Sinh [Sinh 12] Câu hỏi bài tập

H

huynhthien94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: 10 tế bào nguyên phân số đợt bằng nhau đã cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tb con được sinh ra là 640. Tổng số tb con đã trãi qua các thế hệ tb là:
A. 160
B. 70
C. 80
D. 140
Câu 2: Ở một loài cây thân thảo có hạt . Người ta cho giao phấn giữa cây F1 có các kiểu gen đều dị hợp, kiểu hình hạt đỏ với một cây hạt đỏ khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 gồm 75% cây hạt đỏ, 12,5% cây hạt vàng, 12,5% cây hạt trắng. Biết cây hạt trắng có kiểu gen đồng hợp lặn. Đem tất cả các cây hạt đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ thu được 1 cây hạt vàng ở đời con là bao nhiêu?
A. 3/16
B. 9/144
C. 1/2
D. 7/144
Câu 3: Cho biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, bên phía người vợ có ông ngoại bị mù màu, mẹ cô ta bị bạch tạng. Bên phía người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong 2 dòng họ này đều không bị 2 bệnh trên. Cặp vợ chồng này định sinh 2 đứa con, xác suất để cả 2 đứa con của họ đều không bị 2 bệnh nói trên là?
A. 279/512
B. 961/1024
C. 225/512
D. 189/512
Câu 4: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp alen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác kiểu bổ sung, trong đó nếu có mặt cả 2 loại gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ. Nếu chỉ có một trong 2 loại gen trội A hoặc B cho hoa vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,2AABb + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2 Aabb + 0,1 aaBB + 0,15 aaBb + 0,15aabb=1. Xác suất lấy ngẫu nhiên ở F2 ba cây trong đó có 2 cây màu trắng?
A. 29.5%
B. 70.5%
C. 18.4%
D. 15%
Câu 5: Biết mỗi gen quy định tính trạng trội hoàn tòa, quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen Dd với tần số 20%, hoán vị gen ở Bb với tần số chưa biết . Một cặp bố mẹ có kiểu gen là: Ab/aB DE/de x AB/ab De/de . Nếu thu được ở F1 loại kiểu hình ( aaB- ddE-) chiếm 1,022% thì tần số hoán vị gen giữa Bb là ?
A. 40%
B. 42%
C. 24%
D. 26%
Câu 6: Ở một loài cây ăn quả , biết màu sắc hạt do 2 cặp gen Aa và Bb cùng quy định, trong đó có mặt A thì B không biểu hiện màu , kích thước quả do cặp gen Dd quy định. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có :
685 đỏ, dài
227 đỏ, ngắn
288 vàng, dài
76 trắng, ngắn.
Cho F1 giao phấn với cá thể khác, thu được 3 cây hạt đỏ , dài
3 cây hạt đỏ, ngắn
1 cây hạt vàng, dài
1 cây hạt trắng, ngắn.
Kiểu gen của cây mang lai với F1 là:
A. Aa Bd/bd
B. aa Bd/bD
C. Aa bd/bd
D. Bb Ad/ad
Câu 7: Ở một loài động vật, cho con cái XX mắt đỏ thuần chủng lai với con đực XY mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% cái đỏ, 25% cái trắng. Cho F1 giao phối tự do thu được F2. Lấy ngẫu nhiên một cá thể F2, xác suất để thu được cá thể đực mắt đỏ là?
A. 37,5%
B. 25%
C. 18,75%
D. 6,25%
Câu 8: Cho rằng NST vẫn phân ly trong giảm phân, thể 3 nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là:
A. 1/3 và 1/6
B. 1/6 và 1/12
C. 1/6 và 1/16
D. 1/4 và 1/8
Câu 9: Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn toàn so với a chân thấp. Trong một trại nhân giống , có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái giống chân thấp. Qúa trình ngẫu phối sinh ra đời con 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 con bò đực trong số 15 con bò nói trên, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là?
A. 15%
B. 30%
C. 60%
D. 80%
Câu 10: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp NST Bb không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cơ thể đực giảm phân bình thường. Ở phép lai: cái AaBb x đực AaBB sinh ra F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, tỷ lệ thu được cá thể có kiểu gen AaBBb là?
A. 0,03
B. 0,06
C. 0,24
D. 0,015
Câu 11: Một hợp tử trải qua 6 lần nguyên phân liên tiếp. Sau số lần phân bào đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội, sau đó các tế bào con nguyên phân bình thường đến lần cuối cùng đã tạo ra 48 tb con. Đột biến xảy ra vào lần nguyên phân thử mấy và số tb lưỡng bội sinh ra vào cuối quá trình lần lượt là?
A. 5 và 16
B. 4 và 16
C. 3 và 32
D. 2 và 32
Câu 12: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp đồng hợp, còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xảy ra?
A. 32
B. 256
C. 16
D. 64
CÁC BẠN GIÚP NHÉ! :D:D:D
 
