[Sinh 12] Đột biến

C

comelygirl

Bài tập về nguyên phân!!!!!!

Dạng1: Xác định sô tế bào và số lần nguyên phân:
Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy :
Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái.
Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768.
a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu.

Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định.
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?

Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?
Dạng 2: Xác định bộ NST 2n và số NST môi trường cung cấp.
Bài 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy.
Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn.
Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng.
Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.
Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài.
b. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào?
c. Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử?

Bài 5: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài. Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.
Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C.
c. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào?
Dạng 3: Xác định thời gian và tốc độ phân bào.
Bài 6: Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4
a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ?
b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):
-Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào?
- Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?

Bài 7: Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian.
Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624. Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400.
Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16.
Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử.
b. So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử?
c. Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc độ phân bào của hợp tử B là giảm dần đều.






Mọi người chỉ cần cho mình đáp án thôi nha..........hjz(*)
 
M

maygiolinh

Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
Câu trả lời của bạn:
A. ATXGXX B. ATTGXA C. ATTXXXGXX D. ATGXX

Giải thích cụ thể hộ mình nhé
 
D

ducdao_pvt

Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
Câu trả lời của bạn:
A. ATXGXX B. ATTGXA C. ATTXXXGXX D. ATGXX
ATTGXX \Rightarrow UAAXGG
A. ATXGXX \Rightarrow UAGXGG
UAA, UAG: ĐB đồng nghĩa, đây là 2 bộ mã KT
B. ATTGXA \Rightarrow UAAXGA
XGG, XGA: ĐB đồng nghĩa
C. ATTXXXGXX \Rightarrow UAAGGGXGG: TH này thêm nu nhưng khi dịch mã đến UAA thì QT dịch mã đã dừng lại nên không ảnh hưởng.
D. ATGXX \Rightarrow UAXUU: ĐB nhầm nghĩa \Rightarrow Xuất hiện bộ ba mới \Rightarrow thay đổi mARN \Rightarrow thay đổi chuỗi polipeptit
\Rightarrow D
 
C

congchuatieuquy

bài tập đơn giản

xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd
số kiểu tổ hợp giao tử số kiểu ghen và kiểu hình xuất hiện ở [tex] F_1[/tex] lần lượt là bao nhiêu ?
 
D

ducdao_pvt

xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd
số kiểu tổ hợp giao tử số kiểu ghen và kiểu hình xuất hiện ở [tex] F_1[/tex] lần lượt là bao nhiêu ?

P: AaBbDd x AabbDd
AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp \Rightarrow [TEX]2^3[/TEX] giao tử
AabbDd có 2 cặp gen dị hợp \Rightarrow [TEX]2^2[/TEX] giao tử
\Rightarrow Số kiểu tổ hợp GT: [TEX]2^3[/TEX].[TEX]2^2[/TEX]

. TH trội hoàn toàn:
Aa x Aa \Rightarrow 2 KH
Bb x bb \Rightarrow 2 KH
Dd x Dd \Rightarrow 2 KH
\Rightarrow Số KH: 2.2.2

. TH trội không hoàn toàn:
Aa x Aa \Rightarrow 3 KH
Bb x bb \Rightarrow 2 KH
Dd x Dd \Rightarrow 3 KH
\Rightarrow Số KH: 3.2.3
 
N

ngobuongbinh

[sinh 12] bt chương II (cần gấp)

1). các gen phân li độc lập , mỗi gen quy định 1 tính trạng . tỉ lệ kiểu hình A- bbccD- tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?
2). cho phép lai AaBBCcDdEe (bố) x aaBBccDDEe (mẹ). các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu?
3). các gen tác động riêng rẽ, mỗi gen quy định 1 tính trạng. phép lai AaBbddEe x aaBbDDEe cho bao nhiêu kiểu hình
4). trong phép lai một tính trạng tương phản, điều kiện để F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội/ 1 lặn là
1. các cặp gen phân li độc lập 2. tính trạng trội phải hoàn toàn
3. số lượng cá thể lai lớn 4. giảm phân bình thường
5. mỗi gen quy định một tính trạng, tác động riêng rẽ
6. bố và mẹ thuần chủng
câu trả lời đúng là:
A.1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C.2,3,4,5,6 D.1,2,3,4,5,6
P/S: mình học hơi kém môn sinh, nên các bạn giải thích rõ cách làm hộ mình vs nha.
thanks nhìu
 
Last edited by a moderator:
D

ducdao_pvt

1). các gen phân li độc lập , mỗi gen quy định 1 tính trạng . tỉ lệ kiểu hình A- bbccD- tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?

Xét riêng:
Aa x AA \Rightarrow A-: 1
Bb x Bb \Rightarrow bb: 1/4
Cc x Cc \Rightarrow cc: 1/4
dd x Dd \Rightarrow D-: 1/2
\Rightarrow 1.1/4.1/4.1/2

2). cho phép lai AaBBCcDdEe (bố) x aaBBccDDEe (mẹ). các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu?

Tương tự như trên, tỉ lệ KG AaBBCcDdEe ~ tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố

3). các gen tác động riêng rẽ, mỗi gen quy định 1 tính trạng. phép lai AaBbddEe x aaBbDDEe cho bao nhiêu kiểu hình

+ Trội hoàn toàn:
Aa x aa \Rightarrow 2KH
Bb x Bb \Rightarrow 2KH
dd x DD \Rightarrow 1KH
Ee x Ee \Rightarrow 2KH
\Rightarrow 2.2.1.2

+ Trội không hoàn toàn:
Aa x aa \Rightarrow 2KH
Bb x Bb \Rightarrow 3KH
dd x DD \Rightarrow 1KH
Ee x Ee \Rightarrow 3KH
\Rightarrow 2.3.1.3

4). trong phép lai một tính trạng tương phản, điều kiện để F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội/ 1 lặn là
1. các cặp gen phân li độc lập 2. tính trạng trội phải hoàn toàn
3. số lượng cá thể lai lớn 4. giảm phân bình thường
5. mỗi gen quy định một tính trạng, tác động riêng rẽ
6. bố và mẹ thuần chủng
câu trả lời đúng là:
A.1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C.2,3,4,5,6 D.1,2,3,4,5,6

\Rightarrow A
 
H

happy.swan

Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
 A.chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D.hoán vị gen

Em hiểu như sau không biết đúng không nữa.

Trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit trong cặp tương đồng khiến một bên sẽ thừa một đoạn ADN và đương nhiên bên kia sẽ mất một đoạn.

Hiểu đơn giản thì như trao đổi ở hai đĩa cân thăng bằng nhưng trao đổi lệch khiến cho một bên nhiều hơn. Do hai NST chị em giống nhau nên xảy ra hiện tượng như đáp án B
 
P

phamlinha2

Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
 A.chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D.hoán vị gen.
Câu này chỉ là lý thuyết thôi, không hiểu thì đọc lại sách chứ biết sao đc. t chon B nhá!
Trao đổi đoạn không cân, bạn cứ tưởng tượng là 2 cromatit nó trao đổi với nhau kiểu 1 bên thì cắt ra cho đi it, còn 1 bên lại cắt ra để cho nhiều dẫn đến 1 bên đc nhận it (=> mất bớt ), 1 bên đc nhận nhiều (=> đc them vào) => hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn.
 
Top Bottom