[sinh 12]Bài tập di truyền

A

acsimet_91

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: [THPT chuyên Lê Quý Đôn]

Một phân tử mẢN có tỉ lệ các loại nu như sau: A:U:G:X=1:3:2:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba chứa 2 A là:

A,[TEX]\frac{1}{1000}[/TEX] .. ........ B,[TEX]\frac{27}{1000}[/TEX]

C,[TEX]\frac{3}{64}[/TEX] .. ....... ,,.... D,[TEX]\frac{3}{1000}[/TEX]

Bài 2: [THPT chuyên Lê Quý Đôn]
Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau : 0,4AABb:0,4AaBb:0,2aabb
Người ta tiến hành cho quần thể trên là quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội là:

A,[TEX]\frac{112}{640}[/TEX] .................. B,[TEX]\frac{161}{640}[/TEX]....................C,[TEX]\frac{49}{256}[/TEX] ................... D,[TEX]\frac{7}{640}[/TEX]

Bài 3:[ ĐH sư phạm Hà Nội]
Với 1 locut có 2 alen B, b với KG bb gây chết, KG BB, Bb có giá trị thích nghi ngang nhau. Dự đoán tần số alen sau 10 thế hệ nếu tần số của b tại thế hệ suất phát là 0,1 ?
A, 0,1 C, 0,0
B, 0,05 D, 0,5


 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Bài 1 e tính ra 9/1000 mới tức chứ:((
Bài 3:
tần số của b sau 10 thế hệ:
[tex]b=\frac{q_o}{1+nq_o}=\frac{0,1}{1+0,1*10}=0,05[/tex]
-->B
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

2 bài đầu có trong box r` đó. thôi thì t cứ post lại lời giải nhé
câu 1 (nguyên văn bởi autumns_gust
Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribonucleotit như sau A:U:G:X=1:2:3:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ 3 chứa 2 A là :
(1/10 x 1/10 x 9/10) x 3C2 = 27/1000
1/10 là tỉ lệ A, 9/10 là tỉ lệ của 3 thằng còn lại 3C2 là số hoán vị của 2 A trong 3 nu của bộ ba.
câu 2
Xét Aa (hoặc Bb) sau 3 thế hệ tự thụ, tỉ lệ đồng hợp trội là (1-1/8)/2 = 7/16.

Do tính chất độc lập ta dễ dàng có: 0,4.1.7/16 + 0,4.7/16.7/16 = 161/640
 
M

mars.pipi

cho mình hỏi:
Với 1 locut có 2 alen B, b với KG bb gây chết, KG BB, Bb có giá trị thích nghi ngang nhau. Dự đoán tần số alen sau 10 thế hệ nếu tần số của b tại thế hệ suất phát là 0,1 ?
tương tự câu trên nhưng KG bb chỉ chết với 1 tỉ lệ nào đó chứ ko chết hết thì làm ntn?
cảm ơn! :D
 
L

lananh_vy_vp

Xét quần thể có cấu trúc [tex] p^2 AA+2pqAa+q^2 aa=1[/tex]

Trường hợp aa không chết hết mà có giá trị thích nghi =1-S (S là hệ số chọn lọc) thì sau 1 chu kì chọn lọc lượng biến thiên tần số của alen a được xác định:

[tex] \triangle q = \frac{-Sq^2(1-q)}{1-Sq^2}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

Hỏi rất hay mà câu trả lờp cũng hay :X
Các bạn tiếp giúp mình nhé :D


Câu 1: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Nội dung nào sau đây là ko đúng khi đề cập đến phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn:

A, Phiên mã sẽ tạo mARN trưởng thành tham gia dịch mã.

B,Phiên mã kết thúc ngay sau trình tự mã hóa

C, ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại trình tự nhận biểttên mạch mã gốc mà enzim này bám vào.

