[Sinh 11] Ôn tập học kì II

V

volongkhung

Continue...
Bài 15 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 16 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.

Câu15
*Giống nhau:
Đều không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái, đều tạo ra cá thể mới bằng hình thức nguyên phân.
*Khác nhau:
Sinh sản vô tính ở thực vật là sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
Sinh sản vô tính ở động vật là phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
Câu 16

Sinh sản vô tính tạo ra cá thể mới mà không cần thụ tinh
- Tái sinh chỉ tái tạo lại cơ quan, bộ phận bị mất, không tạo được cơ thể mới. Ví dụ: hiện tượng thằn lằn mọc đuôi mới hoặc con sao biển tái sinh các cánh mới khi bị đứt
 
C

canhcutndk16a.

:x Tiếp tục nhé;)
Bài 17 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 18 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 19 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài 20 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 21 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất? Giải thích ;;)
 
V

volongkhung

:x Tiếp tục nhé;)
Bài 17 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 20 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
;;)

Câu 17:
Loài bò sát và loài gậm nhấm có những cách phát triển khá lạ, như chuột và thỏ thì phải gậm nhấm liên tục nếu không thì răng sẽ mọc nhọn thêm hoài và đâm vào miệng của chúng; còn thằn lằn thì đuôi mới sẽ mọc thay đuôi cũ nếu bị đứt, đuôi thằn lằn là một thứ vũ khí tự vệ, nó sẽ rụng khi bị ai đó nắm lấy, đuôi đứt để thằn lằn thoát thân, đuôi mới sẽ mọc lại sau một thời gian ngắn nhưng nhỏ hơn, ngắn hơn; và loài tắc kè thì tự đổi màu khi thay đổi môi trường từ lá cây sang cành cây hay mặt đất; .. ... vẫn còn một số loài côn trùng cả trên cạn lẫn dưới nước có những thay đổi phù hợp với môi trường sống vừa để tự vệ, vừa để sinh tồn và săn bắt..

Như vậy, đó không phải là sinh sản vô tính..

Câu 20:
  • Nhân bản vô tính là chuyển nhân của 1 tế bào xoma vào 1 tế bào trứng đã lấy nhân, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi -> phát triển thành cá thể mới.
  • Tạo ra các cá thể mới có đặc điểm sinh học giống cá thể ban đầu dùng thay thế các cá thể ban đầu, dùng để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người
 
L

linh030294

Bài 18 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
(*) Trả lời : Trinh sinh là hình thức sinh sản , trong đó , tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội .
=> Vì vậy trinh sinh có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính :)

Bài 19 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
(*) Trả lời : Dạng dị ghép khó thành công vì là dạng lấy mô từ cá thể này được ghép cho một cá thể khác không tương đồng về mặt di truyền , các gen và tế bào ----> Dạng dị ghép khó thành công :)
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Bài 21 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất? Giải thích

=> Hình thức đẻ con được nuôi dưỡng là tiến hóa nhất;))
Vì....tương lai sẽ là câu trả lời

P/S: Sai cũng đừng oánh chị nha:x
 
L

linh030294

(*) Thêm vài câu :
Câu 22 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Câu 23: So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Câu 24 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Câu 25: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Câu 26 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Câu 27 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 28 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?


Các mem tiếp tục ủng hộ nhé :)
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

(*) Thêm vài câu :
Câu 22 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?

Các mem tiếp tục ủng hộ nhé :)
- ở đẻ trưng, thì trứng 0 đc bảo vệ trong cơ thể mẹ, khả năng nở 0 cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường hiệu quả thụ tinh thấp
-ở đẻ con, con đc hình thành và bảo vệ trong cơ thể mẹ đc sống bằng sữa mẹ nên khả năng sống sót cao hơn , hiệu quả sinh sản cao hơn, vì vậy tiến hoá hơn
Câu 26 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Vì đây là độ tuổi vị thành niên cơ thể đang ở giai đoạn phát triển hoàn thiện cấu tạo và chức năng của các cơ quan vì vậy sự can thiệp hoocmon sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ quan.Còn dùng biện pháp triệt sản thì việc nối ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng nếu muốn để trở lại như ban đầu khó khăn và rất khó có con.


 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

(*) Thêm vài câu :
Câu 22 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Câu 23: So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Câu 24 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Câu 25: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Câu 26 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Câu 27 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 28 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?

Các mem tiếp tục ủng hộ nhé :)
Câu 23 :- Giống nhau: là quá trình sinh sản trong đó có sự kết hợp giữa giao tử đực đơn bội (tinh trùng) và giao tử cái đơn bội (tế bào trứng) để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cơ thể mới mang thông tin di truyền của cả bố và mẹ.
- Khác nhau: ở quá trình tạo giao tử, thụ tinh và phát triển của hợp tử


Câu 25 :có 4 hình thức sinh sản vô tính chính:
- Phân đôi.
- Nảy chồi.
- Phân mảnh.
- Trinh sản.

* Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính
Tổ hợp vật chất di truyền
Sự tự nhân đôi của NST
Phân bào nguyên nhiễm.
Phân bào giảm nhiễm.






 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Bài 28: Vì các tế bào của cơ thể đã bị biệt hoá và có tính chuyên hoá cao.
 
Last edited by a moderator:
A

azuredragonzx

Bài 28: Vì các tế bào của cơ thể đã bị biệt hoá và có tính chuyên hoá cao.

Đâu có ngay ở ty thể và lạp thể trong tế bào cũng phân đôi bt mà :D

Thực tế thì phân đôi với nguyên phân cũng khá là giống nhau, nhưng lý do mà tế bào nhân thực ko có phân đôi là do tb nhân thực có nhân hoàn chỉnh và NST có tâm động :D
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Đâu có ngay ở ty thể và lạp thể trong tế bào cũng phân đôi bt mà :D

Thực tế thì phân đôi với nguyên phân cũng khá là giống nhau, nhưng lý do mà tế bào nhân thực ko có phân đôi là do tb nhân thực có nhân hoàn chỉnh và NST có tâm động :D
khoan, cho chen nganh 1 tí ( quen thói ở shvn :D)Schizosaccharomyces là sv nhân chuẩn sao lại có hình thức sinh sản vô tính là nhân đôi nhỉ, đã thế lại còn hình thành thoi vô sắc nữa chứ :-/
 
A

azuredragonzx

Phân đôi xảy ra ở rất nhiều loài Protozoa, chứ ko chỉ có em kia thôi đâu :D
 
A

azuredragonzx

e hèm, mi sn 95 đúng ko, còn ta 94 đó, cậu gì mà cậu =)) Quá trình tiến hóa nó tạo ra những cái gì mình giải thích sao nổi, chỉ biết là con này nó sinh sản bằng cách nào thôi :D
 
C

canhcutndk16a.

e hèm, mi sn 95 đúng ko, còn ta 94 đó, cậu gì mà cậu =)) Quá trình tiến hóa nó tạo ra những cái gì mình giải thích sao nổi, chỉ biết là con này nó sinh sản bằng cách nào thôi :D
Thế thì cách giải thích của bác ở bài 28 rõ ràng là ko tối ưu , vì cái "con" Schizosaccharomyces này ( một vd của Protozoa) nó cũng có nhân hoàn chỉnh và NST cũng có tâm dộng đấy nhé /:)
 
A

azuredragonzx

ờ có vẻ khó ha :)) chưa thấy trên mạng có tài liệu về món này. Wiki thì cũng chỉ nói sơ sơ, chả rõ :|
 
L

lananh_vy_vp

ko hỉu 2 người ni cãi nhau cái gì:|mà tranh luận cũng chả đúng chủ đề câu hỏi:|, đề cho rõ ràng là động vật bậc cao.
canhcutndk16a. said:
khoan, cho chen nganh 1 tí ( quen thói ở shvn )Schizosaccharomyces là sv nhân chuẩn sao lại có hình thức sinh sản vô tính là nhân đôi nhỉ, đã thế lại còn hình thành thoi vô sắc nữa chứ
phân đôi này dựa trên cơ sở là nguyên phân mà
azuredragonzx said:
Thực tế thì phân đôi với nguyên phân cũng khá là giống nhau, nhưng lý do mà tế bào nhân thực ko có phân đôi là do tb nhân thực có nhân hoàn chỉnh và NST có tâm động
nhiều lúc phân đôi cũng được hiểu là nguyên phân chỉ có điều hình thức sinh sản này tạo ra 2 tế bào con có kích thước giống nhau thui.
 
A

azuredragonzx

Phân đôi khác rõ ràng so với nguyên phân cũng như nảy chồi mà. Với lại 2 tế bào con tạo ra đâu có giống nhau, chỉ giống ADN thôi :D
 
Top Bottom