[Sinh 12] Câu hỏi trắc nghiệm bám sát ĐH.

  • Thread starter trihoa2112_yds
  • Ngày gửi
  • Replies 38
  • Views 21,190

O

olala_aha

Giải giúp tớ mấy câu trong đề thi thử trường tớ hôm qua,đáp án hình như có vấn đề:
Câu 1:Điều nào sau đây là đúng khi nói về quần thể ngẫu phối?
A.Xét trong quần thể ngẫu phối có n gen,mỗi gen có r alen thì số kiểu gen có thể trong quần thể về n gen trên là[r(r+1)]^n
B.Do ngẫu phối nên QT có tính đa hình về KG và KH trong đó sự đa hình về KH lớn hơn nhiều so với sự đa hình về KG vì KH phụ thuộc vào cả môi trường.
C.Tần số alen và tp KG của QT ngẫu phối có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ
D.Cả 3 đáp án đúng
Câu 2:Khi dùng phép lai thuận nghịch thì kết quả nào sau đây không thể xảy ra?
A.Nếu gen nằm trên NST thường thì kết quả phép lai thuận và nghịch giống nhau.
B.Nếu các gen lket với nhau trong NST thường có hoán vị gen 1 bên thì kqua cũng sẽ khác nhau nhưng phân bố KH đồng đều ở cả 2 giới.
C.Nếu gen nằm trên X thì kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch và sự biểu hiện KH không đồng đều ở cả hai giới.
D.Nếu gen nằm trong TB chất thì con lai tạo ra từ các phép lai đó luôn mang cặp alen về gen đang xét.
 
L

lananh_vy_vp

Giải giúp tớ mấy câu trong đề thi thử trường tớ hôm qua,đáp án hình như có vấn đề:
Câu 1:Điều nào sau đây là đúng khi nói về quần thể ngẫu phối?
A.Xét trong quần thể ngẫu phối có n gen,mỗi gen có r alen thì số kiểu gen có thể trong quần thể về n gen trên là[r(r+1)]^n
B.Do ngẫu phối nên QT có tính đa hình về KG và KH trong đó sự đa hình về KH lớn hơn nhiều so với sự đa hình về KG vì KH phụ thuộc vào cả môi trường.
C.Tần số alen và tp KG của QT ngẫu phối có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ
D.Cả 3 đáp án đúng
Câu 2:Khi dùng phép lai thuận nghịch thì kết quả nào sau đây không thể xảy ra?
A.Nếu gen nằm trên NST thường thì kết quả phép lai thuận và nghịch giống nhau.
B.Nếu các gen lket với nhau trong NST thường có hoán vị gen 1 bên thì kqua cũng sẽ khác nhau nhưng phân bố KH đồng đều ở cả 2 giới.
C.Nếu gen nằm trên X thì kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch và sự biểu hiện KH không đồng đều ở cả hai giới.
D.Nếu gen nằm trong TB chất thì con lai tạo ra từ các phép lai đó luôn mang cặp alen về gen đang xét.
Câu 1: C
Loại A do CT trên chỉ đúng nếu mỗi gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau
Loại B do sự đa hình về KG cao hơn KH
Vì A và B sai nên D cũng loại nốt

Câu 2: D
 
O

olala_aha

Tiếp nữa.......
Câu 3:Ở ngô cho cây thân cao,bắp dài tự thụ phấn thu được kết quả ở thế hệ sau:9 cây thân cao,bắp dài: 4 cây thân thấp bắp ngắn : 3 cây thân thấp,bắp dài.Cho rằng kiểu bắp là do 1 gen qui định.KG của cây đem tự thụ phấn là:
A.Aa BD/Bd
B.Aa BD/bd
C. AaBb
D.Aa Bd/bD
Câu 4:Sự di truyền liên kết giới tính có đặc điểm cơ bản là:
A.tỉ lệ kiểu hình không đồng đều hoặc đồng đều ở 2 giới.
B. KH chỉ xuất hiện ở một giới
C. tỉ lệ KH không đồng đều ở 2 giới
D.Tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở một giới
Câu 5:Điều nào sau đây là đúng khi nới về quá trình tái bản ADN là đúng:
A.trên ADN dạng thẳng mạch kép sẽ có một mạch làm khuôn để tổng hợp một mạch mới liên tục và một mạch làm khuôn tổng hợp một mạch gián đoạn
B.Ở vi khuẩn sự nhân dôi ADN vòng mạchkesp không xảy ra theo kiểu nửa gián đoạn OKazaki
C.Trong quá trình tái bản ADN không có sự tham gia của loại enzim ARN-polimeaz
D.Nguyên tắc bổ sung được tiến hành ở tất cả các Nucleotit trên 2 mạch khuôn để tổng hợp mạch bổ sung
Câu 6:Cho 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường;gen 2 có 3 alen nằm trên Y không có alen trên X;gen 4 có 2 alen và gen 4 có 3 alen cùng nằm trên X không có alen trên Y.Tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể được tạo nên bởi gen này là:
A.246
B.117
C.162
D.đáp án khác
 
