Sinh [Sinh 11] Game về động vật

Status
Không mở trả lời sau này.
B

boy_100

Chim Hồng Tước là loại chim có bộ lông màu sặc sỡ, ai nhìn cũng thích. Loại chim này tuy đã đươc nhiều quốc gia trên thế giới bắt về thuần hóa từ lâu nhưng ở nước ta thì nó mới được nuôi chừng mười năm trở lại đây.

Xuất xứ: Hồng Tước là giống chim ở đảo Jamaique (Trung Mỹ), sau đó mới được phân tán đi các nơi. Tại nước ta, Hồng Tước sống nhiều ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn…đổ dần vào các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Từ Bình Tuy trở ra Phan Thiết cũng có nhiều chim này sinh sống.

Hồng Tước thích sống trong rừng rậm, nơi có nhiều cây cao bóng cả. Chúng chọn từng trên của rừng mà sống chứ không sống ở tầng thấp như các loại chim khác. Mùa hè là mùa sinh sản của Hồng Tước, chúng chỉ làm ổ ở chót vót tận ngoài các cành cây nên bắt được chim con là một điều vô cùng khó khăn. Mà việc bắt chim lớn cũng không phải dễ! Người đi bẫy chim Hồng Tước, dù được nhiều hay ít cũng phải về trong ngày để tránh việc chim bổi cắn nhau chết khi được rộng tạm trong lồng. Có lẽ chính vì thế mà bao giờ số cung cũng ít hơn số cầu.

Hình dáng: Chim Hồng Tước có thân hình nhích hơn con Thanh Tước một chút, nhưng đuôi dài hơn. Chim Hồng Tước có hai sắc lông trên mình là màu đen và màu đỏ, được tô điểm như sau:

- Trọn phần đầu, cổ, lưng và phần dán cánh màu đen nhánh, đường nét sắc sảp rõ rệt, không lem nhem.

- Trọn phần bụng, hai bên hông, một phần trên của cánh và trên đuôi có màu đỏ rực.

Màu sắc được phối trí hài hòa đó đã tạo cho con Hồng Tước có một vẻ đẹp sang của một ông Hoàng bà Chúa. Đó là nói về chim trống.

Chim Hồng Tước mái có đến ba sắc lông trên mình, được tô điểm như sau:
- Trán và hai bên má màu vàng đậm, bụng màu vàng tươi.
- Đỉnh đầu, khoang cổ, lưng và phần màu dán cánh màu xám.
- Màu đen điểm xuyết ở phần đuôi và phần cánh.

Cách nuôi chim bổi: Hồng Tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng nên sống cách biệt với loài người, do đó chúng rất nhát. Nuôi Hồng Tước bổi ta phải phủ áo lồng cẩn thận và để nơi thật im lặng trong thời gian đầu. Chừng nào thấy chim hơi dạn dĩ mới dần hé áo lồng ra. Nhưng khi đã dạn người rồi thì nó tỏ ra thuần hậu hơn các loại chim khác, còn hơn cả Chích Chòe nữa.

Khi chim thật thuần nó mới chịu hót. Vì vậy, có nhiều người nuôi Hồng Tước một thời gian sinh ra nản chí vì thấy chim chỉ có kêu chứ không hót. Hồng Tước cũng siêng hót như Thanh Tước, khi hót chim há miệng ra chứ không chép mỏ, phát âm ra từ trong họng ra nên tiếng mới rền xa.

Thức ăn: Trong đời sống tự nhiên, Hồng Tước ăn côn trùng, sâu bọ. Chúng bay xớt mồi ngoài khoảng không như loài dơi. Lúc đói cũng mò mẫm ra ngoài bìa rừng nhưng cũng sống trên những cây thật cao.

Bước đầu nuôi chim bổi ta tập cho chim ăn trứng kiến, cào cào. Vài ngày sau, ta tập chim ăn dần bột đậu phộng trộn với trứng kiến. Lúc nào thấy chim ăn được bột rồi ta cho chim một cóng bột riêng và bớt phần trứng kiến lại. Điều xin lưu ý với quí vị là Hồng Tước ăn trứng kiến thì mau sung, siêng hót hơn là cho ăn cào cào.