D, Phiên mã bắt đầu xảy ra trước trình tự mã hóa trên mạch mã gốc của gen



Câu2: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp

NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là:

A. 2n= 14. B. 2n= 46. C. 2n=10. D. 2n= 8.

(câu này ra 2n=8 hả các bạn? :D . Đoán thế chứ ko hiểu rõ lắm bản chất. Gải chi tiết giúp t nha :D )

câu 3: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST không tương đồng xảy ra ở một tế bào sinh tinh khi giảm phân sẽ cho ra cả giao tử bình thường và giao tử có chuyển đoạn.Tỉ lệ loại

giao tử có chuyển đoạn là

A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 20%.


:
à, tiện thể cho t hỏi luôn:
trong 1 phép lai, Số loại hợp tử với số kiểu tổ hợp có giống nhau ko?
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Câu 1: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Nội dung nào sau đây là ko đúng khi đề cập đến phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn:

A, Phiên mã sẽ tạo mARN trưởng thành tham gia dịch mã.

B,Phiên mã kết thúc ngay sau trình tự mã hóa

C, ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại trình tự nhận biểt trên mạch mã gốc mà enzim này bám vào.

D, Phiên mã bắt đầu xảy ra trước trình tự mã hóa trên mạch mã gốc của gen

Câu2: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp

NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là:

A. 2n= 14. B. 2n= 46. C. 2n=10. D. 2n= 8.


Hem bít đúng k nữa:">
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

câu 3: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST không tương đồng xảy ra ở một tế bào sinh tinh khi giảm phân sẽ cho ra cả giao tử bình thường và giao tử có chuyển đoạn.Tỉ lệ loại

giao tử có chuyển đoạn là

A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 20%.


Câu 4: [THPT chuyên Lê Quý Đôn]
Một gen ở sinh vật nhân thực có 6 đoạn exon, nếu ADN này làm nhiệm vụ phiên mã và trên mARN trưởng thành được tạo ra từ gen này đều có đủ 6 đoạn exon và ko có đột biến xảy ra thì số loại mARN trưởng thành tối đa tạo ra được là :
A,6
B,1
C,24
D,120

Câu 5:rong một quần thể gồm 900 con bướm, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh của một enzim (p) = 0,7 và tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm (q) là 0,3. có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến quần thể có q = 0,8. Tính tần số alen của quần thể mới đó
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

@ lananh: Câu 1 tại sao chọn A? tại sao ý A lại sai? Gải thích giùm với
Theo ý kiến của em thui.
Ở sinh vật nhân chuẩn, gen phiên mã tạo mARN sơ khai qua giải đoạn chế biến mARN mới trở thành mARN trưởng thành.

Câu 4: [THPT chuyên Lê Quý Đôn]
Một gen ở sinh vật nhân thực có 6 đoạn exon, nếu ADN này làm nhiệm vụ phiên mã và trên mARN trưởng thành được tạo ra từ gen này đều có đủ 6 đoạn exon và ko có đột biến xảy ra thì số loại mARN trưởng thành tối đa tạo ra được là :
A,6
B,1
C,24
D,120
6 exon, trừ đi đoạn exon đầu tiên gắn với mũ 7mG và đoạn exon cuối cùng gắn với đuôi polyA không thể hoán đổi vị trí
-->4!=24-->C
 
M

mars.pipi

2 câu ni trc đã nhỉ :D
2)Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp

NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là:

A. 2n= 14. B. 2n= 46. C. 2n=10. D. 2n= 8.

(câu này ra 2n=8 hả các bạn? . Đoán thế chứ ko hiểu rõ lắm bản chất. Gải chi tiết giúp t nha )

câu 3: [THPT THạch Thành 1- Thanh Hóa]

Chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST không tương đồng xảy ra ở một tế bào sinh tinh khi giảm phân sẽ cho ra cả giao tử bình thường và giao tử có chuyển đoạn.Tỉ lệ loại

giao tử có chuyển đoạn là

A. 75%. B. 25%. C. 50%. D. 20%.
câu 2)
còn cơ thể đực giảm phân bình thường cho [tex]2^n[/tex] loại G
cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm cho [tex]2^{n+1}[/tex] loại G
cố tổ hợp [tex]2^n.2^{n+1}=512[/tex] => n=4 hay 2n=8
câu 3)
làm thế này ko biết đúng ko.
chuyển đoạn ko tương hỗ giữa 2 NST ko tương đồng hiểu nôm na là KG AaBb ( a, b: bị chuyển đoạn :D chả biết nói thế nào cho phải)
KG này giảm phân cho 4 G: AB, aB, Ab, ab=> 3 thằng này có chuyển đoạn => 75%

next
+ Tần số alen lặn sau cuộc nhập cư được tính bằng:
Tần số ban đầu của quần thể gốc – (kích thước nhóm nhập cư) x (hiệu số tần số alen giữa quần thể ban đầu và nhóm nhập cư).
q’ = q – m(q – qm).
m là kích thước nhóm nhập cư.
Trong một quần thể gồm 900 con bướm, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh của một enzim (p) = 0,7 và tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm (q) là 0,3. có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến quần thể có q = 0,8. Tính tần số alen của quần thể mới đó
.
Kích thước nhóm nhập cư: m = 90/900 = 0,1.
Tần số alen của quần thể mới: q’ = 0,8 – 0,1(0,8 – 0,3) = 0,75.
p’ = 1 – 0,75 = 0,25.

 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

câu 3)

làm thế này ko biết đúng ko.

chuyển đoạn ko tương hỗ giữa 2 NST ko tương đồng hiểu nôm na là KG AaBb ( a, b: bị chuyển đoạn chả biết nói thế nào cho phải)

KG này giảm phân cho 4 G: AB, aB, Ab, ab=> 3 thằng này có chuyển đoạn => 75%



next

+ Tần số alen lặn sau cuộc nhập cư được tính bằng:

Tần số ban đầu của quần thể gốc – (kích thước nhóm nhập cư) x (hiệu số tần số alen giữa quần thể ban đầu và nhóm nhập cư).

q’ = q – m(q – qm).

m là kích thước nhóm nhập cư.
Kích thước nhóm nhập cư: m = 90/900 = 0,1.

Tần số alen của quần thể mới: q’ = 0,8 – 0,1(0,8 – 0,3) = 0,75.

p’ = 1 – 0,75 = 0,25.
Câu 3: bác nói thế em ko hiểu gì :D
Câu 4: ko hiểu rõ bản chất công thức. Nếu học thuộc để đi thi thì ok :((


Câu 5: [THPT chuyên Lê Quý Đôn]
Xét 1 gen liên kết theo trật tự sau:
.............30...........|.........20
A_____________B__________C

Một cá thể dị hợp 3 cặp gen AbC/aBc được lai với abc/abc, giả sử tần số của các cá thể có trao đổi chéo kép là tích các tần số trao đổi chéo đơn. Tỉ lệ kiểu hình A_B_C_ theo lí thuyết là:
A, 0,06
B, 0,03
C, 0,12
D, 0,07


Câu này mình viết vậy, có vẻ ko ai hiểu gì. Vậy em xin diễn đạt bằng lời cho các bác ngh nhá :D . Cái sơ đồ kia có nghĩa là : khoảng cách giữa gen A và B và 30 cM, khoảng cách giữa gen B và C là 20cM

Các bác giải quyết tiếp giúp em mấy bài nữa :D

Câu 1: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự ko phân táchở cặp NST giới tính trong giảm phân 1. Đời con của học có bao nhiêu % sống sót bị đột biến thể ba (2n+1):
A,75%
B,66,6%
C,33,3%
D,25%

Câu 2: Một gen cấu trúc có 7 đoạn exon mã hóa 5 axit amin. Cho biết chiều dài các đoạn exon và intron bằng nhau. Chiều dài gen cấu trúc là:
A,5253 A*
B,5712A*
C,6220A*
D,5304A*

