[Sinh 12] Đột biến

S

suachua95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sinh 12

Câu 1: Hợp tử của 1 loài có 2n=6 kí hiệu là AaBbXY. Hãy viết kí hiệu của nhiễm sắc thể trải qua mỗi kì nguyên phân
Câu 2: Câu này giúp mình câu 2 nhỏ là được. câu 1 nhỏ mình biết làm;
1 cặp Alen có L=0,204 micromet. Alen A chứa 1560 liên kết hidro, Alen a có [TEX]A=\frac{3}{7}X[/TEX].
1) Tính số nu từng loại của mỗi Alen
2) ................................các Alen trên trong tế bào vào các kì sau: a/ kì đầu
b/ kì cuối
 
K

king_of_worlds

[sinh học 12] - thắc mắc

Mềnh có cài đang phân vân mong các bạn giúp đỡ :
Ta có 1 tế bào 2n đơn nhé:
ở kì trung gian :
trước nhân đôi số cromatic là 0
sau nhân đôi NST số cromatic là 4n
ở kì đầu :
số cromatic là 4n
ở kì giữa :
số cromatic là 4n
ở kì sau :
số cromatic là 0
ở kì cuối :
số cromatic là 0

Như vậy có đúng không các bạn
Ông thầy mềnh nói : " kì trung gian số cromatic là 2n, chỉ có kì sau mới 4n"
Mà mềnh nghi ông nài sai quá!
Bạn nào chắc chắn thì bày mềnh...còn không đừng chém bừa nhé! :D:D:D
 
Y

yuper

Mềnh có cài đang phân vân mong các bạn giúp đỡ :
Ta có 1 tế bào 2n đơn nhé:
ở kì trung gian :
trước nhân đôi số cromatic là 0
sau nhân đôi NST số cromatic là 4n
ở kì đầu :
số cromatic là 4n
ở kì giữa :
số cromatic là 4n
ở kì sau :
số cromatic là 0
ở kì cuối :
số cromatic là 0

Như vậy có đúng không các bạn
Ông thầy mềnh nói : " kì trung gian số cromatic là 2n, chỉ có kì sau mới 4n"
Mà mềnh nghi ông nài sai quá!
Bạn nào chắc chắn thì bày mềnh...còn không đừng chém bừa nhé!

- Thằng này láo, thầy mà gọi = ông :))

- Cái đoạn chú đẫn phía trên là đúng

- Còn cái đoạn chú dẫn lời của ông thầy thì sai
 
S

saothu_95

giúp mình gấp ???

Hãy cho biết ưu nhược điểm của gen phân mảnh và không phân mảnh trong quá trình mã hóa?. VÀ các bạn cho mình biết luôn gen phân mảnh?không phân mảnh là thế nào? thank nhiều:khi (17):


hehe
 
Last edited by a moderator:
H

hongruby

gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực do xen giữa trình tự nu có các exon tương ứng và cả những trình tự nu ko tương ứng là intron
gen ko phân mảnh :trình tự nu trên gen =trình tự nu trên chuỗi polipeptit
Và khi tổng hợp mARN thì gen phân mảnh sẽ bị loại bỏ intron còn Gen ko phân mảnh thì ko c=> ở gen KO phân mảnh nhân đôi diễn ra nhanh hơn
 
A

alaadeo

[Sinh 12] Bài tập

1,cấu trúc phân tử protein có thể bị biến đổi do những nguyên nhân nào? trong đó nguyên nhân nào thường gây hại nhiều hơn cho cơ thể sinh vật? giải thích?
2, Trong hoàn cảnh nào thì trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân không đóng góp biến dị di truyền cho các tế bào con?
3, hãy kết cặp các kiểu chu kì tế bào với các tế bào được nêu sau, giải thích :
1- pha S ~> pha M ~> phân chia tbc~> lặp lại từ đầu
2- G1~> S ~> G2 ~> M ~> lặp lại từ đầu
3- G1~> S ~> G2 ~> lặp lại từ đầu
4- G1~> S ~> G2 ~> M ~> phân chia tbc~> lặp lại từ đầu

