tỷ lệ nghịch với mức liên kết gen.
Số phần trăm tái tổ hợp được dùng làm số đo khoảng cách giữa 2 gen trên bản đồ di truyền.Một đơn vị bản đồ được coi là đơn vị đo khoảng cách giữa 2 cặp gen khi trong 100 sản phẩm của giảm phân có một dạng tái tổ hợp 1% tái tổ hợp = 1 đơn vị bản đồ, đơn vị này được gọi là centiMorgan (cM). Mỗi cM bằng khoảng 1000 kb hay 106 bp. Như vậy biết được tần số tái tổ hợp giữa các gen có thể xác địnhvị trí của chúng trên nhiễm sắc thể. Muốn xác định vị trí của một gen bất kỳ phải tiến hành lai và qua 2 bước:
- Căn cứ tỷ lệ phân ly để xác định nhóm liên kết gen
- Dựa vào tần số tái tổ hợp so với2 gen khác để xếp vị trí trên nhiễm sắc thể.
-------A -----------------B-------------
+ Nếu:
C nằm giữa AB: AC + CB = AB C nằm ngoài phía A: CB - CA = AB C nằm ngoài phía B: CA - CB = AB
So sánh cụ thể tần sô tái tổ hợp giữa C-A, C-B, A-B xác định được vị trí của C.
2. Bản đồ di truyền của nhiễm sắc thể và bản đồ di truyền tế bào
Nhờ xác định được vị trí gen, bản đồ di truyền nhiễm sắc thể của nhiều đối tượng như ruồi dấm, cà chua, bắp,... đã được xâydựng.
Bản đồ di truyền nhiễm sắc thể số 12 của cà chua
Năm 1943, nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt ruồi dấm được phát hiện. Quan sát kính hiển vi có thể nhìn thấy các vệt nhuộm màu đặc trưng (khoảng 5.000 vệt của nhiễm sắc thể khổng lồ sau khi nhuộm. Nhiều dạng đột biến thường là đột biếnnhiễm sắc thể gây nên những biến đổi hình thái quan sát rõ rệttrên nhiễm sắc thể khổng lồ. Điều này được sử dụng để lập bản đồ di truyền tế bào (cytogenetic map) mà không theo tần số tái tổ hợp do lai.
Sự đối chiếu giữa bản đồ di truyền nhiễm sắc thể và bản đồ di truyền tế bào cho thấy có sự giống nhau về trình tự sắp xếp gen theo đường thẳng, tuy khoảng cách có khác nhau (do hiện tượng nhiễu). Điều này khẳng định thêm gen nằm trên nhiễm sắc thể.
Bản đồ di truyền nhiễm sắc thể số 10 của Ngô
Thể dị hợp mất đoạn nhiễm sắc thể của ruồi giấm được dùng để lập bản đồ di truyền
Bản đồ di truyền của E.coli
* Đặc điểm chính của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể
- Các gen nằm trên nhiễm sắc thể sản xuất theo đường thẳng tạo thành các nhóm liên kết có số lượng bằng số cặp nhiễm sắc thể
- Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có sự di truyền liên kết và mức liên kết phụ thuộc vào khoảng cách giữa các gen
- Giữa các nhiễm sắc thể tương đồng có thể xảy ra trao đổi chéo dẫn đến tái tổ hợp các gen. Tái tổhợp là một nguồn biến dị quan trọng cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- Sự liên kết các gen và sự tái tổ hợp giữa chúng do trao đổi chéolà những hiện tượng sinh học trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa tính biếndị và tính di truyền.
Hương Thảo
 