S

sunsunquynh

Câu 1: 10 tế bào nguyên phân số đợt bằng nhau đã cung cấp 560 NST đơn. Tổng số NST chứa trong các tb con được sinh ra là 640. Tổng số tb con đã trãi qua các thế hệ tb là:
A. 160
B. 70
C. 80
D. 140

Câu 1: -B
Gọi x là số lần nhân đôi của mỗi tb
Ta có hệ phương trình:
10*2n*(2^x-1)=560
10*2n*2^x=640
Giải hệ ta được: x=2, 2n=16
Tổng số tb con đã trải qua các thế hệ tb là 10*(2^3-1)=70
(Để cm công thức này bạn hãy vẽ các quá trình nguyên phân và đếm số tb nhé!) :D
 
S

sunsunquynh

Câu 2: Ở một loài cây thân thảo có hạt . Người ta cho giao phấn giữa cây F1 có các kiểu gen đều dị hợp, kiểu hình hạt đỏ với một cây hạt đỏ khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 gồm 75% cây hạt đỏ, 12,5% cây hạt vàng, 12,5% cây hạt trắng. Biết cây hạt trắng có kiểu gen đồng hợp lặn. Đem tất cả các cây hạt đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ thu được 1 cây hạt vàng ở đời con là bao nhiêu?
A. 3/16
B. 9/144
C. 1/2
D. 7/144

Câu 2: -B
F2 6:1:1=> tương tác át chế, f1 x cây # : AaBb x Aabb
Quy ước A_B_, A_bb: hạt đỏ
aaB_: hạt vàng
aabb: hạt trắng
viết sơ đồ lai ra sẽ thấy các cây hạt đỏ có tỉ lệ kiểu gen là 2AaBb:2Aabb:1AABb:1Aabb
cho các cây hạt dỏ giao phấn với nhau:
(2/12AB: 5/12Ab:1/12aB:4/12ab)(2/12AB:5/12Aa:1/12aB:4/12ab)
=>tỉ lệ thu được một cây hạt vàng là: 1/12*1/12+1/12*4/12+4/12*1/12=9/144
 
S

sunsunquynh

Câu 3: Cho biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, bên phía người vợ có ông ngoại bị mù màu, mẹ cô ta bị bạch tạng. Bên phía người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong 2 dòng họ này đều không bị 2 bệnh trên. Cặp vợ chồng này định sinh 2 đứa con, xác suất để cả 2 đứa con của họ đều không bị 2 bệnh nói trên là?
A. 279/512
B. 961/1024
C. 225/512
D. 189/512