Câu 3: Ở Hà Nội nhiệt độ trung bình là 23*C. Theo dõi loài sâu khoang cổ thấy tổng nhiệt hữu hiệucủa loài (S) là 585 độ.ngày, ngưỡng phát triển của loài là10*C. Ngày 20/12/2010 thấy xuất hiện sâu non khoang cổ ở Hà Nội, lứa sâu non tiếp theo sẽ xuất hiện ở Hà Nội vào thời gian nào: ( biết 1 tháng = 30 ngày)
A,20/1/2011
B,5/02/2011
C,30/1/2011
D.25/1/2011
( Câu này tính đi tính lại , t thấy chỉ có đáp án B là đáp số tròn và đẹp
[TEX]\frac{585}{23-10}=45 \Rightarrow 5/2/2011[/TEX]
Thực ra t cũng ko hiểu bản chất sao lại làm vậy. Ai giải thích giùm với

Câu 4: Ở ruồi giấm, tổng nhiệt hữu hiệu của loài là 170độ.ngày. Ở 25*C vòng đời của ruồi giấm là 10 ngày đêm, khi nhiệt độ giảm xuống 18*C thì vòng đời của loài là:
A, 19 ngày đêm
B,17 ngày đêm
C,15 ngày đêm
D,13 ngày đêm
 
M

mars.pipi

để tớ nói lại câu 3:
2 cặp NST ko tương đồng kí hiệu là A1A2 và B1B2, nhưng vì có chuyển đoạn giữa A2 vs B2 chẳng hạn
=> A2-->a
B2-->b
=> KG AaBb
đấy là cách tớ tự nói vs mình thôi (bản chất đúng hay sai thì....:">)
Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự ko phân táchở cặp NST giới tính trong giảm phân 1. Đời con của học có bao nhiêu % sống sót bị đột biến thể ba (2n+1):
A,75%
B,66,6%
C,33,3%
D,25%
XX x XY
G: XX,O.....X,Y
F: XXX, XXY, OX, OY (chết
Câu 5: [THPT chuyên Lê Quý Đôn]
Xét 1 gen liên kết theo trật tự sau:
.............30...........|.........20
A_____________B__________C

Một cá thể dị hợp 3 cặp gen AbC/aBc được lai với abc/abc, giả sử tần số của các cá thể có trao đổi chéo kép là tích các tần số trao đổi chéo đơn. Tỉ lệ kiểu hình A_B_C_ theo lí thuyết là:
A, 0,06
B, 0,03
C, 0,12
D, 0,07
tham khảo bài Lan Anh Ở ĐÂY NHÉ.
Một gen cấu trúc có 7 đoạn exon mã hóa 5 axit amin. Cho biết chiều dài các đoạn exon và intron bằng nhau
mỗi đoạn exon mã hoá 5aa phải ko?

 
L

lananh_vy_vp

Câu 4: Ở ruồi giấm, tổng nhiệt hữu hiệu của loài là 170độ.ngày. Ở 25*C vòng đời của ruồi giấm là 10 ngày đêm, khi nhiệt độ giảm xuống 18*C thì vòng đời của loài là:
A, 19 ngày đêm
B,17 ngày đêm
C,15 ngày đêm
D,13 ngày đêm
Ta có T=(x-k)n
T và k không đổi.

[tex] k = x - \frac{T}{n} = 25 - \frac{170}{10} =8[/tex]

Khi nhiệt độ giảm xuống 18 thì vòng đời của loài là:

[tex] n = \frac{T}{x-k} = \frac{170}{18 - 8} = 17 [/tex] (ngày)

-->B
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

mỗi đoạn exon mã hoá 5aa phải ko?