O

olala_aha

Câu 1: C
Loại A do CT trên chỉ đúng nếu mỗi gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau
Loại B do sự đa hình về KG cao hơn KH
Vì A và B sai nên D cũng loại nốt

Câu 2: D
Câu 1 tớ chọn D mà đáp án lại là B cậu ạ.Nhưng rõ ràng là đa hình về kiểu hình lớn hơn kiểu gen mà cậu.cùng một kiểu gen có thể biểu hiện ra nhiều kiểu hình khác nhau mà****************************?????
 
L

lananh_vy_vp

Câu 1 tớ chọn D mà đáp án lại là B cậu ạ.Nhưng rõ ràng là đa hình về kiểu hình lớn hơn kiểu gen mà cậu.cùng một kiểu gen có thể biểu hiện ra nhiều kiểu hình khác nhau mà****************************?????
Tại thấy trong sgk có câu đa hình kiểu gen dẫn đến đa hình kiểu hình nên t mới nghĩ đa hình KG lớn hơn^^, với lại 2 KG AA và Aa cùng chỉ biểu hiện ra 1 KH.
Giờ có lẽ phải xem lại.
Hay là tại đáp án C thiếu câu: trong những điều kiện xác định nhỉ?
Nhưng đáp án trường c chuẩn không vậy?:">

Tiếp nữa.......
Câu 3:Ở ngô cho cây thân cao,bắp dài tự thụ phấn thu được kết quả ở thế hệ sau:9 cây thân cao,bắp dài: 4 cây thân thấp bắp ngắn : 3 cây thân thấp,bắp dài.Cho rằng kiểu bắp là do 1 gen qui định.KG của cây đem tự thụ phấn là:
A.Aa BD/Bd
B.Aa BD/bd
C. AaBb
D.Aa Bd/bD
Câu 4:Sự di truyền liên kết giới tính có đặc điểm cơ bản là:
A.tỉ lệ kiểu hình không đồng đều hoặc đồng đều ở 2 giới.
B. KH chỉ xuất hiện ở một giới
C. tỉ lệ KH không đồng đều ở 2 giới
D.Tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở một giới
Câu 5:Điều nào sau đây là đúng khi nới về quá trình tái bản ADN là đúng:
A.trên ADN dạng thẳng mạch kép sẽ có một mạch làm khuôn để tổng hợp một mạch mới liên tục và một mạch làm khuôn tổng hợp một mạch gián đoạn
B.Ở vi khuẩn sự nhân dôi ADN vòng mạchkesp không xảy ra theo kiểu nửa gián đoạn OKazaki
C.Trong quá trình tái bản ADN không có sự tham gia của loại enzim ARN-polimeaz
D.Nguyên tắc bổ sung được tiến hành ở tất cả các Nucleotit trên 2 mạch khuôn để tổng hợp mạch bổ sung
Câu 6:Cho 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường;gen 2 có 3 alen nằm trên Y không có alen trên X;gen 4 có 2 alen và gen 5 có 3 alen cùng nằm trên X không có alen trên Y.Tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể được tạo nên bởi gen này là:
A.246
B.117
C.162
D.đáp án khác

Câu 4:
-Xét tỉ lệ từng cặp:
+cao:thấp=9:7 -->tương tác giữa 2 gen ko alen theo kiểu bổ trợ
+dài:ngắn=3:1 -->phân li độc lập
-->Loại C
-Quy ước:
A-B-:cao A-bb, aaB-, aabb:thấp
D-:dài d:ngắn
-Do thế hệ sau ko có KH cao ngắn :A-B-dd
-->Loại A và D

-->Đáp án B

Câu 6:
-Số KG trên NST thường: [TEX]\frac{2(2+1)}{2} = 3[/TEX]