Câu 3: -C
Xét bệnh mù màu:
- Chồng khong bệnh=> KG:X^BY
- Vợ khong bệnh: ông ngoai mù mà X^bY=> mẹ vợ bình thường X^BX^b x X^BY
=>vợ có kiểu gen 1/2X^BX^B hoặc 1/2X^BX^b
- xác suất cặp vợ chồng có ít nhất một người con bị bệnh là 1/2*(1-(3/4)^2)=7/32=> xác suát cặp vợ chồng sinh hai người con không bệnh là:1-7/32=25/32
Xét bệnh bạch tạng:
-chồng không bệnh: mẹ chong bênh aa => chông có KG: Aa ( không cần dùng đến ông nội chồng thì cho vào làm gì ta???????????)
-vợ không bệnh: mẹ vợ bạch tang aa=> vợ có KG: Aa
-xác suất cặp vợ chông sinh hai con không bệnh bạch tạng là ¾^2=9/16
Vậy xác suất để cặp vợ chông sinh hai người con không mắc cả hai bệnh trên là 25/32+9/16=225/512
(dạng bài này mình vẫn chưa quen! Nếu có bài tương tự thế này bạn nhớ đăng lên nhé, nếu có đáp án rồi thì càng tốt! thanks trước nha! <3 <3 <3):D:p
 
Last edited by a moderator:
S

sunsunquynh

Câu 4: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp alen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác kiểu bổ sung, trong đó nếu có mặt cả 2 loại gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ. Nếu chỉ có một trong 2 loại gen trội A hoặc B cho hoa vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,2AABb + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2 Aabb + 0,1 aaBB + 0,15 aaBb + 0,15aabb=1. Xác suất lấy ngẫu nhiên ở F2 ba cây trong đó có 2 cây màu trắng?
A. 29.5%
B. 70.5%
C. 18.4%
D. 15%

Câu4: -C
( phân tích đề:
- phải tìm được xác suất xuất hiện 1 cây có màu trắng ở F2, giả sử là a%
=> xác suât xuất hiện cây không co màu trắng ở F2 là 1-a%)
Do quần thể tự phối nên chỉ các cây có kiểu gen AaBb,Aabb,aaBb,aabb khi tự phối mới cho ra kiểu gen aabb
- xét 0,1AaBb khi tự thụ phán chính là phép lai: 0,1(AaBb x AaBb)=0,1(Aa x Aa)(Bb x Bb) => tỉ lẹ cây hoa trắng xuất hiện ở f2 là 0.1*3/8*3/8=9/640
- tương tự xét kiểu gen 0,2Aabb => aabb= 0,2*3/8=3/40
0,15aaBb=>aabb=0,15*3/8=9/160
0,15aabb=>aabb=0,15 
=>xác suất xuất hiện một cây hoa trắng ở F2 là 189/640
=>xác suất xuất hiện 1 cây không phải hoa trắng ở f2 là 451/640
Vậy xác suất lấy ngẫu nhiên ở f2 3 cây trong đó có 2 cây màu trắng là 189/640*189/640*451/640*3C2=18,4
 
S

sunsunquynh

Câu 5: Biết mỗi gen quy định tính trạng trội hoàn tòa, quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen Dd với tần số 20%, hoán vị gen ở Bb với tần số chưa biết . Một cặp bố mẹ có kiểu gen là: Ab/aB DE/de x AB/ab De/de . Nếu thu được ở F1 loại kiểu hình ( aaB- ddE-) chiếm 1,022% thì tần số hoán vị gen giữa Bb là ?
A. 40%
B. 42%
C. 24%
D. 26%

Câu 5: -C
Xét riêng
-DE/de x De/de => ddE_=5%
=>aaB_=1,022%:5%=20,44%
=>aabb=25%-20,44%=4.56%
Bạn dễ thấy hoán vị 1 bên thì khong có đáp án
 hoán vị hai bên
-P: Ab/aB x AB/ab
Gọi f là tần số hoán vị, ta có ab/ab=f/2*(1-f)/2 <=> f^2 – f + 4*4,56%=0
 f=24% ( vì f </= 50%)
 