A- Tế bào biều bì ở người
B- Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến 128 tb
C- Tế bào tuyến nước bọt của rồi giám Drosophila
D- Hợp bào của mốc nhày
 
H

haichaustudy

Bài tập đột biến số lượng NST

Câu 23. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ sau khi cho cơ thể Aaaa tự thụ phấn là
A. 1AAAa : 8Aaaa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1Aaaa : 2Aaaa : 1 aaaa.
C. 1AAAa : 5Aaaa : 5Aaaa : 1aaaa. D. 1Aaaa : 4Aaaa : 1aaaa.
Câu 24. Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu
được F1 đều có quả đỏ. Xử lí cônsixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn 2 cây F1 để giao phấn với nhau.
Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây đúng về 2 cây F1 nói trên?
A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công.
B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công.
C. Cả 2 cây F1 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công.
D. Có 1 cây là 4n và 1 cây là 3n.
Câu 25. Ở 1 loài, tế bào sinh giao tử 2n giảm phân bình thường có khả năng tạo ra 64 loại giao tử nếu
không xảy ra trao đổi chéo. Có 1 hợp tử được tạo ra của loài nói trên chứa 18 nhiễm sắc thể. Hợp tử nói
trên là thể đột biến
A. thể tam bội. B. thể tứ bội. C. thể dị bội 2n + 1. D. thể dị bội 2n - 1.
 
H

hoan1793

Câu 25. Ở 1 loài, tế bào sinh giao tử 2n giảm phân bình thường có khả năng tạo ra 64 loại giao tử nếu
không xảy ra trao đổi chéo. Có 1 hợp tử được tạo ra của loài nói trên chứa 18 nhiễm sắc thể. Hợp tử nói
trên là thể đột biến
A. thể tam bội. B. thể tứ bội. C. thể dị bội 2n + 1. D. thể dị bội 2n - 1.

Bộ NST lưỡng bội của loài 2n=12 => Hợp tử chứa 18 NST thuộc thể tam bội :D
 
T

tkb2013

câu này mình ko hiểu

Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
 A.chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D.hoán vị gen.
 
H

hoan1793

Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
 A.chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D.hoán vị gen.

Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
 A.chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D.hoán vị gen


:D
 
D

ducdao_pvt

1,cấu trúc phân tử protein có thể bị biến đổi do những nguyên nhân nào? trong đó nguyên nhân nào thường gây hại nhiều hơn cho cơ thể sinh vật? giải thích?
2, Trong hoàn cảnh nào thì trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân không đóng góp biến dị di truyền cho các tế bào con?
3, hãy kết cặp các kiểu chu kì tế bào với các tế bào được nêu sau, giải thích :
1- pha S ~> pha M ~> phân chia tbc~> lặp lại từ đầu
2- G1~> S ~> G2 ~> M ~> lặp lại từ đầu
3- G1~> S ~> G2 ~> lặp lại từ đầu
4- G1~> S ~> G2 ~> M ~> phân chia tbc~> lặp lại từ đầu

A- Tế bào biều bì ở người
B- Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến 128 tb
C- Tế bào tuyến nước bọt của rồi giám Drosophila
D- Hợp bào của mốc nhày


Bài giải:
1. Cấu trúc phân tử protein có thể bị biến đổi do:
. Tác dụng của các tác nhân vật lí: tia cực tím, sóng siêu âm, khuấy cơ học, nhiệt độ,...
. Tác dụng của các tác nhân hóa học: axit, kiềm mạnh, muối KL nặng, tanin, độ pH,...
 