-Số KG XY =[TEX] 3.2.3=18[/TEX]

-Số KG XX = [TEX]\frac{2.3(2.3+1)}{2} = 21[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \ [/TEX] Tổng số KG trên NST giới tính = 21 + 18 = 39

[TEX]\Rightarrow \ [/TEX] Tổng số KG có thể có của quần thể = 39.3=117
 
O

olala_aha

Tại thấy trong sgk có câu đa hình kiểu gen dẫn đến đa hình kiểu hình nên t mới nghĩ đa hình KG lớn hơn^^, với lại 2 KG AA và Aa cùng chỉ biểu hiện ra 1 KH.
Giờ có lẽ phải xem lại.
Hay là tại đáp án C thiếu câu: trong những điều kiện xác định nhỉ?
Nhưng đáp án trường c chuẩn không vậy?:">



Câu 4:
-Xét tỉ lệ từng cặp:
+cao:thấp=9:7 -->tương tác giữa 2 gen ko alen theo kiểu bổ trợ
+dài:ngắn=3:1 -->phân li độc lập
-->Loại C
-Quy ước:
A-B-:cao A-bb, aaB-, aabb:thấp
D-:dài d:ngắn
-Do thế hệ sau ko có KH cao ngắn :A-B-dd
-->Loại A và D

-->Đáp án B

Câu 6:
-Số KG trên NST thường: [TEX]\frac{2(2+1)}{2} = 3[/TEX]

-Số KG XY =[TEX] 3.2.3=18[/TEX]

-Số KG XX = [TEX]\frac{2.3(2.3+1)}{2} = 21[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \ [/TEX] Tổng số KG trên NST giới tính = 21 + 18 = 39

[TEX]\Rightarrow \ [/TEX] Tổng số KG có thể có của quần thể = 39.3=117
Câu 4 ý cậu.tớ thấy nó có thể đồng đều hoặc không đồng đều mà.
Câu 5 thì tớ thấy câu C có gì sai đâu nhỉ? Đúng là enzim ARN không tham gia vào mà :((
Câu 6: c cho tớ cái công thức tính đi,hic.
 
L

lananh_vy_vp

Đồng đều hoặc ko cái gì cơ :-S
ARN pol hay primaza (primase) có chức năng tổng hợp các đoạn ARN mồi :D
Trên cặp XX thì công thức giống với công thức trên NST thường
Trên cặp XY sẽ bằng số alen có trên Y (nếu có nhiều gen vs số alen mỗi gen khác nhau sẽ bằng tích các alen đó với nhau )
:D
 
O

olala_aha

Đồng đều hoặc ko cái gì cơ :-S
ARN pol hay primaza (primase) có chức năng tổng hợp các đoạn ARN mồi
:D
Trên cặp XX thì công thức giống với công thức trên NST thường
Trên cặp XY sẽ bằng số alen có trên Y (nếu có nhiều gen vs số alen mỗi gen khác nhau sẽ bằng tích các alen đó với nhau )
:D

Ý tớ là ở câu 4.Sự di truyền liên kết giới tính có đặc điểm cơ bản là:
A.tỉ lệ kiểu hình không đồng đều hoặc đồng đều ở 2 giới.Tớ nghĩ có thể đồng đều hoặc không chứ nhỉ?
CÂu 5:C.Trong quá trình tái bản ADN không có sự tham gia của loại enzim ARN-polimeaz
đây là trong tái bản ADN hình như không có sự tham gia của enzim này thì phải,tại tớ xem trong sách không thấy có nói đến enzim này trong nhân đôi ADN=>tớ nghĩ câu này không sai thì phải:(
 
L

lananh_vy_vp

Ừa cái này sách nâng cao mới có:D
Cái hình 1.2 trang 9 ý:d
Thôi xem tạm cái ni (nhớ tên gọi khác của ARN pol là primase nha :D

picture.php


Còn câu kia thì t nghĩ gen trên X hay trên Y thì kiểu gì chả phân hóa về giới tính :p
 
N

nhatkhanh999

Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ A+T \ G+X = 0.60 thì hàm lượng G+X của nó xấp xỉ :
a, 0.31 b,0.40 c,0,34 d, 0,43
 
T

thuytinh1993

cùng giải nè!!!!!

Câu 6: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a) người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.


Câu 7: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.


Câu 8: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. mất 2 cặp nuclêôtit.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit


Câu 9: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH
(2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động


Câu 10: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.