S

sunsunquynh

Câu 6: Ở một loài cây ăn quả , biết màu sắc hạt do 2 cặp gen Aa và Bb cùng quy định, trong đó có mặt A thì B không biểu hiện màu , kích thước quả do cặp gen Dd quy định. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có :
685 đỏ, dài
227 đỏ, ngắn
288 vàng, dài
76 trắng, ngắn.
Cho F1 giao phấn với cá thể khác, thu được 3 cây hạt đỏ , dài
3 cây hạt đỏ, ngắn
1 cây hạt vàng, dài
1 cây hạt trắng, ngắn.
Kiểu gen của cây mang lai với F1 là:
A. Aa Bd/bd
B. aa Bd/bD
C. Aa bd/bd
D. Bb Ad/ad

Câu 6: -C
-F2 có đỏ:vàng:trắng=12:3:1 => F1:AaBb x AaBb
Dài : ngắn =3:1 => F1: Dd x Dd
Theo đầu bài tỉ lệ kiểu hình F2 là 9:3:3:1 < (12:3:1)*(3:1) => có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn
-F2 có 9( A_B_D_ + A_bbD_) : 3(A_B_dd + A_bbdd) : 3( aaB_D_) : 1(aabbdd) . nhìn vào tỉ lệ kiểu hình này ta thấy bd đi liền với nhau ( bạn có thể thấy ad đi liền với nhau cũng được) => F1 có kiểu gen liên kết đều
Aa BD/bd
-f1 giao phấn với cây khác cho F2’
F2’ có đỏ : vàng : trắng =6:1:1 => có đươc là do AaBb x Aabb
F2’ có dài : ngắn = 1:1 => có được là do Dd x dd
Mà F1 có kiểu gen Aa BD/bd => cây khác có kiểu gen Aa bd/bd
( thực ra dạng bài này mình mới chỉ được làm vài bài thôi! Khi nào có bài tương tự bạn nhớ đăng lên đây nhé! Cảm ơn bạn nhiều) :D :)&gt;-
 
Last edited by a moderator:
S

sunsunquynh

Câu 7: Ở một loài động vật, cho con cái XX mắt đỏ thuần chủng lai với con đực XY mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% cái đỏ, 25% cái trắng. Cho F1 giao phối tự do thu được F2. Lấy ngẫu nhiên một cá thể F2, xác suất để thu được cá thể đực mắt đỏ là?
A. 37,5%
B. 25%
C. 18,75%
D. 6,25%

@-)@-)@-) câu này mình chịu thôi! khi nào làm được bạn nhớ đăng lên đây nhé!
 
S

sunsunquynh

Câu 8: Cho rằng NST vẫn phân ly trong giảm phân, thể 3 nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là:
A. 1/3 và 1/6
B. 1/6 và 1/12
C. 1/6 và 1/16
D. 1/4 và 1/8

Câu 8: -B
(1/6a:2/6A: 1/6AA:1/5Aa)(1/2B:1/2b) => 1/6Ab, 1/12ab
 
S

sunsunquynh

Câu 9: Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn toàn so với a chân thấp. Trong một trại nhân giống , có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái giống chân thấp. Qúa trình ngẫu phối sinh ra đời con 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 con bò đực trong số 15 con bò nói trên, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là?
A. 15%
B. 30%
C. 60%
D. 80%

Câu 9: -C
- gọi x là tần số alen A ở con đực => tần số alen a ở con đực = 1-x
- 15 đực cao x 200 cái thấp: ( x A: (x-1) a)(100%a) => chân cao 80%=x
- 15 con đực sẽ có 30 alen trong cơ thể trong dó có 0.8*30=24 A , 6 alen a. mà con đực chỉ có 2 loại kiểu gen AA và Aa => có 6 con Aa=> 9 con còn ại là AA
 xác suất thu được cá thể thuần chủng trong 15 con là 9/15=60%
( lần đầu tiên mình làm bài thế này đấy , không chắc là đúng đâu, bạn tham khao nếu có vấn đề gì thì nói với mình nhé!) :p:p
 