Last edited by a moderator:
H

hoan1793

Câu 2: khi trao đổi chéo giữa các NST có cùng nguồn gốc. VD: như KG Ab/Ab chẳng hạn nếu trao đổi chéo thì cũng chỉ tạo ra 2 giao tử thôi==> không làm tăng biến dị tổ hợp trong di truyền

Câu 3)
3 - C do nhân đôi DNA nhưng không phân bào (M) : nội phân
1 - B do tế bào gốc phân bảo nhanh, tích cực dường như bỏ qua G1
4 - A
2 - D đa nhân

Câu 1: Pr có thể bị biến đổi do tác nhân lý hóa, do đb gen hay NST VD: như tác nhân sóng điện từ của điện thoại sẽ làm nóng quả trứng sau 20 phút và quả trứng chín trong 60 phút . Thường thì đb mất đoạn NST, và đb mất một đoạn nu trong gen là gây hại nhiều cho cơ thể.Bởi vì mất đoạn sẽ gây mất cân bằng của hệ gen, NST.Gây mất đi một số nu==> thay đổi hoặc mất đi 1 số tính trạng tốt( ngoài ra mất còn giảm sự đa dạng di truyền trong hệ gen và NST nữa bạn ak)
 
Last edited by a moderator:
T

tkb2013

Đột biến gen

Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gâyra hậu quả nghiêm trọng nhất?
A.5’XTA3’ B.5’XAG3’ C.5’XAT3’ D.5’TTA3’

giải thích kĩ dùm
 
M

mu_vodoi

Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gâyra hậu quả nghiêm trọng nhất?
A.5’XTA3’ B.5’XAG3’ C.5’XAT3’ D.5’TTA3’
Câu B nhé bạn !

5' TTA 3' => 3' ATT 5' tương ứng với bộ ba kết thúc

câu A và C cũng vậy !

nên đột biến thay thế ở câu B là nghiêm trọng nhất :)
 
D

dangphancongthien

Bài tập sinh chương I + bài 6, 7

IMG_0750_zps40e49c5d.jpg

IMG_0751_zps4bf4f72a.jpg

IMG_0749_zps7c54aaeb.jpg
 
P

phamlinha2

Bạn lưu ý, mỗi lần chỉ đưa lên 5 đến 7 câu thui nhé! Như thế sẽ tiện cho việc giải bài của mọi người hơn. Và những bài ở những phần kiến thức khác nhau thì bạn đưa vào đúng chỗ của nó nha, theo từng mục 1 ấy.
 
C

cobemuadong1102

Bài tâp.

1. Khi gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành dc H= 3800 liên kết. Trong số liên kết H đó, số H trog các cặp G-X nhiều hơn số H trog các cặp A-T là 1000.
a) Tính L.
b) Gen tự nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn nhiều gấp 8 lần so với mạch đơn ban đầu của gen. Hãy tìm:
- Số lần tự nhân đôi của gen.
- Số nu tự do mỗi loại cần dùng.

2. Trog 1 p/tử ADN, số H giữa 2 mạch đơn là 531.10^4 và số H trog các cặp A-T = số chu kì xoắn của nó trog p/tử.
a) Tính số lượng từng loại nu từ ADN trên.
b) Tính khối lượng và L của ADN trên theo micromet. Bít M của 1 nu trung bình = 300 đvC.

3. Trên mạch thứ 1 của 1 đoạn ADN, nu loại A chiếm 15%, loại G chiếm 25%, loại T chiếm 40%. Đoạn ADN nảy tự nhân đôi liên tiếp mà ở đợt tự nhân đôi đầu tiên đã có 3000 G tự do đến bổ sung mạch thứ nhất của ADN. Tính số nu từng loại ở mỗi mạch ADN.

Nhờ mọi người chỉ cho em giải mấy bài này, em yếu môn sinh lắm nên mong mọi người viết kĩ càng hay hoặc là chỉ cách giải và viết công thức. em cám ơn.

[Chú ý: Chính tả]
 
N

nhocbonmat96

Câu1)kì đầu=kì giữa:AAaaBBbbXXYY
kì sau:
cuc 1--------cuc 2
AABBXX---aabbYY
AAbbXX---aaBBYY
AABBYY---aabbXX
AAbbYY---aaBBXX
kì cuối thì giống kì sau nhưng thay cực 1 và cưc 2 của tb thành tb 1,tb 2
câu 2) vào kì đầu thì bạn nhân đô số nu mỗi loại lên. Còn kì cuối thì giữ nguyên như ban đầu
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