Ai biết giải hộ tới với! cảm ơn nhiều! nếu được, giải chi tiết giùm luôn nha! hihi
:khi (59): ...... :khi (189): ...... :khi (15): ...."đa tạ"
 
T

thuytinh1993

cùng giải nè!!!!!

Câu 6: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a) người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.


Câu 7: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.


Câu 8: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. mất 2 cặp nuclêôtit.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit


Câu 9: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH
(2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động


Câu 10: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.

Ai biết giải hộ tới với! cảm ơn nhiều! nếu được, giải chi tiết giùm luôn nha! hihi
:khi (59): ...... :khi (189): ...... :khi (15): ...."đa tạ"
 
N

nhocbonmat96

Câu 6) gọi x là tần số alen A, y là a
ta có hệ:
-x^2+2xy+y^2=1
-x^2=9*y^2
-x+y=1
giải hệ trên ta được:A=0,75;a=0,25
-->% cà thể mang KG dị hợp:
2xy=0,375=37,5%
câu7)tần số KG quần thể khi không có aa(vì aa không sinh sản nên phải tính lại tần số) là:
AA=0,45/(0,45+0,3)=0,6
Aa=0,3/(0,45+0,3)=0,4
sau 1 quá trình tự thụ, tỉ lệ KG quần thể là:
Aa=0,4/2=0,2
AA=0,6+0,4*(1-1/2)/2=0,7
aa=0+0,4*(1-1/2)/2=0,1
câu8)gọi n là số nu mà gen s ít hơn gen S
-->số nu ít hơn này sau 3 qt nhân đôi: (2^3-1)*n=28->n=4
đây là mất hai cặp nu
câu 9 bạn làm nha, hình như câu C
câu10) trong giảm phân có 1 số tb bị đột biến-->1 số tb không đột biến--> giao tử tạo ra: n; n+1;n-1
-trong thụ tinh sẽ tạo ra các hợp tử là:
-n+n=2n
-n+n+1=2n+1
-n+n-1=2n-1
-n+1+n+1=2n+2
-n-1+n-1=2n-2
-n+1+n-1=2n
 
N

ngobaochauvodich

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 12. B. 8. C. 15. D. 6

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 12. B. 8. C. 15. D. 6
 
P

phamdangtrieu

Có thể cho mỉnh đáp án mấy bài trên không?
1/Cà độc dược có 2n=24. Có một thể đột biến, trong đó có một chiếc của NST số 1 bị mất một đoạn, ở một chiếc NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 được lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử mang đột biến có tỉ lệ:
A. 75% B. 87,5%$ C. 25% D. 12,5%
Câu này sao ra được như vậy? mình nghĩ là D...
2/Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng, tính trạng này do một cặp gen nằm trên NST giới tính X (không có alen trên NST giới tính Y qui định. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ không thuần chủng với ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho F1 và F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào khi cho F1 tạp giao? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu này là tạp giao, vậy thì làm sao cho nhanh?
3/Ở một loài sinh sản hữu tính, có một cá thể mang kiểu gen là Aa/ab, DE/de. Biết rằng các gen A và B liên kết hoàn toàn, các gen D và E xảy ra TĐC, các cặp gen này nằm trên các NST khác nhau. Nếu các cá thể này giảm phân, nhưng NST mang các gen DE/de không phân ly ở lần phân bào 2, thì số loại giao tử cá thể này có thể tạo ra xét ở 2 lôcut gen trên là :
A. 4 loại. B. 12 loại. C. 8 loại. D. 24 loại.
Làm sao???
 
T

tuonghuy333_2010

Topic này hôm nay cũng là nơi giúp các bạn giải đáp thắc mắc trong đề thi Thách Đấu Môn Sinh Của Các Tháng mọi người cứ tự nhiên
 
Last edited by a moderator:
R

red.london

Một tế bào hợp tử của ruồi giấm 2n=8, sau một lần nguyên phân thứ nhất, ở 1 trong 2 tế bào con sinh ra có 2 cromantit của 1 NST kép đều bị đột biến mất 1 đoạn. Hai tế bài này tiếp tục nguyên phân 5 lần. Tỉ lệ số NST đột biên so với NST bình thường trong các tế bào con sinh ra cuối cùng là :
A. 1/15 B.11/112 C.1/8 D.1/16
Xin cảm ơn.
 
Top Bottom