Ừ, đúng là mã hóa 5 a.a đấy. t cũng nghĩ là đề sai nhưng t gặp mấy cái đề thi thử đều có bài này rùi :((
à, nếu 1 gen có 6 exon thì có 5 hay 7 intron?
Kiến thức thâm thúy, toàn công thức hay :x



Câu 1:[ĐH KHTN_khối chuyên sinh]
Nếu 1 quần thể có tần số alen pA=0,3;qa=0,7. Khi kích thước quần thể giảm xuống chỉ còn 50 cá thể thì xác xuất để alen trội biến mất hoàn toàn khỏi quần thể là bao nhiêu?

A,[TEX]0,7^{100}[/TEX].........................................................C,[TEX]0,7^{50}[/TEX]

B,[TEX]0,3^{50}[/TEX]............................................................D,[TEX]1-0,7^{50}[/TEX]

Xác xuất biến mất là cái gì vậy nhỉ? :((

Câu 2:[THPT Bỉm Sơn_Thanh Hóa]
Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau:
1. chiều tổng hợp; 2. các enzim tham gia; 3. thành phần tham gia; 4. số lượng các đơn vị nhân đôi; 5. nguyên tắc nhân đôi; 6. số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.coli về:
A. 1, 3, 4, 6.
B. 1, 2, 4, 6.
C. 2, 4.
D. 3, 5.

Câu 3: :[THPT Bỉm Sơn_Thanh Hóa]
Dạng đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hoá của hệ gen là
A. chuyển đoạn NST.
B. lặp đoạn NST.
C. đảo đoạn NST.
D. mất đoạn NST.

Câu 4: :[THPT Bỉm Sơn_Thanh Hóa]
Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 100%.
B. 75%.
C. 50%.
D. 25%.

Câu 5: :[THPT Bỉm Sơn_Thanh Hóa]
Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì
A. một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
B. tạo nên thể tứ bội.
C. toàn bộ cơ thể mang đột biến lệch bội.
D. tạo nên thể dị đa bội.

 
M

mars.pipi

nếu 1 gen có 6 exon thì có 5 hay 7 intron?
số đoạn intron = số đoạn exon -1

Nếu 1 quần thể có tần số alen pA=0,3;qa=0,7. Khi kích thước quần thể giảm xuống chỉ còn 50 cá thể thì xác xuất để alen trội biến mất hoàn toàn khỏi quần thể là bao nhiêu?
QT hết alen A nghĩa la toàn a thôi.
50 cá thể mà ko có cá thể mang alen A => có 100 alen a
XS 100% chỉ có a( nghĩa là mất hết A đó) là [TEX]0,7^{100}[/TEX]
Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau:
1. chiều tổng hợp; 2. các enzim tham gia; 3. thành phần tham gia; 4. số lượng các đơn vị nhân đôi; 5. nguyên tắc nhân đôi; 6. số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.
Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.coli về:

đoán ko nhầm là 2,4
Dạng đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hoá của hệ gen là
có lẽ là đảo đoạn (vị dụ đảo đoạn ở muỗi hình thành nhiều loài mới)---mà ko, cái này là trong tiến hóa chung, tiến hóa trg tự nhiên.
còn ý nghĩa với tiến hóa của HỆ GEN phải là lặp đoạn (có thể có thêm dung hợp NST)
+Lặp đoạn có vai trò đối với tiến hoá của hệ gen vì nó làm tăng/ giảm mức biểu hiện tính trạng,nó làm tăng vật chất di truyền ,có thể làm thay đổi chức năng gen do tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên)
---vừa đọc trên wikipedia và trên 4r của cta xong. :p

Câu 5: :[THPT Bỉm Sơn_Thanh Hóa]

Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì
A. một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
B. tạo nên thể tứ bội.
C. toàn bộ cơ thể mang đột biến lệch bội.
D. tạo nên thể dị đa bội.
************AAAAAAAAAAA :D
Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ
tính trạng màu mắt do gen trên X ko alen tương ứng trên Y quy định. gen trội quy định mắt đó, gen lặn qđ mắt trắng. viết sơ đồ lai ra và 25%
acsimet cảm ơn nha, cậu hỏi giúp mình cũng ngộ ra nhiều điều đó!
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