1. Khi gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành dc H= 3800 liên kết. Trong số liên kết H đó, số H trog các cặp G-X nhiều hơn số H trog các cặp A-T là 1000.
a) Tính L.
b) Gen tự nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn nhiều gấp 8 lần so với mạch đơn ban đầu của gen. Hãy tìm:
- Số lần tự nhân đôi của gen.
- Số nu tự do mỗi loại cần dùng
Như ta đã biết số lk H được hình thành sau khi thực hiện nhân đôi gấp đôi số lk H trước đó, nên ta có công thức sau:
[TEX]H_{ht}=(2^n-1)2H[/TEX] ( Với [TEX]H_{ht}[/TEX] là số lk H được hình thành, [TEX]n[/TEX] là số lần nhân đôi của ADN).
>>> Trở lại đề bài, nhân đôi tạo 2 gen con =>
[TEX]n=1[/TEX]
+ Áp dụng công thức ta được:
[TEX]H_{ht}=(2^n-1)2H -> (2^1-1)2H=3800 -> H=1900(lk) -> 3G+2A=1900(1)[/TEX]
+ Số H trog các cặp G-X nhiều hơn số H trog các cặp A-T là 1000 => [TEX]3G-2A=1000(2)[/TEX].
==> Từ (1) và (2) ta được:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} G=\frac{1450}{3} \\ A=225 \end{array} \right.[/tex]

*** Bạn chịu khó xem lại đề giúp mình nhé! ^^!

2. Trog 1 p/tử ADN, số H giữa 2 mạch đơn là 531.10^4 và số H trog các cặp A-T = số chu kì xoắn của nó trog p/tử.
a) Tính số lượng từng loại nu từ ADN trên.
b) Tính khối lượng và L của ADN trên theo micromet. Bít M của 1 nu trung bình = 300 đvC.
Theo đề bài ta có:
+ Số lkH của phân tử =>
[TEX]H=2A+3G=531.10^4(1)[/TEX]
+ Số lkH trong A-T bằng số C của phân tử => [TEX]2A=\frac{N}{20} -> 40A=N -> 40A=2A+2G -> 19A-G=0(2)[/TEX].
>>> Từ (1) và (2) ta được:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} A=90000 \\ G=1710000 \end{array} \right.[/tex]
>>> Tới đây bạn có thể giải quyết các yêu cầu đề bài rồi nhé! ^^!
3. Trên mạch thứ 1 của 1 đoạn ADN, nu loại A chiếm 15%, loại G chiếm 25%, loại T chiếm 40%. Đoạn ADN nảy tự nhân đôi liên tiếp mà ở đợt tự nhân đôi đầu tiên đã có 3000 G tự do đến bổ sung mạch thứ nhất của ADN. Tính số nu từng loại ở mỗi mạch ADN.
Theo đề bài ta có:
+ Mạch thứ nhất của Gen có:

[tex]\left\{ \begin{array}{l} A_1=15% \\ G_1=25% \\ T_1=40% \end{array} \right.[/tex] => [TEX]X_1=20%[/TEX].
Từ đó ta có:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} A=T=27.5% \\ G=X=22.5% \end{array} \right.[/tex] ( Do [TEX]%A=%T=\frac{%A_1+%A_2}{2}[/TEX], mà [TEX]T_1=A_2[/TEX])
+
Đoạn ADN này tự nhân đôi liên tiếp mà ở đợt tự nhân đôi đầu tiên đã có 3000 G tự do đến bổ sung mạch thứ nhất của ADN.
>>> Ta có công thức sau:
[TEX]G^'=X^'=G(2^n-1)[/TEX] ( Với [TEX]G^', X^'[/TEX] lần lượt là số Nu mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi. [TEX]n[/TEX] là số lần nhân đôi của ADN).
<> Áp dụng vào công thức ta có:
[TEX]G_1(2^1-1)=3000 --> G_1=3000[/TEX].
>>> [TEX]G_1=3000 ------------------> 25%[/TEX]
...............[TEX]\frac{N}{2} <-------------------- 100%[/TEX] (Do ta đang tính trên 1 mạch).
===>>>
[TEX]N=24000nu[/TEX]
Như vậy, ta đã có thể giải quyết các yêu cầu của bài rồi!

Mến chào bạn!
 
Top Bottom