Lồng chim và cách chăm sóc: Hồng Tước thân hình nhỏ như Thanh Tước nên ta chỉ cần nhốt trong lồng trung, cỡ 54 nan là vừa. Đây là loại chim vừa nuôi hót vừa để làm cảnh nên nếu có một cái lồng đẹp cho chim thì mới tương xứng.

Cũng như Thanh Tước, nuôi Hồng Tước rất nhẹ công chăm sóc.

h1a.jpg
 
T

thongoc_97977

Bọ dừa

Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro): Bọ dừa hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp các tỉnh phía nam.

a. Mô tả: Bọ cánh cứng trải qua 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng. Bọ có kích thước từ 9-10mm, ngang 2-2,25mm, râu dài 2,75mm, có tập tính hoạt động về đêm. Vòng đời của bọ cánh cứng từ 130-135 ngày. Con cái bắt đầu đẻ trứng khi được 2 tuần tuổi và nó có thể đẻ đến 120 trứng trong suốt vòng đời. Giai đoạn gây hại của bọ cánh cứng là giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Thành trùng gây hại nặng hơn ấu trùng.

tiếp:

h7a-au-trung-duong.jpg
 
V

vitconxauxi_vodoi

Ấu trùng Đuông
Một vài thông tin :D
Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loại bọ cánh cứng, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên trong ngọn) của cây chà là dại, dừa, cau, cây đủng đỉnh, nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, được sử dụng để làm nhiều món đặc sản trong ẩm thực Việt Nam vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Đuông là ấu trùng của loại bọ cánh cứng như con kiến dương, bọ rầy, chuyên đục phá trên các cổ hũ non mềm ở ngọn cây chà là, cau, dừa, đủng đỉnh, tuy mỗi loại cây sẽ được các giống bọ cánh cứng khác nhau ưa chuộng. Đến mùa sinh sản, bọ cánh cứng đục lỗ trên ngọn cây và đẻ trứng vào. Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hóa thành đuông có hình dạng giống con sâu béo mập. Đuông trưởng thành, tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3 cm đến 5 cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa) và vào thời kỳ này, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn. Người ta chỉ tìm được đuông khi thấy chòm lá trên ngọn cây chà là, dừa, cau bị héo và đổ gục xuống. Dù hầu như không thể nhìn ngọn tàu lá rũ xuống để xác định tuổi và độ lớn của đuông, người ta thường bắt bằng cách leo lên chặt cả ngọn cây, do cây bị đuông ăn thì cũng không thể sống tiếp được, hốt trọn ổ đuông mang về nhà (với đuông dừa), hoặc thu hoạch ngọn cây với đuông ở trong, phần thân của ngọn cây vẫn tiếp tục sống để nuôi đuông (với đuông chà là)
Thường đuông chà là chỉ có một con tại một cổ hũ cây, trong khi đuông dừa có thể có hàng trăm con trong một cổ hũ

Tiếp nhé ;)
18908_chuon-chuon161_3813.jpg
 
T

thienlong233

nhìn cái đầu chắc chỉ có con baba :D
Con ba ba sống ở nước ngọt, trong các hồ, ao, sông ngòi, đầm... có bốn chân, không có đuôi. Đầu ba ba có những vẩy nhỏ, miệng có nhiều răng cắn rất đau. Mai ba ba là phần cứng che cả trên lưng và dưới bụng con vật, cấu tạo bằng chất sừng bóng có da phủ phía ngoài, chung quanh có rìa vểnh ra như rìa mũ. Thịt ba ba là một thức ăn quí, có giá trị dinh dưỡng cao được nhân dân ta rất ưa chuộng
 
L

lamnun_98

Uk.Mình cũng nghĩ là ba ba

Họ Ba ba là tên gọi trong tiếng Việt của một họ bò sát thuộc phân lớp Không cung bộ Rùa. Thân có thể dài đến 1 m, mỗi chân có 3 móng. Phiến giáp bụng hở, không liền với mai lưng. Vỏ phủ một lượt da mềm, hô hấp phụ bằng da hỗ trợ cho phổi. Gồm 7 chi, 22-25 loài. Trong các phân loại khoa học cũ hơn, người ta xếp họ này vào phân lớp hay siêu bộ Chelonia.
Phân bố

Phân bố ở các vùng nước ngọt Đông Nam Á, châu Đại Dương, châu Phi, Bắc MỹĐông Ấn, nhưng một số loài có khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường nước lợ.