Tiếp nhé: Đây là đề của Tĩnh Gia 2- Thanh hóa:

Câu 1:
P có KG: [TEX]\frac{AB}{ab} \frac{DE}{de} [/TEX] x [TEX]\frac{Ab}{ab} \frac{DE}{de}[/TEX] >Nếu xảy ra trao đổi chéo cả 2 giới thì tỉ số KG ở F1 là:
A, 100
B,80
C,70,
D 20

Câu 2: Cho P:35AA : 14Aa : 91aa. Cho các cá thể trong quần thể tự phối qua 3 thế hệ. Tỉ lệ KG AA là:
A, 12,125%
B, 14,25%
C,25%
D, 29,375%

@: thế còn bài
Câu 2: Một gen cấu trúc có 7 đoạn exon mã hóa 5 axit amin. Cho biết chiều dài các đoạn exon và intron bằng nhau. Chiều dài gen cấu trúc là:
A,5253 A*
B,5712A*
C,6220A*
D,5304A*

sai đề hả cậu?
==========================================================
 
M

mars.pipi

câu 1: tớ ra 60 mới chết :|
câu 2: Qt: 0,25AA+0,1Aa+0,65aa=1
sau 3 thế hệ tự phối....
ra r` phải ko

D, 29,375%
:D
còn câu kia t ko làm ra, ko dám khẳng định đề sai hay ko nhưng t đoán là sai.

tiện thể hỏi luôn mấy cái này:
Loài cỏ chăn nuôi Spartina với 120 nhiễm sắc thể ( được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa loài cỏ gốc châu Âu có 50 nhiễm sắc thể với loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có 70 nhiễm sắc thể)
cái này kiến thức trong sách cũ phải ko?

câu này nữa (chắc ko khó nhưng dễ nhầm)
ở cà chua tính trạng quả đổ trội hoàn toàn so với quả vàng. cho 4 cây quả đỏ thụ phấn trong đó có 1 cây dị hợp tử. tỉ lệ KH ở đời con?

 
Last edited by a moderator:
M

mua_lanh_0000

@ Mars.pipi:
Câu 5: :[THPT Bỉm Sơn_Thanh Hóa]

Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì
A. một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
B. tạo nên thể tứ bội.
C. toàn bộ cơ thể mang đột biến lệch bội.
D. tạo nên thể dị đa bội.
Mình nghĩ là C.......................................................
 
M

mars.pipi

Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì
theo mình, trong bộ NSt ấy, chỉ 1, 1 vài cặp xra ĐB. ở tbao` xuất hiện 2 dòng: 1 mang ĐB, 1 bt`=> nguyên phân =>A. một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
 
A

acsimet_91

Câu 1 kia ko hiểu sao t cũng ra 60 :((
Câu 5: Chọ A như Mar.pipi đúng rùi
Mình tiếp nhá.

Câu 1: Khi cho giao phối 1 nòi chuột lông đen lai với một nòi chuột lông trắng thì F1 nhận được toàn chuột lông xám. Cho F1 lai với chuột lông đen thì thu được đời con phân li theo tỉ lệ 3xám : 2 đen : 2 trắng. Nếu cho F1 x F1 thì tỉ lệ ở F2 là:
A, 9 xám: 3 đen : 4 trắng
B,12 xám : 3 đen : 1 trắng
C, 9 xám : 6 đen : 1 trắng
D, 9xám: 4 đen : 3 trắng
(câu này t ko thể xá định được KG của các KH. Vậy nên giải chi tiết hộ tớ nhé

Câu 2:Khi quan sát quá trình tái bản của 1 phân tử ADN người ta thấy có 80 đoạn Okaraki và 100 đoạn mồi, biết rằng kích thước các đơn vị tái bản đều bằng 51000 A*. Môi trường nội bào cung cấp tổng số nu cho phân tử ADN trên tái bản 2 lần là:
A, 900000

B,1200000
C,18000000

D,24000000
 
Top Bottom