S

sunsunquynh

Câu 10: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp NST Bb không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cơ thể đực giảm phân bình thường. Ở phép lai: cái AaBb x đực AaBB sinh ra F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, tỷ lệ thu được cá thể có kiểu gen AaBBb là?
A. 0,03
B. 0,06
C. 0,24
D. 0,015

Câu 10: -A
xét riêng
- cái: 12% tb Bb không phan li trong giảm phân 1 tạo các loại giao tử Bb và O. => các loại giao tử của con cái Bblà (0,12/2Bb:0,12/2O:0,88/2B:0,88/2b)
-con cái này giao phối với con đực BB chỉ có giao tử B => tỉ lệ xuất hiện con BBb là 0.12/2=0.06
-Aa xAa => F1: 1/2Aa
Vậy tỉ lệ AaBBb=0.6*1/2=0.03
 
S

sunsunquynh

Câu 11: Một hợp tử trải qua 6 lần nguyên phân liên tiếp. Sau số lần phân bào đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội, sau đó các tế bào con nguyên phân bình thường đến lần cuối cùng đã tạo ra 48 tb con. Đột biến xảy ra vào lần nguyên phân thử mấy và số tb lưỡng bội sinh ra vào cuối quá trình lần lượt là?
A. 5 và 16
B. 4 và 16
C. 3 và 32
D. 2 và 32

Câu 11: -D
-gọi x là số lần nguyên phân trước lần đột biến
-gọi y là số lần nguyên phân kể từ lần xảy ra độ biến
( tớ không biết nói thế nào! Vd: 1 hợp tử nguyên phân 6 lần , ở lần thứ 3 co 1 tb bị đột biến thì y=4,x=2)
-bình thương 1 tb 2n nguyên phân cho hai tb con 2n
nhưng lần nguyên xảy ra đột biến, tb bị đột biến chỉ tạo 1 tb con 4n
sau đó 4n lại tiếp tục nguyên phân bình thường mỗi lần nguyên phân tạo 2 tb con 4n
-ta có hệ:
((2^x)-1)*2^y+2^(y-1)=48
X+y=6
Giải hệ ta được x=1, y=5
Số tb lưỡng bội sinh ra vào cuối quá trình là ((2^x)-1)*2^y=32
 
Last edited by a moderator:
S

sunsunquynh

Câu 12: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp đồng hợp, còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xảy ra?
A. 32
B. 256
C. 16
D. 64

Câu 12: -B
- số loại kiểu gen của bố là 1*1*1*2*4C1=8
- số loại kiểu gen của mẹ là 2*2*2*1*4C1=32
=> số kiểu giao phối : 8*32= 256
 
Last edited by a moderator:
S

sunsunquynh

bạn này một khi đã hỏi là hỏi rất nhiều nhé! nhưng toàn bài hay thôi ;):D:)&gt;-:-SS
khi nào có đáp án bạn đưa lên đây nhé &gt;:D&lt;
 
K

koko10kg

Câu 4: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp alen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác kiểu bổ sung, trong đó nếu có mặt cả 2 loại gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ. Nếu chỉ có một trong 2 loại gen trội A hoặc B cho hoa vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,2AABb + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2 Aabb + 0,1 aaBB + 0,15 aaBb + 0,15aabb=1. Xác suất lấy ngẫu nhiên ở F2 ba cây trong đó có 2 cây màu trắng?
A. 29.5%
B. 70.5%
C. 18.4%
D. 15%