Đặc điểm

Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường thời tiết như: nhiệt độ, chất lượng thức ăn... nhiệt độ xuống thấp dưới 10 (°C), sức ăn giảm, sinh trưởng chậm, cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực. Ba ba bơi lội nhanh, lặn rất lâu nhờ các cơ quan hô hấp phụ trong họng cho phép trao đổi khí ngay trong nước. Cổ có thể vươn dài ra hoặc thụt sâu vào trong mai. Chuyên ăn động vật. Đẻ trứng vào đất cát ở mép nước. Thịt Ba ba ngon, được coi là món ăn đặc sản dân tộc. Đã được nuôi để lấy thịt.
Ba ba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong, thời gian thụ tinh có thể tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái. Mùa sinh sản chính: cuối mùa xuân đầu mùa thu, mỗi lứa đẻ 10 - 15 trứng
Ba ba thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao, chúng phàm ăn nhưng chậm lớn, hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát khi nghe tiếng động lớn nhất là sấm sét, Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau.
Một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh.

 
L

lamnun_98

Con "kì nhông" phải không vậy??

Kỳ nhông hay cự đà là một chi gồm các loài thằn lằn sống ở các khu vực nhiệt đới TrungNam Mỹ và khu vực Caribbe, được nhà tự nhiên học người Áo Josephus Nicolaus Laurenti mô tả lần đầu trong quyển sách của ông Specimen Medicum, Exhibens Synopsin Reptilium Emendatam cum Experimentis circa Venena năm 1768. Chi này có hai loài: kỳ nhông xanhkỳ nhông Tiểu Antilles. Từ "iguana" trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha, lấy từ tên gọi của người Taino cho các loài này "Iwana"
;);):D
 
N

nhoxken_cucumber

Ếch phi tiêu
Loài ếch này có màu sắc rực rỡ nhất trên Trái đất. Chính màu sắc ấy cảnh báo những kẻ săn mồi rằng sẽ nguy hiểm nếu đụng đến nó. Ếch phi tiêu chứa một loại chất độc rất mạnh, chỉ chạm vào nó là đủ mất mạng. Các nhà khoa học liệt chúng vào nhóm ếch độc, và gọi nó là ếch phi tiêu vì nó giống như những mũi tiêu tẩm nhựa độc để phi của người da đỏ.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Bò xám (Bos sauveli) còn gọi là bò Kouprey là động vật hoang dã thuộc họ Bovidae cư ngụ chủ yếu trong các vùng rừng núi thuộc miền bắc Cam pu chia, nam Lào, đông Thái Lan và tây Việt Nam. Chúng được phát hiện năm 1937.

Bò xám đực có thể dài tới 2 m và nặng từ 680 tới 900 kg (1.500 - 2.000 lb). Chúng có thân dài nhưng dẹt, chân dài và có bướu trên lưng. Bò xám có lông màu xám, nâu đen hay đen. Cặp sừng của bò xám cái có hình dạng như chiếc đàn lia, cong về phía trên giống như sừng linh dương. Cặp sừng của con đực vòng hình cung rộng hơn và cong lên và chĩa về phía trước. Sừng bò đực dài gấp đôi sừn bò cái và thường bị tước xòe ở mũi sừng trông như cặp đũa bông. Cả hai giới đều có lỗ mũi hình chữ V và đuôi dài. Bò xám có hai ngón chân móng guốc ở phần trung tâm của phần móng guốc. Ngón chân trỏ và ngón út là móng guốc nhỏ hơn, gần với xương mắt cá chân. Bò xám đực có yếm dài tới 40 cm (16 inch). Trong điều kiện tự nhiên chúng có thể sống tới 20 năm.Thức ăn bò xám chủ yếu là cỏ thay vì lá cây hay đọt cành. Vì vậy chúng hay tụ tập ở những thửa rừng thoáng.