H

hardyboywwe

1. Xác định vi trí gen
Morgan cho rằng những gen đứng gần nhau thì liên kết chặt, còn các gen đứng xa nhau thì liên kết yếu. Những gen đứng gần nhau liên kết chặt nên ít xảy ra trao đổi chéo, tần số tái tổ hợp nhỏ, còn các gen đứng xa nhau thì mức liên kết yếu nên tầnsố tái tổ hợp lớn hơn. Nếu cho rằng các phần của nhiễm sắc thể có khả năng trao đổi chéo như nhau thì tần số tái tổ hợp phản ánh khoảng cách tương đối giữacác gen và tỷ lệ nghịch với mức liên kết gen.
Số phần trăm tái tổ hợp được dùng làm số đo khoảng cách giữa 2 gen trên bản đồ di truyền.Một đơn vị bản đồ được coi là đơn vị đo khoảng cách giữa 2 cặp gen khi trong 100 sản phẩm của giảm phân có một dạng tái tổ hợp 1% tái tổ hợp = 1 đơn vị bản đồ, đơn vị này được gọi là centiMorgan (cM). Mỗi cM bằng khoảng 1000 kb hay 106 bp. Như vậy biết được tần số tái tổ hợp giữa các gen có thể xác địnhvị trí của chúng trên nhiễm sắc thể. Muốn xác định vị trí của một gen bất kỳ phải tiến hành lai và qua 2 bước:
- Căn cứ tỷ lệ phân ly để xác định nhóm liên kết gen
- Dựa vào tần số tái tổ hợp so với2 gen khác để xếp vị trí trên nhiễm sắc thể.
-------A -----------------B-------------
+ Nếu:
C nằm giữa AB: AC + CB = AB C nằm ngoài phía A: CB - CA = AB C nằm ngoài phía B: CA - CB = AB
So sánh cụ thể tần sô tái tổ hợp giữa C-A, C-B, A-B xác định được vị trí của C.
2. Bản đồ di truyền của nhiễm sắc thể và bản đồ di truyền tế bào
Nhờ xác định được vị trí gen, bản đồ di truyền nhiễm sắc thể của nhiều đối tượng như ruồi dấm, cà chua, bắp,... đã được xâydựng.
Bản đồ di truyền nhiễm sắc thể số 12 của cà chua
Năm 1943, nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt ruồi dấm được phát hiện. Quan sát kính hiển vi có thể nhìn thấy các vệt nhuộm màu đặc trưng (khoảng 5.000 vệt của nhiễm sắc thể khổng lồ sau khi nhuộm. Nhiều dạng đột biến thường là đột biếnnhiễm sắc thể gây nên những biến đổi hình thái quan sát rõ rệttrên nhiễm sắc thể khổng lồ. Điều này được sử dụng để lập bản đồ di truyền tế bào (cytogenetic map) mà không theo tần số tái tổ hợp do lai.
Sự đối chiếu giữa bản đồ di truyền nhiễm sắc thể và bản đồ di truyền tế bào cho thấy có sự giống nhau về trình tự sắp xếp gen theo đường thẳng, tuy khoảng cách có khác nhau (do hiện tượng nhiễu). Điều này khẳng định thêm gen nằm trên nhiễm sắc thể.
Bản đồ di truyền nhiễm sắc thể số 10 của Ngô
Thể dị hợp mất đoạn nhiễm sắc thể của ruồi giấm được dùng để lập bản đồ di truyền
Bản đồ di truyền của E.coli
* Đặc điểm chính của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể
- Các gen nằm trên nhiễm sắc thể sản xuất theo đường thẳng tạo thành các nhóm liên kết có số lượng bằng số cặp nhiễm sắc thể
- Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có sự di truyền liên kết và mức liên kết phụ thuộc vào khoảng cách giữa các gen
- Giữa các nhiễm sắc thể tương đồng có thể xảy ra trao đổi chéo dẫn đến tái tổ hợp các gen. Tái tổhợp là một nguồn biến dị quan trọng cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- Sự liên kết các gen và sự tái tổ hợp giữa chúng do trao đổi chéolà những hiện tượng sinh học trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa tính biếndị và tính di truyền.
Hương Thảo


Vấn đề này anh xin được bổ sung thêm!


Chúng ta còn có thể sử dụng các phương pháp sau để lập bản đồ liên kết gen( bởi vì nó không nằm trong chương trình phổ thông nên ở đây anh chỉ khái quát sơ qua.):

-Phân tích các bộ 4 trao đổi chéo để lập bản đồ liên kết gen: Phép phân tích bộ 4 cho phép xác định được 2 gen liên kết và khoảng cách giữa chúng bằng cách tính tần số trao đổi chéo giữa 2 gen đó.Điểm đặc biệt ở đây là số tế bào tái tổ hợp được tính bẳng cách đếm số lượng bộ 4 và k/cách giữa các gen,ko được đo bằng tần số giao tử trao đổi chéo mà bằng tần số các bộ 4 tái tổ hợp.

-Xác định khoảng cách giữa gen và tâm động ở những lạoi có bộ 4 xếp hàng.

-Dùng trao đổi chéo nguyên phân để xác định các gen: Nhà khoa học Curt Stern năm 1936 đã phát hiện ra rằng các NST tương đồng tái tổ hợp ca ở nguyên phân.Trao đổi chéo nguyên phân còn xảy ra ở 1 số làoi khác và là 1 phương tiện quan trọng để lập bản đồ ở 1 số loại nấm.

-Lai tế bào soma để lập bản đồ gen người.


-Lập bản đồ gen bằng cách sử dụng các mất đoạn.

*Ngoài ra chúng ta còn có 1 số phương pháp để lập bản đồ cấu trúc tinh vi của gen như: Dùng trao đổi chéo trong 1 locut để lập bản đồ cấu trúc tinh vi,Xác định cistron bằng lập bản đồ bổ trợ........
 
Top Bottom