Câu4: -C
( phân tích đề:
- phải tìm được xác suất xuất hiện 1 cây có màu trắng ở F2, giả sử là a%
=> xác suât xuất hiện cây không co màu trắng ở F2 là 1-a%)
Do quần thể tự phối nên chỉ các cây có kiểu gen AaBb,Aabb,aaBb,aabb khi tự phối mới cho ra kiểu gen aabb
- xét 0,1AaBb khi tự thụ phán chính là phép lai: 0,1(AaBb x AaBb)=0,1(Aa x Aa)(Bb x Bb) => tỉ lẹ cây hoa trắng xuất hiện ở f2 là 0.1*3/8*3/8=9/640
- tương tự xét kiểu gen 0,2Aabb => aabb= 0,2*3/8=3/40
0,15aaBb=>aabb=0,15*3/8=9/160
0,15aabb=>aabb=0,15 
=>xác suất xuất hiện một cây hoa trắng ở F2 là 189/640
=>xác suất xuất hiện 1 cây không phải hoa trắng ở f2 là 451/640
Vậy xác suất lấy ngẫu nhiên ở f2 3 cây trong đó có 2 cây màu trắng là 189/640*189/640*451/640*3C2=18,4


sao 0,1AaBb khi tự thụ cho ra 0,1 x 3/8 x 3/8 vậy ạ ? em không hiểu tỉ lệ 3/8 làm như thế nào mới được ? giúp em với ạ :)
 
T

taydai

Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho lông xám; các kiểu gen còn lại đều cho lông trắng. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông xám. Số phép lai có thể xảy ra
A: 24.B: 6.C: 12.D: 5.
 
N

nguyenmyngoc298@gmail.com

sao 0,1AaBb khi tự thụ cho ra 0,1 x 3/8 x 3/8 vậy ạ ? em không hiểu tỉ lệ 3/8 làm như thế nào mới được ? giúp em với ạ :)


Bạn phân tích 0,1AaBb thành 0,1 (Aa xAa ) (Bb x Bb) do ở thế hệ thứ 2 nên
Aa x Aa => aa = 1-1/4 / 2
Bb x Bb => bb = 1- 1/4 /2
=> aabb = 0,1 x 3/8 x 3/8
 

Trangtranqn1234

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2
0
1
23
Quảng Ngãi
Câu 9: Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn toàn so với a chân thấp. Trong một trại nhân giống , có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái giống chân thấp. Qúa trình ngẫu phối sinh ra đời con 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 con bò đực trong số 15 con bò nói trên, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là?
A. 15%
B. 30%
C. 60%
D. 80%

Câu 9: -C
- gọi x là tần số alen A ở con đực => tần số alen a ở con đực = 1-x
- 15 đực cao x 200 cái thấp: ( x A: (x-1) a)(100%a) => chân cao 80%=x
- 15 con đực sẽ có 30 alen trong cơ thể trong dó có 0.8*30=24 A , 6 alen a. mà con đực chỉ có 2 loại kiểu gen AA và Aa => có 6 con Aa=> 9 con còn ại là AA
 xác suất thu được cá thể thuần chủng trong 15 con là 9/15=60%
( lần đầu tiên mình làm bài thế này đấy , không chắc là đúng đâu, bạn tham khao nếu có vấn đề gì thì nói với mình nhé!) :p:p
Tại sao có 6 con alen a vậy ạ??
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
23
Tại sao có 6 con alen a vậy ạ??
Thì là do trong 30 alen của 15 con đực thì có 24 alen A nên còn lại 6 alen a đó bạn :>
Nhưng mình nghĩ bài làm đó suy luận cũng đúng rồi nhưng cách làm đó khá khó hiểu và mình chẳng thấy ai làm như thế cả đâu. Bạn có thể xem cách làm như sau nè:
Như trên thì sẽ tìm ra p(A) = 80% = 0,8; q(a) = 0,2
Xét các con đực ở P gồm có AA và Aa
Gọi tỉ lệ AA = x, Aa = 1 - x.
Ta có tần số alen A = x + 0,5 * (1 - x) = 0,8
[tex]\rightarrow[/tex] x = 0,6 = 60%.
----
Đó, như mình học trên lớp thì mk nghĩ cách này mới là phương án trình bày đúng, bạn tham khảo nhé! ^^
 
Top Bottom