Bò xám cái mang thai từ 8 đến 9 tháng, thời gian động đực và giao phối của chúng là vào khoảng tháng 4 hàng năm. Bê con và bò mẹ thông thường sống tách khỏi đàn cỡ 1 tháng ngay sau khi sinh.

~>Tiếp nhé ;)

T_temminckii.jpg
 
S

sj_oppa

Gà lôi tía (tên khoa học: Tragopan temminckii) là loài gà lôi cỡ trung, chiều dài thân khoảng 64cm, thuộc chi Tragopan. họ: Trĩ Phasianidae, bộ: Gà Galliformes

Mô tả:
Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi nhìn chung giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô thiển hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh la
Sinh học:
Thức ăn chủ yếu lá chồi lá cây, hạt và côn trùng. Chim nuôi đẻ vào tháng 4. ấp 28 ngày. Trứng có kích thước trung bình (54 x 40mm).
Nơi sống và sinh thái:
Sống định cư ở rừng sâu, nơi có cây cối rậm rạp, trên độ cao từ 1500m trở lên. kiếm ăn và làm tổ trên cây.
Phân bố:
Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 - 3000m).
Thế giới: Không có
Giá trị:
Loài chim đặc hữu quý hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ
 
S

sj_oppa

Cò nhạn hay Cò ốc (tên khoa học: Anastomus oscitans) là một loài chim thuộc Họ Hạc. Cò nhạn thường sống ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Miến Điện, Nepal, Thái Lan và miền nam Đông Dương). Tại Việt Nam, loài cò nhạn chỉ xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh với số lượng không nhiều. Cò nhạn thường gặp ở Cà Mau (Cái Nước, Đầm Dơi và rừng tràm U Minh). Cò nhạn có trọng lượng 1-1,2 kg. Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bải bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.

MÔ TẢ :

ò nhạn chủ yếu có màu trắng với đôi cánh màu đen bóng và đuôi có ánh lục hay tía và những con trưởng thành có mỏ với một khoảng hở hẹp hình thành bởi hàm dưới uốn ngược và hàm trên hình vòng cung. Bộ lông chim trưởng thành thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, chim trưởng thành có lông cánh sơ cấp, thứ cấp lông vai dài nhất cánh con, lông bao cánh sơ cấp, thứ cấp và lông đuôi đen có ánh lục hay hồng. Phần còn lại của bộ lông màu trắng. Còn vào mùa đông, cánh lông trắng ở mặt lưng chuyển thành xám nhạt ở chim non đầu, cổ trức ngực nâu xám nhạt. Vai nâu đen nhạt, các lông đều viền xám hung nhạt. Mỏ xám sừng hơi lục, dưới mỏ phớt hung. Mỏ trên và dưới khép không kín (mỏ hở). Chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.

SINH SẢN :

Mùa sinh sản là sau những cơn mưa, từ tháng Bảy đến tháng Chín ở miền bắc Ấn Độ và tháng Mười Một đến tháng Ba ở miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Chúng có thể bỏ qua sinh sản trong những năm hạn hán. Cò nhạn sinh sản thành bầy, xây dựng một tổ gồm những que thường trên cây ngập một nửa (thường là loài Barringtonia, Avicennia và cây keo)), chúng thường đẻ 2-4 trứng. Các cây làm tổ được chia sẻ với diệc trắng, chim cốc và chim cổ rắn. Các bầy làm tổ đôi khi trong các khu vực rất ồn ào chẳng hạn như bên trong làng quê[2]. Tổ gần nhau dẫn đến xô đẩy đáng kể giữa các láng giềng. Cả chim bố lẫn chim mẹ thay phiên nhau ấp trứng, trứng nở sau khoảng 25 ngày. Con trống đôi khi có thể có tình trạng đa thê, thông thường với hai con cái có thể đẻ trứng cùng một tổ.
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

~Cu ly nhỏ
Một số thông tin:lông mềm mại màu hung nâu, xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Mùa sinh sản vào tháng 10 – 12
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom